2 tuần có giấy phép lái xe ở Hải Phòng: Kiểm tra 2 trung tâm sát hạch lái xe
Liên quan đến vụ việc lạ lùng hàng chục người dân Gia Lai thời gian qua rủ nhau ra TP.Hải Phòng để thi sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX).
Chiều nay (16.1), ông Vũ Đức Hùng – Chánh văn phòng Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng – cho biết, sau khi nhận được phản ánh, Sở đã vào cuộc, thành lập tổ công tác để xác minh, làm rõ.
Cũng theo ông Hùng, Sở đã giao thanh tra sở chủ trì, kết quả sẽ báo cáo với Tổng cục Dạy nghề ( Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Đồng thời, Tổng cục Dạy nghề cũng sẽ cử một đoàn xuống phối hợp với Sở để điều tra, xác minh việc thi sát hạch lái xe “kỳ lạ” theo phản ánh của báo chí.
Ông Hùng cho biết thêm, theo quyết định được Giám đốc Sở GTVT ký hôm nay (16/1), tổ công tác bước đầu sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở được phản ánh. “Việc kiểm tra, xác minh sẽ được tiến hành gấp rút, dự kiến trong khoảng 4 ngày để sớm có kết quả báo cáo Tổng cục và trả lời báo chí”, ông Hùng nói.
Sở GTVT Hải Phòng thành lập tổ công tác xác minh tại 2 trung tâm sát hạch lái xe Hoàng Phương và Nam Triệu.
Ông Lê Đức Thọ, Giám đốc Sở GTVT TP.Hải Phòng cũng khẳng định, ngay khi nhận được tin báo, Sở đã lập tức vào cuộc, thành lập tổ công tác. Bước đầu tổ công tác sẽ tiến hành kiểm tra tại 2 trung tâm sát hạch theo phản ánh là Nam Triệu và Hoàng Phương; sau đó nếu cần thiết có thể xác minh thêm tại Gia Lai.
Trước đó, trong những tháng gần đây đã có hàng chục bà con đồng bào xã Ia Khai (huyện Ia Grai, Gia Lai) khăn gói ra Hải Phòng để… thi sát hạch cấp bằng lái xe. Điều “bất thường” hơn nữa là bà con cho biết chỉ học và thi trong 2 tuần là có giấy phép lái xe.
Ngay sau khi nắm được thông tin bất thường trên, lực lượng Công an huyện Ia Grai đã tổ chức lực lượng đến các làng trên địa bàn xã Ia Khai để nắm tình hình và số lượng bà con đi thi giấy phép lái xe tận Hải Phòng.
Video đang HOT
Kết quả ban đầu cho thấy, trên địa bàn huyện Ia Grai có 91 trường hợp người dân ở các làng Jăng Krái 1, Jăng Blo, Jăng Krái 2, Ếch, Yom, Tung, Nú thuộc xã Ia Khai đi thi GPLX ô tô tại một số trung tâm đào tạo lái xe và sát hạch ở các tỉnh, thành khác. Trong số này có đến 38 trường hợp người dân tộc thiểu số thi sát hạch lái xe ở TP.Hải Phòng.
Theo An Nhiên (Dân trí)
Trừ điểm bằng lái: Hoan nghênh nhưng vẫn lo tiêu cực
Phần lớn ý kiến đều hoan nghênh đề xuất trừ điểm trên giấy phép lái xe của người vi phạm, vấn đề quan trọng nhất là cách thực hiện.
Lãnh đạo Cục CSGT (C08, Bộ Công an) vừa đưa ra đề xuất trừ điểm trên giấy phép lái xe (GPLX) của người vi phạm giao thông. Đề xuất này nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Phần lớn ý kiến đều ủng hộ, tuy nhiên phải thực hiện sao cho minh bạch, tránh xảy ra tiêu cực.
Lo ngại cơ chế xin-cho
Trao đổi với báo chí về đề xuất trừ điểm trên GPLX, Đại tá Đào Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, cho rằng nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng đều áp dụng hình thức này. Thông thường các lỗi bị trừ điểm nặng nhất là vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ, đèn tín hiệu giao thông, không nhường đường cho người đi bộ. Khi bị trừ hết điểm, tài xế buộc phải thi lại bằng lái.
Đây không phải là lần đầu tiên đề xuất trừ điểm trên GPLX được đưa ra. Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội, cũng từng đưa ra kiến nghị tương tự. Theo phương án của Đại tá Thắng, sau quá trình đào tạo, sát hạch cũng như cấp GPLX, các công dân đủ điều kiện sẽ có được một số điểm. Những người vi phạm luật giao thông thì ngoài việc bị xử phạt, chế tài theo quy định hiện hành, số điểm trên GPLX của họ cũng sẽ bị trừ đi tùy theo lỗi vi phạm. Đến một ngưỡng nào đó, người vi phạm buộc phải học và thi lại GPLX.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho rằng đề xuất này triển khai ở Việt Nam thì còn rất nhiều vấn đề. Nếu làm không tốt thì cũng có thể phát sinh tiêu cực theo kiểu xin-cho. Chưa kể nếu áp dụng còn phải thay đổi cả hệ thống máy móc, hệ thống pháp luật và cả đội ngũ nhân lực để thực hiện.
