2 thói quen hại cơ thể hơn cả mắc ung thư nhiều chị em mắc trong ngày đèn đỏ
2 thói quen hại cơ thể hơn cả mắc ung thư nhiều chị em mắc trong ngày đèn đỏ cần bỏ gấp kẻo lúc hối hận thì muộn.
Ăn vô độ
Khi đến ngày kinh nguyệt, bạn thường thèm ăn và ăn vô độ những thực phẩm nhiều dầu mỡ và bánh ngọt. Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể bạn thèm các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo. Chúng khiến bạn tăng cân và đầy hơi nhanh chóng. Tốt nhất bạn bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn và bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và protein, uống nước đầy đủ , ngủ đủ giấc để giúp hormone và đường trong máu ổn định.
Những ngày đèn đỏ, âm đạo sẽ chảy máu liên tục, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tại âm đạo và xâm nhập sâu vào cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng kín… Thực tế máu kinh không bẩn, nhưng khi ra khỏi cơ thể, nó lại trở thành môi trường lý tưởng nuôi sống vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu bạn gái lười thay vệ sinh, thì cả một ổ vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển tại vùng kín. Viêm nhiễm vùng kín có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, do vi khuẩn xâm nhập sâu vào tử cung. Đặc biệt những người thường xuyên sử dụng tampon thì nguy cơ này càng cao.
Video đang HOT
Do đó, chỉ nên dùng băng vệ sinh từ 3-4 giờ là phải thay để tránh bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt hạn chế dùng băng vệ sinh có mùi hương hóa chất, dễ khiến vùng kín bị ngứa, dị ứng và viêm nhiễm.
Những lý do có thể dẫn đến sự bất thường này bao gồm:
- Đặt vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) gây tổn thương tử cung và âm đạo.
- Mất cân bằng nội tiết tố (quá ít hoặc không có progesterone).
- U xơ tử cung hoặc có polyp trong tử cung.
- Các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Hút thuốc lá.
- Sau khi sinh con: Nhiều phụ nữ có kinh nhiều hơn trong năm đầu tiên hoặc lâu hơn sau khi sinh con.
Theo Phunutoday
Dời ngày 'đèn đỏ' để đi du lịch
Bạn có thể uống thuốc tránh thai để thực hiện được điều này.
Em chuẩn bị đi du lịch nhưng sắp đến ngày kinh nguyệt. Em muốn bác sĩ tư vấn giúp em cách nào để dời ngày đèn đỏ. Em xin cảm ơn!
Nguyễn Thị Ngọc Linh (linhngoc@gmai.com)
Hiện tượng kinh nguyệt là do giảm đột ngột nồng độ nội tiết tố estrogen và progesteron trong máu. Muốn kinh nguyệt chưa xuất hiện, bạn cần duy trì nồng độ estrogen và progesteron trong máu với chỉ số nhất định để không làm phóng thích prostaglandin và không có hiện tượng co thắt mạch máu ở nội mạc tử cung.
Bạn có thể uống thuốc tránh thai để thực hiện được điều này. Tùy theo ngày thấy kinh của bạn sắp tới hay đã qua. Nếu sắp tới thì khi thấy kinh ngày đầu tiên ta bắt đầu uống thuốc tránh thai (loại thuốc uống hằng ngày 21 viên, mỗi ngày uống 1 viên) hết vỉ đó ta không nghỉ mà uống luôn sang vỉ khác. Trường hợp tháng này đã qua ngày thấy kinh thì ta có thể vẫn dùng loại 21 viên và uống viên đầu tiên vào ngày cách ngày thấy kinh tháng tới 2 tuần. Trường hợp của bạn chỉ còn 3 ngày nữa thấy kinh mà bạn muốn dời ngày lại thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi đã có tìm hiểu tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc tránh thai phù hợp.
BS. Nguyễn Kim Dung
Theo Suckhoedoisong.vn
Chậm kinh - Không chỉ là dấu hiệu có thai Ngày đèn đỏ tới chậm có thể là điều vui mừng nhưng cũng có khi là sự ngoài mong đợi. Tuy vậy, sự chậm trễ kinh nguyệt ... Ngày đèn đỏ tới chậm có thể là điều vui mừng nhưng cũng có khi là sự ngoài mong đợi. Tuy vậy, sự chậm trễ kinh nguyệt ngoài nguyên nhân có thai còn do stress,...