2 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được phân phối trên toàn thế giới
Hãng thông tấn AFP (Pháp) ngày 3/6 đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 được phân phối.
Trên toàn thế giới đã có 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 được phân phối. Ảnh: AFP
Dữ liệu này được đưa ra chỉ 6 tháng sau khi chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên được khởi động.
Dựa trên dữ liệu tính đến ngày 3/6 của AFP, có hơn 2,1 tỷ liều vaccine đã được phân phối tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Israel đang đứng ở vị trí tiên phong với 6/10 công dân đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Sau đó là Canada (59% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều), kế tiếp đó là Anh (58,3%), Chile (56,6%) và Mỹ (51%).
60% các liều vaccine được phân phối tại 3 quốc gia đông dân nhất là Trung Quốc (704,8 triệu liều), Mỹ (296,9 triệu liều) và Ấn Độ (221 triệu liều).
Cứ 10 người dân Liên minh châu Âu (EU) có 4 người được tiêm ít nhất 1 liều vaccine với Đức dẫn đầu (43,6%), tiếp đó là Italy (40%) và Pháp cùng Tây Ban Nha (39,4%). Có 6 quốc gia trên thế giới chưa từng tiêm vaccine là CHDCND Triều Tiên, Haiti, Tanzania, Chad, Burundi và Eritrea.
Trung Quốc đang tăng tốc chương trình vaccine COVID-19 với tiến độ tiêm 1,37% dân số mỗi ngày. Bahrain và Uruguay cũng “chạy đua” với 1% dân số được tiêm vaccine COVID-19 mỗi ngày.
Video đang HOT
Hiện tại vẫn có khoảng cách lớn trong tiêm vaccine tại các khu vực khi ở châu Phi chỉ có tỷ lệ 2,5 liều/100 người còn Mỹ và Canada là 87 liều/100 người, châu Âu là 47 liều/100 người.
Oxford/AstraZeneca là vaccine COVID-19 phổ biến nhất khi được sử dụng tại 170 quốc gia. Tiếp đó là Pfizer/BioNTech tại 97 nước và Moderna (46 quốc gia), Sinopharm (45 quốc gia); Sputnik V (40 quốc gia); Johnson & Johnson (29 quốc gia).
Dù có vaccine, các viện dưỡng lão Mỹ vẫn vật lộn với dịch COVID-19
Mặc dù vaccine COVID-19 đã được phân phối rộng rãi trên khắp nước Mỹ, một số viện dưỡng lão ở nước này vẫn đang phải đối mặt với các đợt bùng dịch nhỏ lẻ, lây lan từ nhân viên hoặc cư dân mới chưa được tiêm chủng.
Cô Rosa DeSoto cùng gia đình đến thăm mẹ Gloria DeSoto, 93 tuổi, người mắc chứng mất trí nhớ, tại viện dưỡng lão ở Riverdale. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, cô Jeannie Wells đã hy vọng sẽ lại thường xuyên được đến thăm viện dưỡng lão khi tất cả cư dân tại đây đều được tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ.
Vào lễ Phục sinh, điều ước của cô đã trở thành hiện thực. Cô đã có thể nắm tay, ôm lấy người mẹ 93 tuổi của mình sau hơn một năm đưa bà đến cơ sở phục hồi chức năng này.
Nhưng cuộc hội ngộ đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Các chuyến thăm nhanh chóng phải tạm dừng trong khoảng 6 tuần, khi một nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Cô Well cho biết phải rất lâu nữa tình hình mới trở lại bình thường, ngay cả khi không có dịch bùng phát.
Vaccine đã đưa các viện dưỡng lão ở Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng đen tối của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, một số cơ sở vẫn phải đối mặt với các đợt bùng phát rải rác, nguyên nhân chủ yếu là do các nhân viên chưa được tiêm phòng. Nhiều người đã vô cùng hụt hẫng vì chưa kịp gặp trực tiếp những người thân yêu của mình trong suốt một năm.
Trong khi các đợt bùng phát tại viện dưỡng lão hiện có quy mô nhỏ và ít nghiêm trọng hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm của đại dịch, vẫn có hàng trăm trường hợp COVID-19 tử vong mỗi tuần. Theo dữ liệu liên bang, chỉ còn 472 ca tử vong tại viện dưỡng lão liên quan đến COVID-19 trong hai tuần đầu tháng 5, giảm từ 10.675 ca trong hai tuần đầu tháng 1.
"Một số người có quan điểm cho rằng các cơ sở chăm sóc sức khoẻ đều đã được tiêm vaccine đầy đủ. Đó sẽ là một sai lầm nguy hiểm", Tiến sĩ David Gifford, Giám đốc y tế của Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe Mỹ, một hiệp hội thương mại dưỡng lão quốc gia, cho biết trong một tuyên bố. "Các viện dưỡng lão liên tục đón cư dân mới, cả những người đến từ bệnh viện và trong cộng đồng, nhiều người trong số họ vẫn chưa được tiêm chủng."
