2% trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc HIV được quản lý điều trị bị lây truyền
Những thông tin mới nhất về tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam đã được Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đưa ra tại cuộc họp về chủ đề này, nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12).
Buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12). Ảnh: Minh Thúy
Theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS – thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Năm 2004, cả nước chỉ có 500 người được điều trị bằng thuốc ARV, đến nay đã có 142.000 người được điều trị bằng thuốc ARV. Đây là một kết quả đáng ghi nhận.
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Ths. Võ Hải Sơn – Trưởng phòng Giám sát, Theo dõi, Đánh giá xét nghiệm (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) cho biết: Hiện cả nước có khoảng 250.000 người nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm mới HIV là 12%, có 34,9% ca mới nhiễm trong số ca MSM ( quan hệ đồng giới nam) xét nghiệm HIV. Đáng chú ý, độ tuổi trung bình các ca mới nhiễm là 23 tuổi.
Theo ông Sơn, tình hình dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của dịch có xu hướng chậm lại.
Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, khi 95% bệnh nhân mắc HIV không còn khả năng lây nhiễm qua đường tình dục.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề: “Cùng hành động để kết thúc đại dịch AIDS” diễn ra từ ngày 10/11-10/12/2019 nhằm huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và toàn thể cộng đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS, để đạt được mục tiêu 90-90-90, tiến tới kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết thêm: Những người bị nhiễm HIV được điều trị tốt, tuân thủ đúng phác đồ thì con sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong số bà mẹ mang thai nhiễm HIV được quản lý và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm HIV dưới 2% – đây là một thành công rất lớn.
Bên cạnh đó, hiện nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong điều trị HIV/AIDS đã đạt 90-91%, riêng có 9 địa phương tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã đạt 100% là Tuyên Quang, Kom Tum, Bình Định, Hà Giang, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hưng Yên.
Kết quả sử dụng thuốc Methadone, Buprenorphine cho thấy thuốc cắt cơn nghiện nhanh, thuận lợi cho bệnh nhân đang điều trị ARV.
Bà Paula Morgan – Phó Giám đốc Văn phòng CDC Hoa kỳ tại Việt Nam
Video đang HOT
Bà Paula Morgan – Phó Giám đốc Văn phòng CDC Hoa kỳ tại Việt Nam – cho hay: “Thông điệp K=K – Không phát hiện = Không lây truyền đã làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của nhiều người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam.
Với việc thường xuyên sử dụng thuốc ARV, tải lượng virus trong máu của người nhiễm HIV sẽ ở mức ức chế, dưới ngưỡng phát hiện hạn chế nguy cơ lây truyền qua quan hệ tình dục.
ThS. BS. Võ Hải Sơn – Trưởng phòng Giám sát, Theo dõi, Đánh giá xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Việc điều trị bằng thuốc ARV đã được mở rộng, phân cấp đến từng địa phương – hơn 90.000 bệnh nhân được điều trị tại tuyến y tế cơ sở.
Về chất lượng điều trị đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: 95% bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng không lây truyền qua đường tình dục; tỷ lệ kháng thuốc trước điều trị ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới.”
ThS. BS. Nguyễn Hữu Hải – Phó Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS
Theo đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS, kế hoạch xây dựng chính sách năm 2019-2020 sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính: Đánh giá, xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; sửa đổi, bổ sung luật phòng, chống HIV/AIDS; sửa đổi Thông tư của Bộ Y tế về quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
Thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân điều trị ARV (hiện nay là 80%); hỗ trợ các bệnh nhân mới tham gia điều trị ARV, tăng cường quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu của bệnh nhân,…
Theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, có các sự kiện nổi bật trong phòng, chống HIV/AIDS năm 2019:
1. Dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm ở mức 0,2%. Tuy nhiên, dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm có nguy cơ cao (MSM, NCMT) và còn xa so với mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS (10.000 và 1.000 người/năm).
2. Mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm HIV và phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới.
3. Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
4. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục được duy trì và đổi mới. Hiện đã có 53.000 bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone thường xuyên, hiệu quả cao. Bupernophine được triển khai ở 7 tỉnh. Chuẩn bị thí điểm cấp phát điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) về nhà.
5. Dự phòng điều trị thế hệ mới thông qua điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) được triển khai tốt. Hiện, có 4.000 người đang sử dụng PrEP với tỷ lệ duy trì điều trị cao.
6. Điều trị ARV tiếp tục được mở rộng, chất lượng điều trị tốt. Hiện có 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV. Tỷ lệ tuân thủ sau 12 tháng đạt 88%. Tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (
7. Việt Nam đã khởi động chiến dịch quốc gia K=K nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
8. Chuyển đối thành công điều trị ARV từ viện trợ sang bảo hiểm y tế. Hiện có 40.000 bệnh nhân đang nhận thuốc ARV qua bảo hiểm y tế.
