2 vợ chồng mắc ung thư giai đoạn cuối vì “nghiện” hạt dưa
Dấu hiệu của loại ung thư này có thể bao gồm máu trong phân, giảm cân, có sự thay đổi trong nhu động ruột và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Mắc ung thư vì món ăn vặt khoái khẩu
Ông Zhang (67 tuổi) và vợ của mình là bà Wang (65 tuổi), sống ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, thường ở nhà xem TV sau khi nghỉ hưu.
Đầu tháng 9 năm nay, hai cụ phát hiện trong phân có máu nên cùng nhau đến bệnh viện gần nhà để thăm khám. Sau khi nội soi, các bác sĩ chẩn đoán đôi vợ chồng lớn tuổi này cùng mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối.
Sau khi loại trừ một loạt các yếu tố gây ung thư, BS He Weihua, người trực tiếp thăm khám cho vợ chồng ông Zhang, tin rằng căn bệnh ung thư có liên quan đến thói quen ăn uống không tốt thường ngày của họ.
BS He Weihua cho biết: “khi xem TV, hai vợ chồng có thói quen ăn hạt dưa tẩm gia vị bán sẵn. Trong các loại hạt dưa này thường có nhiều muối, chất tạo ngọt saccharin và đáng chú ý là phụ gia thực phẩm safrole. Nếu ăn với lượng vừa phải thì chúng vô hại. Tuy nhiên, ông Zhang và bà Wang lại ăn quá nhiều, khiến chất độc bị tích tụ dần và dẫn đến ung thư”.
Cũng theo chuyên gia này, không loại trừ khả năng hai vợ chồng cũng đã mua phải loại hạt dưa kém chất lượng và bị ẩm mốc. Thực phẩm bị mốc sẽ có chứa độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.
Safrole là một chất lỏng dạng dầu không màu hay có màu vàng nhạt. Thông thường nó được chiết ra từ thực vật trong dạng tinh dầu xá xị, hoặc được tổng hợp từ các hợp chất methylenedioxy liên quan khác.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố các nghiên cứu chỉ ra rằng, safrole là nguyên nhân gây ung thư gan ở chuột. Kết quả cho thấy, thêm 0,04% đến 1% safrole trong thức ăn của chuột, có thể khiến chuột bị ung thư gan trong vòng 150 ngày đến hai năm. Hiện nay ở Hoa Kỳ, safrole không còn được phép dùng làm phụ gia thực phẩm. Safrole cũng được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 2B trong bảng các chất có thể gây ung thư
Duy trì lối sống lành mạnh để phòng ung thư đại trực tràng
Video đang HOT
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, chúng ta nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Theo các bác sĩ, người trẻ tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng việc điều chỉnh lối sống.
Giữ trọng lượng chuẩn bằng cách tăng cường vận động; tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
Bạn nên tránh xa và hạn chế tối đa các chất kích thích gây hại như rượu bia, thuốc lá…
Tìm hiểu về bệnh sử của gia đình, chẳng hạn như trong gia đình có người từng bị chẩn đoán ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư vú, buồng trứng; hoặc tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch.
Bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nếu có, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về độ tuổi bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thường như thấy máu trong phân, hoặc sự thay đổi về hình dạng, màu sắc bất thường của phân, thay đổi thói quen đại tiện… bạn cần đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu ung thư đại trực tràng.
8 dấu hiệu cho thấy nguy cơ ung thư rất cao
Mặc dù ung thư rất đáng sợ, nhưng điều quan trọng là phải phát hiện sớm căn bệnh này để tăng cơ hội sống và ngăn chặn sự phát triển hoặc lan rộng của bệnh.
Tìm hiểu một số dấu hiệu của ung thư là một cách để chủ động phát hiện sớm căn bệnh này.