Jack Campise nói chuyện với mẹ của mình, bà Beverly Kearns, qua cửa sổ viện dưỡng lão Kimberly Hall North ở Windsor, Connecticut. Ảnh: AP
Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cảnh báo tỉ lệ tiêm chủng thấp của các nhân viên y tế tại các viện dưỡng lão cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Theo báo cáo của CDC, hồi tháng 3, một đợt COVID-19 đã bùng phát tại một viện dưỡng lão ở Kentucky, nơi hầu hết cư dân đã được tiêm vaccine COVID-19. Virus được cho là lây lan từ một nhân viên chưa được tiêm chủng. Trong số 46 trường hợp được ghi nhận mắc bệnh, có 26 cư dân và 20 nhân viên, bao gồm cả 18 cư dân và 4 nhân viên đã được tiêm phòng đầy đủ trước khi dịch bùng phát 14 ngày.
Ba trong số những cư dân của viện dưỡng lão nhiễm COVID-19 đã tử vong, trong đó có 2 người chưa được tiêm chủng. Các trường hợp đã được tiêm chủng nhưng vẫn mắc bệnh cũng được ghi nhận tại các viện dưỡng lão ở Chicago, theo một báo cáo khác gần đây của CDC.
Sở Y tế Công cộng của tiểu bang Connecticut đã triển khai Chiến dịch Matchmaker, nhằm phối hợp các viện dưỡng lão với một số hiệu thuốc, để đảm bảo các cư dân và nhân viên mới đều được tiêm phòng đầy đủ. Các bệnh viện cũng đang nỗ lực tiêm chủng cho bệnh nhân trước khi họ được đưa đến cơ sở dưỡng lão.
Quan chức y tế của tiểu bang, ông Vivian Leung, cho biết do sự thiếu hụt nhân sự trên khắp đất nước, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn còn lưỡng lự trong việc tiêm chủng cho nhân viên của mình.
Mary Lou Galushko tiêm vaccine COVID-19 cho cụ Jeanne Peters, 95 tuổi, một bệnh nhân tại cơ sở điều dưỡng Reservoir ở Connecticut. Ảnh: AP
Tim Brown, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông tại Hệ thống chăm sóc sức khoẻ Athena, công ty điều hành 48 cơ sở chăm sóc sức khoẻ ở Connecticut, Rhode Island và Massachusetts, ước tính khoảng 50% đến 60% nhân viên đã được tiêm chủng cho đến nay. Một số cơ sở đã tiêm chủng cho khoảng 80% nhân viên.
"Tuy nhiên, trên toàn hệ thống, chúng tôi đang chứng kiến các đợt bùng dịch nhỏ, hầu hết lây nhiễm từ nhân viên chưa được tiêm phòng", Brown nói. Ông cho biết nếu một nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính, các cơ sở sẽ được cách ly và các chuyến thăm sẽ phải tạm dừng. Hiện, các nhân viên chưa được tiêm chủng đang được xét nghiệm thường xuyên.
"Nếu chỉ có 1 trường hợp mắc bệnh, hoặc nếu nhân viên nhiễm virus không làm việc trong một bộ phận cụ thể, chúng tôi vẫn sẽ cho phép người thân đến thăm cư dân tại những khu không bị ảnh hưởng", ông nói thêm.
Cụ Melvin Goldstein, 90 tuổi, xúc động sau hơn 1 năm gặp lại con gái tại viện dưỡng lão Hebreư, Riverdale, New York. Ảnh: AP
Bang Connecticut gần đây đã ban hành hướng dẫn phòng dịch dành riêng cho các viện dưỡng lão, nêu rõ biện pháp đối phó với những đợt bùng dịch rải rác, nhằm giảm thiểu tác động có thể có đối với cư dân và người thân của họ.
Nhưng bà Debra Ellis, người sống trong một viện dưỡng lão Meriden, Connecticut, cho biết tùy theo mỗi cơ sở, các quy tắc sẽ khác nhau. Bà rất thất vọng vì những hạn chế thăm nom nghiêm ngặt, bao gồm cả việc đóng cửa đột ngột nhiều ngày, khi các nhân viên có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đây cũng là trải nghiệm tương tự đối với Wells, người cho biết viện dưỡng lão nơi mẹ cô sinh sống vẫn chưa có dịch vụ ăn uống chung, sinh hoạt tập thể hay làm tóc. Wells cho biết chỉ đến tuần trước, cô mới có cơ hội gặp mẹ mình bên ngoài và không đeo khẩu trang. Nhưng sau khoảng thời gian bị cách ly vì đại dịch, Wells cho biết mẹ cô không còn biết cô là ai, ngoài một người quan tâm đến bà.
Ấn Độ, Malaysia và Philippines đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 Đối mặt với bùng phát lây nhiễm COVID-19 trong nhiều tuần qua, Ấn Độ cùng với Malaysia và Philippines đang tìm cách đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, coi đây là điểm tựa để thoát khỏi khủng hoảng dịch bệnh. Một nhân viên y tế được tiêm ngừa vaccine COVID-19 tại bệnh viện ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: AP Tại Ấn Độ, số...