2 quốc gia nhỏ bé có tỷ lệ nhiễm virus corona cao nhất thế giới
San Marino và Vatican là 2 quốc gia nhỏ bé nhưng có tỷ lệ người nhiễm virus corona cao nhất thế giới.
San Marino là một trong những quốc gia nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Ý. Theo cập nhật đến 21/3/2020, dân số của San Marino là 33.911 người.
San Marino nhỏ bé, xinh đẹp trong lòng nước Ý.
Tính đến 15h ngày 24/3/2020, số người nhiễm virus corona tại San Marino là 187 người, trong đó có 21 người chết, 4 người bình phục.
Và theo Worldometers, tỷ lệ người nhiễm virus corona trên 1 triệu dân ở San Marino đang là 5.511 ca (nghĩa là cứ 1 triệu người sẽ có 5.511 người nhiễm). Còn tỷ lệ chết trên 1 triệu dân ở San Marino là 619 ca. Cả hai thông số này đều cao nhất thế giới.
San Marino đứng đầu về tỷ lệ người nhiễm/1 triệu dân và tỷ lệ người chết/1 triệu dân.
Xếp sau San Marino về tỷ lệ người nhiễm virus corona trên 1 triệu dân là quốc gia nhỏ bé khác, Vatican.
Video đang HOT
Vatican hiện có 4 ca nhiễm và tỷ lệ người nhiễm virus corona trên 1 triệu dân là 4.994.
Hiện tại, Italy là quốc gia có tỷ lệ người chết trên 1 triệu dân cao thứ 2 thế giới với 113 người. Nghĩa là cứ 1 triệu dân Italy, có 113 người chết do dịch Covid-19. Còn tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân ở quốc gia này đang là 1.144 ca.
Các quốc gia châu Phi bao gồm Cabo Verde, Gambia, Sudan, Zimbabwe đang là những quốc gia có tỷ lệ người chết cao nhất. Cả 4 quốc gia này đều có số ca nhiễm virus corona là 3 và số ca chết là 1, tương đương với tỷ lệ chết 33%.
HÀ THÀNH
Đại dịch Covid-19: Ý nhìn thấy ánh sáng hi vọng
Một cụ bà 95 tuổi chiến thắng căn bệnh Covid-19 và số người chết do virus corona giảm xuống so với con số kỷ lục thế giới của ngày hôm trước cùng tốc độ lây nhiễm chậm lại đang mang đến hi vọng cho nước Ý trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh.
Người Ý tập thể dục trên ban công, tránh ra ngoài thời dịch bệnh
Tính đến nay, Ý là quốc gia có số người chết vì Covid-19 lớn nhất thế giới với gần 5.500 ca tử vong và số ca nhiễm bệnh lên tới gần 60.000 ca.
Nhưng các quan chức y tế Ý đã bày tỏ hi vọng thận trọng khi số người tử vong hôm Chủ nhật (22/3) giảm xuống 651 ca so với kỷ lục thế giới ngày thứ Bảy là 793 ca.
Số ca nhiễm mới cũng chỉ tăng 10,4% - một con số được cho là khá khiêm tốn.
"Các số liệu được công bố ngày hôm nay thấp hơn so với ngày hôm qua. Tôi hy vọng và tất cả chúng ta đều hy vọng rằng những con số thấp hơn thế có thể tiếp tục xuất hiện trong những ngày tới. Nhưng đừng để mất cảnh giác", Giám đốc dịch vụ bảo vệ dân sự của Ý, ông Bruno Borrelli nói với các phóng viên hôm qua 22/3.
Ý đã hy sinh nền kinh tế và sự tự do đi lại khi phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus corona và phạt nặng những người cố tình vi phạm quy tắc kiểm dịch, ra khỏi nhà mà không có lý do chính đáng. Thủ tướng Giuseppe Conte cũng tiến thêm một bước vào cuối tuần qua khi tuyên bố đóng cửa các nhà máy "không thiết yếu" cho đến ngày 3/4 và nhấn mạnh lệnh phong tỏa sẽ được ra hạn thêm vài tuần, thậm chí hàng tháng.
Tuy nhiên, số người chết đạt kỷ lục thế giới vào hôm thứ Bảy 21/3 cho thấy mọi thứ mà chính quyền Ý đang cố gắng làm để kiểm soát dịch bệnh đều thất bại.
Đột nhiên, số liệu ngày Chủ nhật 22/3 lại cho họ hi vọng, theo AFP.
"Đó là một dấu hiệu cho thấy, chúng ta đang đạt đến điều tích cực. Nhưng chúng ta không được quá nhiệt tình hoặc diễn giải quá nhiều thứ", chuyên gia ủy ban khoa học của chính phủ Franco Locatelli bình luận.
Ngoài ra, trường hợp một cụ bà 95 tuổi chiến thắng căn bệnh Covid-19 cũng mang lại nguồn cổ vũ tích cực cho nước Ý giữa "bão" Covid-19, theo Ladbible.
Các nhân viên y tế chúc mừng cụ bà Clara đã chiến thắng căn bệnh Covid-19.
Cụ thể, cụ bà Alma Clara Corsini, từ Fanano ở Modena đã trở thành người cao tuổi nhất nước Ý chiến thắng Covid-19.
Cụ nhập viện ngày 5/3 và được chẩn đoán dương tính với virus corona nhưng hiện đã hoàn toàn bình phục và thậm chí được ra viện. Theo truyền thông Ý, cụ bà Clara đã trở thành "niềm tự hào của các nhân viên y tế".
Nước Ý chống dịch: bài học từ thị trấn 'Vò' Mỹ và châu Âu đã có những thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận đối với dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra. Và đây có thể là hi vọng. Chuyên gia Fauci giới thiệu tài liệu có tiêu đề "15 ngày làm chậm dịch lây lan" trong cuộc họp báo ngày 21-3. Phần lớn các khuyến cáo trong...