2 thói quen bảo quản trứng trong tủ lạnh khiến trứng nhanh hỏng, dễ gây ngộ độc
Trứng là một thực phẩm phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng, dễ gây ngộ độc.
Rửa trứng trước khi bảo quản
Tuy vỏ trứng khi mới mua về rất bẩn nhưng chị em tuyệt đối không được rửa sạch trước khi cất vào tủ lạnh.
Theo bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Nó thường mỏng nên con người rất khó cảm nhận được.
Bên cạnh đó, lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. Tuy nhiên nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong dễ khiến cho trứng bị hỏng.
Khi ăn trứng bị nhiễm độc vào cơ thể sẽ gây ra một vài triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa và buồn nôn sau 12-36 giờ. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2-7 ngày nếu không đi viện kịp thời.
Bảo quản trứng ở cánh tủ
Nhiều người thường có thói quen bảo quản trứng ở cánh của tủ lạnh. Mặc dù cánh tủ lạnh luôn làm sẵn giá để bạn cất trứng tuy nhiên không nên để trứng ở chỗ này bởi nhiệt độ bình thường làm sinh sôi các vi khuẩn salmonella enteritidi (vi khuẩn này có trong lòng đỏ của trứng).
Video đang HOT
Mặt khác, cánh cửa tủ lạnh luôn được mở ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến trứng sẽ rất nhanh hỏng.
Cách bảo quản trứng đúng cách
Mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Khi cất trứng, bạn cũng không nên để trứng chung với những thứ chứa nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt… vì mùi của chúng sẽ xâm nhập vào trứng thông qua lỗ thông khí ở vỏ và làm cho trứng bị biến chất.
Các chuyên gia cho biết chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi lần lấy trứng trong tủ lạnh, chỉ lấy đủ số trứng cần chế biến chứ không nên lấy cả khay ra. Thói quen này sẽ khiến trứng bị hỏng do ảnh hưởng từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
5 món này rất bổ dưỡng khi nấu chín nhưng nếu ăn sống sẽ dễ gây ngộ độc, nhiễm giun sán hại thân
Những thực phẩm này vốn rất bổ dưỡng khi nấu chín, nhưng nếu bạn ăn sống sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, thậm chí là tử vong.
Hiện nay, việc ăn thực phẩm sống ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì tâm lý sẽ hấp thu 100% dưỡng chất từ chúng. Số ít còn tin rằng các phương pháp nấu ăn truyền thống sẽ làm cho thực phẩm trở nên độc hại hơn, mất đi sự lành tính vốn có. Thế nên các món tươi sống như lẩu tái, đồ nhúng... ngày càng "mọc lên như nấm" tại nhiều nhà hàng, thực khách nào cũng yêu thích.
Ăn đồ tươi sống vừa có lợi vừa có hại, bởi có một số món chẳng những không tốt gì mà còn gây bệnh.
Tuy nhiên, đó lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc và mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Thực phẩm cũng có loại này loại kia, có những thứ rất tốt khi ăn sống và ngược lại. Chính vì vậy, dù có thèm tới đâu thì bạn cũng tuyệt đối không được ăn sống 5 món này kẻo hại thân, toàn là những món quen thuộc:
1. Trứng
Xếp đầu tiên là một thực phẩm khá quen thuộc với mọi nhà, mâm cơm gia đình nào cũng có. Thói quen ăn trứng lòng đào cũng được nhiều người thích, đặc biệt là khi ăn cơm tấm hoặc đập vào mì gói cho thêm phần ngon miệng. Tuy trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với cơ thể, nhưng ăn sống nó ắt sẽ gây phản tác dụng và gây bệnh.
Cụ thể, trứng sống hoặc chưa chín tới có thể chứa Salmonella - một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Ngoài ra, trứng tái còn làm giảm khả năng hấp thụ protein và biotin khiến bạn dễ thấy nôn mửa, chán ăn hay viêm nặng trong người.
Trứng lòng đào tuy ngon thật nhưng lại thuộc trong nhóm thực phẩm không nên ăn sống.