Ở góc độ tài xế, anh CBH (TP.HCM) ủng hộ đề xuất trừ điểm nhưng vẫn lo ngại: "Tôi chỉ lo nảy sinh tiêu cực như CSGT dựa vào tâm lý sợ tước bằng của tài xế mà làm tiền. Vì vậy cần phải đảm bảo sự minh bạch trong khâu kiểm soát, mọi lỗi vi phạm phải được quy định rõ ràng. Lỗi ở mức độ nào thì bị trừ điểm tương ứng và phải thông báo rõ ràng cho tài xế biết chứ không để CSGT muốn trừ bao nhiêu cũng được".
Anh Bùi Văn Học, nhân viên một công ty vận tải ở Hà Nội, nêu quan điểm: "Nếu áp dụng việc trừ điểm thì ở tất cả vị trí kiểm tra, CSGT phải được trang bị hệ thống camera gắn theo mũ để ghi hình khi xử phạt vi phạm giao thông. Những hình ảnh này sẽ là chứng cứ nếu xảy ra khiếu nại, phải làm sao để chúng tôi tâm phục khẩu phục".
Bên cạnh sự ủng hộ, nhiều ý kiến cũng lo ngại tiêu cực sẽ phát sinh trong quá trình áp dụng việc trừ điểm trên bằng lái. Ảnh: HTD
Phải nghiên cứu kỹ
Đội trưởng một đội CSGT trên địa bàn TP.HCM cho hay đề xuất trừ điểm trực tiếp trên GPLX của người vi phạm là đáng hoan nghênh. Năm 2003, chúng ta từng áp dụng hình thức bấm lỗ trên GPLX. Đến năm 2007, Nghị định 146 ra đời chính thức bãi bỏ quy định bấm lỗ bằng lái, mà thay bằng hình thức phạt khác là tước GPLX theo thời hạn.
"Nhiều năm qua hình thức tước bằng lái xe tuy khiến tài xế lo lắng nhưng không vì vậy mà ý thức tham gia giao thông của họ được nâng cao hơn. Đơn giản là do sau thời gian bị tước bằng lái, nếu tài xế thực hiện quyết định xử phạt thì coi như "xóa sổ" vi phạm. Chưa kể, hiện nay tình trạng bỏ luôn bằng lái đang diễn ra rất nhiều. Người vi phạm sẵn sàng bỏ GPLX đang tạm giữ để đi đăng ký thi GPLX mới. Do vậy, hình thức trừ điểm GPLX rất hay vì sẽ "chỉ mặt, điểm tên" được những tài xế hay vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, hình thức này phải được nghiên cứu kỹ và phù hợp với các quy định của pháp luật" - vị này nêu quan điểm.
Ông cũng cho rằng trên thực tế muốn làm được điều này thì cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính phải liên thông toàn quốc. Làm sao để dễ dàng kiểm tra, đối chiếu. Phải đưa ra nhóm lỗi tương ứng với mức điểm bị trừ, lỗi nặng mức phạt cao thì trừ điểm cao... Còn phải nghiên cứu cả tình tiết tăng nặng, tái phạm nhiều lần. Đến khi số điểm trên GPLX không còn thì đơn vị cuối cùng phát hiện vi phạm được quyền tịch thu GPLX.
"Dĩ nhiên, bên cạnh việc này thì công tác cấp GPLX cũng phải được thay đổi, siết chặt hơn. Phải làm sao để tài xế bị giam/tước bằng lái không có cơ hội đi thi "lụi" bằng lái mà không bị phát hiện. Mục đích cuối cùng là ngăn chặn những người ý thức kém, thường vi phạm luật giao thông được lái xe ra đường, để bảo vệ mạng sống của người dân" - vị này nói.
Quy định ở một số quốc gia trên thế giới
Mỹ: Khi vi phạm luật giao thông sẽ bị trừ một số điểm nhất định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ở mỗi bang cũng có cách tính điểm khác nhau. Ví dụ ở bang California, nếu trong 12 tháng bị trừ 4 điểm, đồng nghĩa với việc có nguy cơ bị tước GPLX nếu vi phạm thêm bất cứ lỗi nào.
Úc: Áp dụng phương pháp tích điểm trừ cho người tham gia giao thông. Trong vòng ba năm, nếu số điểm trừ vượt mức cho phép, người vi phạm có thể bị tước GPLX và bị từ chối nâng hạng bằng lái.
Được biết ở Úc, bằng lái xe được chia làm nhiều cấp độ và phải thi qua nhiều giai đoạn mới lấy được bằng hoàn chỉnh. Trong trường hợp người vi phạm có quá nhiều điểm trừ, việc lấy được bằng lái chính thức là vô cùng khó khăn.
Trung Quốc: Khi được cấp bằng lái xe ở Trung Quốc, số điểm hiện có là 12. Trong suốt một năm lái xe, nếu để xảy ra vi phạm giao thông, số điểm này sẽ bị trừ lần lượt tùy vào mức độ vi phạm. Kết thúc một năm, nếu số điểm trên bằng lái>0 sẽ được khôi phục 12 điểm như ban đầu.
Trong trường hợp vi phạm quá nhiều lỗi và bị trừ sạch 12 điểm hiện có trên bằng, người vi phạm buộc phải học và thi cấp bằng lái mới.
TÚ QUYÊN
TUYẾN PHAN - LÊ THOA
Theo PLO
Ông Huỳnh Đức Thơ: Đà Nẵng không phải là 'đất sống' của tội phạm "Công an phải tiếp tục đẩy mạnh trấn áp tội phạm để Đà Nẵng không phải là đất sống, nơi đáng sống của các loại tội phạm", ông Thơ nhấn mạnh. Ngày 15/1, Công an Đà Nẵng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai chương trình công tác năm 2019. Theo dõi 326 đối tượng có biểu hiện...