1. Khối u và sưng hạch
Khi cơ thể đang chống chọi với cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh khác, các hạch ở cổ và nách có thể sưng lên. Đây là điều hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, tình trạng sưng hạch sẽ biến mất sau vài tuần, còn nếu chúng vẫn sưng hoặc phát triển thành khối u, đó là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.
Lời khuyên: Theo TS Adrian Bloor từ The Christie Private Care, "Nếu bạn phát hiện ra một khối u hoặc chỗ sưng mới không hết sau một vài ngày, thì lời khuyên là nên đi khám để có thể đánh giá kỹ lưỡng. Đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư máu. "Các hạch bạch huyết bị sưng có thể không là gì, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư hạch, bệnh bạch cầu hoặc u tủy".
2. Máu trong phân
Nhìn thấy máu trong phân có thể đáng sợ và rất cần lưu ý nếu thấy bất kỳ màu đỏ nào khi đi vệ sinh. Máu trong phân có thể do một số bệnh, một số trong đó không nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng.
Lời khuyên: Theo TS Mache Seibel, "Tất nhiên bạn có thể có máu trong phân, ví dụ do rò hoặc vết nứt ở các mô xung quanh trực tràng, do bệnh trĩ hoặc viêm loét đại tràng hoặc nhiều bệnh khác. Máu chỉ là một dấu hiệu cảnh báo; nó không phải chắc chắn là ung thư". Tuy nhiên, Johns Hopkins Medicine xác nhận rằng máu đỏ tươi rõ ràng trong phân hoặc đi tiêu sẫm màu hơn cho thấy cần nghĩ đến khả năng ung thư đại tràng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy có máu trong phân để loại trừ ung thư đại tràng.
3. Khàn giọng không khỏi
Nếu bạn đã uống quá nhiều vào đêm hôm trước, đi tàu lượn siêu tốc hoặc xem ban nhạc yêu thích, thì khàn giọng là điều có thể giải thích được. Cảm lạnh hoặc một số bệnh khác sau khi khỏi cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng khàn giọng trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu giọng nói của bạn trở nên khàn khàn không thể giải thích được và tình trạng khàn giọng này kéo dài trong vài tuần thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
Lời khuyên: Theo BS Dale Ekbom từ Mayo Clinic, "Khi khàn giọng kéo dài hơn hai tuần, danh sách các nguyên nhân tiềm ẩn sẽ dài hơn nhiều." Ông đề cập đến ung thư thanh quản như một lý do có thể gây khàn giọng lâu dài và nói rằng khi "phát hiện sớm, ung thư thanh quản thường có thể được điều trị thành công bằng phẫu thuật hoặc xạ trị". Khàn giọng có thể liên quan đến đau ốm dài ngày hoặc dây thanh âm bị kích thích đơn thuần, nhưng tốt nhất bạn nên đi kiểm tra nếu tình trạng này kéo dài.
4. Hoàng đản
Hoàng đản là tình trạng da và mắt bị vàng, có thể gây ngứa và kích ứng hoặc có thể không cảm thấy gì. Da chuyển sang màu vàng khi ống mật bị tắc nghẽn do khối u và một sắc tố màu vàng gọi là bilirubin tích tụ trong hệ thống. Hoàng đản có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Lời khuyên: Tuy nhiên, nguyên nhân gây hoàng đản là vấn đề cần lưu tâm. Theo một nghiên cứu được TS Peter Saul xem xét, "Khoảng một nửa số bệnh nhân được chẩn đoán có khối u đầu tụy và nhiều người trong số này sẽ có biểu hiện hoàng đản." Nếu thấy da có màu hơi vàng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để đảm bảo không bị ung thư tuyến tụy.
5. Khối u da phát triển trên đầu hoặc cổ
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), mỗi năm có khoảng 2 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy, một dạng ung thư da phổ biến. Phát hiện sớm loại ung thư da này là rất quan trọng để ngăn chặn nó di căn. Tin tốt là loại ung thư da này phát triển chậm nhưng tin xấu là nó rất dễ bị nhầm với mụn hoặc sẹo.