Theo viettimes
20% người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng mà chưa biết bệnh
Theo ngành y tế, hiện mới chỉ có khoảng 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình, đồng nghĩa với việc còn 20% người đang nhiễm HIV sống trong cộng đồng nhưng chưa được phát hiện, chưa điều trị. Đây là nguồn lây truyền HIV rất nguy hiểm...
Khám, tư vấn điều trị cho bệnh nhân HIV tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa
Báo động nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đồng giới nam
Tính đến hết tháng 5-2019, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội là 27.680 người, trong đó có 21.636 người nhiễm HIV còn sống, 6.044 trường hợp tử vong.
Số người nhiễm HIV phát hiện mới và cập nhật trong 5-2019 là 625 người. Trên phạm vi cả nước, tính đến hết năm 2018, có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó 2.150 người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong.
Đáng chú ý, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, hiện 63% số người nhiễm HIV ở Việt Nam lây nhiễm qua con đường tình dục, chủ yếu ở lứa tuổi từ 15-49.
Số người nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có xu hướng tăng trở lại, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhanh (cả nước hiện có khoảng 170.000 nam giới có quan hệ tình dục đồng giới).
Bên cạnh đó, sự gia tăng số người sử dụng ma túy tổng hợp và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm trọng điểm tăng đã và đang cảnh báo nguy cơ dịch HIVAIDS có thể trở lại trong nhóm trẻ tuổi.
Nguy hiểm hơn, hiện mới có khoảng 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình, đồng nghĩa với 20% người nhiễm còn lại chưa được phát hiện. Trong số được chẩn đoán nhiễm HIV cũng mới có khoảng 70% được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và 94% số người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (không có khả năng lây bệnh).
TS. Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết, lý do khiến việc chẩn đoán, điều trị HIV vẫn còn hạn chế là do nhiều người bệnh giấu giếm bệnh, không đi xét nghiệm để được chẩn đoán.
Thậm chí không ít trường hợp biết bản thân nhiễm HIV nhưng do tâm lý e ngại, tự kỳ thị mà từ chối điều trị hoặc cố che giấu.
Xác định đây chính là nguồn lây truyền cực kỳ nguy hiểm, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đang tập trung rất nhiều giải pháp để phát hiện, đưa những đối tượng nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng đi điều trị. Ngay đầu năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã thông báo, bất kỳ người dân nào đưa được người nhiễm HIV đến các trung tâm y tế điều trị ARV sẽ được "thưởng nóng" với các mức thưởng khác nhau từ 200 nghìn đồng đến 1,8 triệu đồng/người.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS nhấn mạnh tầm quan trọng của thông điệp K=K
Không phát hiện = không lây truyền
Nhằm tạo thuận lợi cho người nhiễm HIV/AIDS điều trị bệnh, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã duy trì 22 phòng khám ngoại trú, chương trình điều trị Methadone cũng đang được duy trì tại 18 cơ sở, hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV được đẩy mạnh tại 73 phòng xét nghiệm sàng lọc và 6 phòng đã xét nghiệm khẳng định. Đến nay, đã xét nghiệm HIV cho 172.406 trường hợp, phát hiện 1.048 trường hợp dương tính.
TS. Lã Thị Lan cho biết, từ nay đến cuối năm, công tác phòng, chống HIV/AIDS của thành phố sẽ tập trung chủ yếu vào hoạt động tìm các trường hợp nhiễm HIV tại xã, phường và bệnh viện.
Đồng thời, sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông; nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, tư vấn xét nghiệm; tăng cường can thiệp giảm tác hại cho người nhiễm HIV; mở rộng độ bao phủ của chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone...
Đặc biệt, tính đến thời điểm này, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước khởi động chiến dịch K=K - "Không phát hiện = Không lây truyền" từ tháng 5 đến tháng 9-2019.
Thông điệp K=K được xây dựng dựa trên các bằng chứng khoa học từ các nghiên cứu ở 4 châu lục, trong đó có Việt Nam, đã khẳng định, những người sống chung với HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) và đạt tải lượng virus ở mức không phát hiện được trong máu (
Ngày 6-8 vừa qua, tại hội thảo "Không phát hiện = Không lây truyền (K=K)" do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẳng định: Việt Nam ủng hộ phong trào K=K dựa trên những chỉ số điều trị tương đối tốt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phong trào K=K giúp đẩy mạnh cam kết của cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
"Tuy nhiên, phong trào K=K là quá trình liên tục, lâu dài cần có sự cố gắng, nỗ lực của cả bệnh nhân, thầy thuốc và các bên liên quan. Ngoài HIV, vẫn cần phải dự phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và máu" - PGS.TS Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.
Theo anninhthudo
Thái Nguyên đứng thứ 4 về số người có HIV: Điểm đen cần khắc phục Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với hơn 60.600 trường hợp có HIV, Hà Nội hơn 27.000 trường hợp, Hải Phòng hơn 12.500 trường hợp. Thái Nguyên đứng thứ tư trên toàn quốc với 10.219 người có HIV. Bệnh nhân điều trị HIV tại một cơ sở y tế. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN) Thái Nguyên hiện nay đứng thứ ba trên toàn quốc...