2 tuyến xe buýt vào ga Sài Gòn
Tuyến số 07 (Bến xe Chợ Lớn – Gò Vấp) và 149 (Công viên 23/9 – Khu dân cư Bình Hưng Hòa) đã kết nối ga Sài Gòn, được kỳ vọng giảm ùn tắc ở khu vực này.
Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM (Sở Giao thông vận tải), hai tuyến buýt được thay đổi lộ trình để kết nối với ga Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách từ các nơi đến ga.
Phương án này được kỳ vọng phục vụ lượng lớn hành khách về quê, bằng tàu hỏa trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, góp phần giảm ùn tắc, kẹt xe quanh khu vực.
Nữ hành khách khóc òa giữa sân ga vìị trễ chuyến tàu đưa gia đình về Quảng Ngãi ăn Tết. Ảnh: V.Q
Liên quan đến tình hình phục vụ tại ga Sài Gòn, Giám đốc Chi nhánh vận tải Đường sắt Sài Gòn Đỗ Quang Văn cho hay, từ ngày 20 đến 29 tháng Chạp là cao điểm phục vụ hành khách về quê dịp Tết. Trung bình mỗi ngày có 12.000-16.000 người qua ga.
Những ngày vừa rồi có khá đông hành khách bị trễ tàu. Nhiều chuyến vì thế phải khởi hành muộn để đợi khách.
Hiện, vé tàu trước Tết Nguyên đán cơ bản đã bán hết. Tuy nhiên, mỗi ngày có khoảng 300-400 vé được trả lại. Nhờ nguồn này và một số ghế phụ còn lại nên có thể giải quyết cho hành khách trễ tàu mua vé bổ sung.
Video đang HOT
“Để tránh tình trạng lỡ chuyến, hành khách cần đến ga trước 30 phút tàu khởi hành. Trường hợp bị trễ, hành khách có nhu cầu tiếp tục hành trình chúng tôi bố trí để mua vé bổ sung chuyến tàu sau để về quê đón Tết”, ông Văn nói.
Giám đốc Chi nhánh vận tải Đường sắt Sài Gòn cũng lưu ý, từ 17 đến 26/1 (tức ngày 20-29 tháng Chạp), ga Sài Gòn sẽ kiểm soát thẻ lên tàu, giấy tờ tùy thân tại cửa ra đối với tàu số chẵn (Sài Gòn đi Hà Nội). Nếu phát hiện vé cạo sửa, sai thông tin thì hành khách không được lên tàu.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Ôtô xếp hàng dài nhường đường xe buýt nhanh
Hàng nghìn người dân đã sử dụng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội, hầu hết phương tiện đều nhường đường.
Ghi nhận ngày 2/1, trong giờ cao điểm buổi chiều, một số tuyến đường có lưu lượng giao thông khá đông như Giảng Võ, Lê Văn Lương kéo dài, Lê Trọng Tấn (Hà Đông) song đa số phương tiện không đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa.
Dù không có xe buýt nhanh lưu thông nhưng hàng trăm phương tiện vẫn không đi lấn làn. Ảnh: Võ Hải.
Một số phương tiện đi vào làn đường ưu tiên được lực lượng thanh tra giao thông ứng trực ở các nút giao nhắc nhở, hướng dẫn. Trong chiều tối ngày 2/1, xảy ra va chạm nhẹ giữa ôtô và xe máy tại làn đường dành cho xe buýt nhanh do hai phương tiện này cùng đi lấn làn.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho hay, trong ngày đầu tiên chính thức vận hành (1/1), buýt nhanh đã thực hiện 264 lượt, đạt 100% kế hoạch.
Ông Hải cho biết, lượng khách đi BRT tương đối đông và nhiều người trong số này muốn trải nghiệm loại hình giao thông công cộng mới của thủ đô. Thống kê cho thấy, lượng khách trong ngày 1/1 đạt hơn 8.300 người, bình quân trên 31 khách/lượt xe và khoảng 360 hành khách/nhà chờ.
Vụ va chạm giữa ôtô và xe máy chiều 2/1 tại khu vực nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông. Ảnh: Võ Hải.
5 nhà chờ đón nhiều khách nhất là: Kim Mã với 1.500 khách, Yên Nghĩa gần 1.100 khách, Hoàng Đạo Thuý và Thành Công hơn 740 khách, Giảng Võ 450 khách.
Giám đốc Trung tâm giao thông đô thị cho rằng, hầu hết hành khách hài lòng, không có ý kiến khách phàn nàn về dịch vụ giao thông công cộng mới này. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan, thời gian tới thành phố sẽ khảo sát bài bản, khoa học để có thông tin chính xác, đầy đủ nhằm hoàn thiện hơn chất lượng của tuyến xe buýt nhanh.
Theo lãnh đạo Trung tâm giao thông đô thị, trong ngày đầu vận hành chính thức, cơ bản BRT vận hành đúng với tốc độ dự kiến, các phương tiện giao thông bước đầu đã chấp hành, chỉ số ít vẫn lấn làn dành riêng cho BRT.
Bước đầu các phương tiện giao thông đã chấp hành quy định, nhường đường cho xe buýt nhanh. Ảnh: Võ Hải.
Tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD cho quãng đường khoảng 14,7 km. Dọc tuyến có 21 nhà chờ, 10 cầu vượt cho người đi bộ ra giữa đường đón xe.
Giai đoạn đầu, 24 xe buýt được đưa vào vận hành, trong đó ngày thường 20 xe, chủ nhật 14 xe, 4 xe dự phòng. Ngày thường, xe hoạt động với tần suất từ 5 đến 15 phút/lượt, chủ nhật từ 7 đến 15 phút/lượt. Thời gian xe mở cửa đón khách từ 5h đến 22h.
Giá vé mỗi lượt 7.000 đồng, sử dụng vé như xe buýt thông thường. Hà Nội miễn phí vé cho hành khách trong tháng đầu hoạt động (1-31/1).
Võ Hải
Theo VNE
TP HCM mở 3 tuyến buýt điện Xe buýt điện sử dụng loại 12 chỗ sẽ được TP HCM thí điểm ở khu vực trung tâm, đô thị Phú Mỹ Hưng và dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý cho thực hiện Đề án thí điểm vận hành 3 tuyến xe buýt không trợ giá, sử dụng ôtô chạy...