2 thói quen khi ăn kem nhiều người làm nhưng không hề biết rất dễ gây ngộ độc
Có một vài sai lầm cơ bản khi ăn kem mọi người nên tránh để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chúng ta có lẽ còn nghi ngại việc ngộ độc khi ăn kem nhưng Amreen Bashir, giảng viên về môn khoa học y sinh của Đại học Aston (Anh) mới đây phát biểu trên tờ Mirror Online của Anh, về những sai lầm khi ăn kem dẫn tới ngộ độc.
Theo bà Amreen Bashir, khoảng 1 triệu người đã bị ngộ độc thức ăn ở Anh mỗi năm. Và nguy cơ này thường xảy ra nhiều vào mùa hè. Kem chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự ngộ độc này tương tự như ăn thực phẩm chưa được nấu chín. “Vào năm 2015, có năm người đã nhập viện và ba người chết sau khi ăn kem vì ngộ độc do kem bị nhiễm khuẩn Listeria”, GV Amreen Bashir nói với Theconversation.com.
Bà giải thích sai lầm cơ bản mà chúng ta hay mắc phải khi ăn kem ở nhà là khi ăn kem còn dư, lúc này chúng đã tan chảy ra, sau đó chúng ta lại cấp đông trở lại. “Kem cũng có thể gây nguy hiểm sau khi mua nếu nó đã tan chảy và sau đó được đông lạnh lại” – cô nói.
Kem thường tan chảy khá nhanh khi được đưa ra ở nhiệt độ bên ngoài tủ lạnh. Chất lỏng chứa sữa và đường này thường là “một thực phẩm tuyệt vời cho vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Listeria”.
Nhưng điều này chưa phải là tất cả. Một sai lầm khác mà chúng ta cũng thường mắc phải là nhúng muỗng sâu vào hộp kem để múc kem nhiều lần. Nhiều lúc muỗng được dùng để múc không sạch và cũng chính là “một lời mời gọi cho những siêu vi trùng xâm nhập” vào hộp kem đang ăn.
Video đang HOT
Theo bà Bashir, nhiều công thức làm kem đang được lan truyền trên mạng, trong đó sử dụng trứng sống trở thành một thành phần cơ bản. Cách làm này không tốt cho sức khỏe vì chúng ta có thể bị ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Các nhà sản xuất kem thương mại thường sử dụng trứng đã tiệt trùng và thường hay làm với sữa và kem tiệt trùng để đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng, theo Mirror.
Tuy nhiên, kem không phải là thực phẩm đông lạnh duy nhất có liên quan đến dịch bệnh listeria. Đầu tháng 8, có hơn 50 sản phẩm đông lạnh đã được thu hồi bởi các siêu thị như Tesco và Aldi, sau một đợt bùng phát bệnh listeriosis gây tử vong liên quan đến ngô ngọt đông lạnh làm chín người tử vong.
Theo eva.vn
5 người trong đêm tự tử bằng chất độc, tỉnh táo đến lúc chết
Chỉ trong 1 đêm, 5 bệnh nhân ngộ độc được chuyển vào BV Bạch Mai cấp cứu do tự tử bằng loại chất kịch độc.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, hầu như ngày nào trung tâm cũng tiếp nhận ít nhất 1 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy paraquat.
Tuy nhiên những ngày gần đây, số bệnh nhân tăng lên, có ngày 2-3 ca, cá biệt có đêm 5 ca cấp cứu.
Mới nhất, bệnh nhân P.T.H.N (38 tuổi, Hải Dương) đã được gia đình xin về lo hậu sự do tình trạng quá nặng. Trước đó vào ngày 24/7, bệnh nhân tự uống 1 chai diệt cỏ Paraquat và 1 chai Butachlor để tự tử do mâu thuẫn gia đình.
Bệnh nhân ngộ độc điều trị tại BV Bạch Mai
Dù được gia đình phát hiện đưa ngay đến BV huyện cấp cứu, rửa dạ dày rồi chuyển tiếp tuyến trên nhưng do lượng độc quá lớn nên các bác sĩ không thể làm gì hơn.
Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 42 tuổi ở Hưng Yên, uống Paraquat tự tử sau khi cãi nhau với bố mẹ. Dù đã được lọc máu, điều trị tích cực xong tiên lượng hết sức dè dặt.
Theo BS Nguyên, Paraquat là chất kịch độc. Số lượng ngộ độc loại thuốc này vào Bạch Mai cấp cứu không ngừng tăng qua từng năm, từ 300 ca năm 2014 lên 350 ca 2015 và đến 2016 tăng lên 450 ca.
Đáng tiếc, đến nay các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam chỉ có thể khử độc Paraquat bằng cách rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc và kết quả rất hạn chết. 70-90% bệnh nhân sẽ tử vong dù chỉ uống 1 ngụm 5ml.
Đặc biệt, trong khi các bệnh khác khiến bệnh nhân hôn mê, mệt mỏi riêng với ngộ độc paraquat, bệnh nhân tỉnh táo, đau đớn, vật vã cho đến lúc nhắm mắt. Đây cũng là điều ám ảnh các bác sĩ và người thân.
Trường hợp nặng có thể tử vong trong 2-3 ngày, đa phần tử vong trong 5- 7 ngày, thậm chí bệnh nhân tỉnh táo đến 3 tháng nhưng vẫn có thể chết do suy hô hấp.
Theo quyết định của Bộ trưởng NN&PTNT, từ 8/2/2019, thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và paraquat sẽ bị loại ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Theo tính toán, khi loại bỏ được paraquat, mỗi năm Việt Nam sẽ cứu được ít nhất 1.000 người tự tử bằng loại thuốc này.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Làm sao để phòng ngộ độc thực phẩm từ hải sản? Mùa du lịch biển cũng là mùa thưởng thức các món ăn từ hải sản, nhưng một vài sơ suất khi lựa chọn nguyên liệu có thể gây ngộ độc cho thực khách. Không ăn thực phẩm chế biến từ so biển - ẢNH: TƯ LIỆU CỤC ATTP Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế, vùng ven biển nước...