Lời khuyên: AAD cảnh báo rằng ung thư biểu mô tế bào đáy "thường phát triển trên đầu hoặc cổ và trông giống như một nốt mụn tròn, nhô cao và sáng bóng." Nếu bạn thấy bất kỳ sự phát triển hoặc kích ứng bất thường nào trên da giống như thế, hãy đặt lịch khám bác sĩ da liễu. Mặc dù nốt mụn này có thể không là gì, nhưng nó có thể chỉ ra ung thư biểu mô tế bào đáy và nếu phát hiện sớm có thể loại bỏ bằng thủ thuật đơn giản.
6. Cơn co giật
Co giật rất nghiêm trọng và đáng sợ và nếu gặp phải, cần được khám cấp cứu và tham khảo ý kiến của bác sĩ về nguyên nhân. Trong một số trường hợp, co giật có thể là hệ quả của khối u não, có thể là ung thư.
Lời khuyên: Theo BS Jessica W. Templer từ Trung tâm điều trị động kinh toàn diện Tây Bắc, "Bệnh nhân có thể không biết rằng co giật là hậu quả của khối u não. Các cơn động kinh do khối u não rất phức tạp và khác nhau đối với mỗi bệnh nhân về loại và vị trí của khối u." Cơn co giật có thể là dấu hiệu của mức đường huyết bất thường hoặc một khối u lành tính, nhưng tốt nhất bạn nên tìm cách điều trị ngay để tìm hiểu xem liệu ung thư não có phải là nguyên nhân gây ra cơn co giật hay không.
7. Một cục cứng và đơn độc ở vú
Theo Tổ chức Ung thư Vú Quốc gia của Mỹ, cứ 8 phụ nữ ở nước này thì có 1 người bị ung thư vú vào một thời điểm nào đó trong đời. Phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn chặn sự di căn của ung thư vú. Các u cục ở vú là dấu hiệu cho thấy ung thư có thể đang phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Trung tâm Chăm sóc Vú Carol M. Baldwin thuộc Trung tâm Ung thư Stony Brook nói rằng, "Hầu hết các khối u ở vú - 80% trong số đó được sinh thiết - là lành tính (không phải ung thư)."
Lời khuyên: Mặc dù hầu hết các u cục không phải là ung thư, nhưng điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những cục cứng đơn độc trên vú. Các chuyên gia y tế này cảnh báo rằng "hầu hết các khối u ác tính đầu tiên xuất hiện dưới dạng cục cứng đơn độc hoặc dày lên, thường không đau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy." Nếu bạn thấy bất kỳ nốt sưng, dày lên hoặc bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đi chụp X quang vú ngay lập tức.
8. Mảng trắng hoặc xám trong miệng
Bạn có thể thấy các mảng trắng trong miệng do bị kích ứng từ thức ăn, mắc cài, răng giả hoặc cặn bám. Tuy nhiên, nếu các vùng dày lên trong miệng có màu trắng hoặc xám và không thể cạo đi, đó có thể là bạch sản, một tổn thương tiền ung thư.
Lời khuyên: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 657.000 ca ung thư miệng mới phát triển trên thế giới mỗi năm. Nếu bạn hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu hoặc có lối sống không lành mạnh, bạn có nhiều khả năng phát triển một dạng ung thư miệng. Bạch sản có thể điều trị được và không dẫn đến ung thư miệng nhưng chỉ khi nó được phát hiện sớm.
Nếu sắp bị ung thư, cơ thể sẽ cùng lúc xuất hiện 5 dấu hiệu này, khám ngay kẻo muộn Ung thư nếu được phát hiện sớm khả năng chữa trị khỏi sẽ rất cao. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo sớm rất có thể bạn đang mắc ung thư. Ung thư không nguy hiểm, nó chỉ trở nên nguy hiểm khi được phát hiện quá muộn. Khi ấy việc điều trị ung thư sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hàng...