Cách tốt nhất để "hưởng" hầu hết dinh dưỡng trong trứng là chế biến thật chín. Nếu muốn ăn lòng đào thì hãy luộc kỹ, nhưng phải đảm bảo nguồn gốc trứng có xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng. Khi nấu cần phải rửa thật sạch vỏ trứng, tránh trường hợp vi khuẩn lây nhiễm vào bên trong.
2. Thịt bò, thịt heo, thịt gà
Hầu như 3 loại thịt này đều mang vi khuẩn Salmonella, E.coli và listeria gây tiêu chảy và những bệnh hiểm nghèo khác. Nếu ăn thịt chưa nấu chín, bạn cũng dễ bị lây nhiễm mầm bệnh từ mặt thớt, mặt bàn hay các dụng cụ nhà bếp. Chưa kể giun sán cũng sẽ theo đó mà vào ký sinh, phát triển trong người.
Theo Alexandra Oppenheimer Delvito - chuyên gia dinh dưỡng tại New York (Mỹ), các loại thịt này luôn phải đảm bảo nấu thật chín trong nhiệt độ tối thiểu 63 độ C. Khi ăn lẩu tươi sống hoặc các món tương tự, bạn nên nhúng vào rồi để chín hẵng vớt ra ăn. Nấu không chín cũng đồng nghĩa với việc mạo hiểm sức khỏe của bản thân.
3. Sắn
Sắn cũng là một món ăn sáng thân quen với nhiều người, nhất là các ông bà thời xưa. Không những vừa ngon vừa bùi, sắn chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ ngăn ngừa táo bón và chứa cả chất chống lão hóa. Chỉ một củ sắn vài nghìn mỗi sáng đã bao nhiêu lợi ích như vậy.
Củ sắn hấp đúng cách thì ăn mấy cũng chẳng sợ bệnh, còn ngược lại thì có nguy cơ gây tử vong.
Tuy nhiên nó chỉ đúng khi bạn chế biến sắn đúng cách và ăn chín. Còn nếu ăn sắn sống, bạn đang tự tay đưa một lượng lớn acid cyanhydric gây chết người với các triệu chứng ban đầu như khó thở, liệt cơ, mất tri giác... và nặng nhất là tử vong.
Vậy nên khi chế biến sắn, bạn cần bóc sạch vỏ và ngâm kỹ vào nước một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi, nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc khoai lang là tốt nhất. Sắn tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn sống kẻo mang họa.
4. Hải sản sống
Nhiều nhà hàng bây giờ đã bắt đầu phục vụ các món hải sản tái sống, chẳng hạn như tôm ướp nước cốt chanh ớt để tạo thành gỏi. Tuy rất ngon nhưng chúng lại là "ổ bệnh" gây ngộ độc thực phẩm, bởi axit trong chanh không thể tiêu diệt 100% vi khuẩn bên trong được. Đặc biệt với món hàu sống tái còn chứa vi khuẩn "ăn thịt người" V.vulnificus có tỷ lệ tử vong rất cao.
Thế nên tuyệt đối không được ăn hải sản sống hoặc các loại gỏi tươi sống, nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc miễn dịch yếu càng phải tránh. Hải sản cần được làm chín trong khoảng tối thiểu 63 - 74C để đảm bảo an toàn.
5. Khoai tây
Khoai tây chiên là một thành phần phổ biến trong các món ăn như salad và ăn kèm các món chính. Nhưng cần biết rằng, khoai tây sống luôn chứa các chất độc có thể gây nôn mửa và đau đầu, nhất là khi chúng chuyển màu xanh và mọc mầm. Vậy nên, tuyệt đối phải nấu thật chín khoai tây rồi mới ăn kẻo mắc bệnh. Lúc chế biến cần rửa khoai tây sống thật sạch và loại bỏ các củ khoai mọc mầm hay chuyển sang màu xanh để đảm bảo không bị ngộ độc.
18 người cùng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm chiên trứng, bác sĩ chỉ ra nguyên do đến từ một sai lầm lúc chế biến trứng mà hầu như ai cũng mắc phải Cơm chiên trứng vốn là món ăn quen thuộc và dân dã của nhiều người. Nhưng ít ai ngờ nếu phạm phải sai lầm này, nó sẽ trở nên kịch độc và gây hại khi ăn phải. Vừa qua, tờ QQ đã đăng tải câu chuyện tại một bệnh viện tiếp nhận 18 người bị ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, họ đều...