2 quốc gia láng giềng “đè bẹp” Covid-19, giờ cùng nhau hướng tới mục tiêu phi thường
2 nước này đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Giờ đây, họ cùng hướng tới một mục tiêu lớn hơn nữa: Loại bỏ hoàn toàn Covid-19 ra khỏi đất nước.
Một nhà lãnh đạo Úc – người đang kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19 – và nữ Thủ tướng của New Zealand, hai người đang đưa đất nước của họ hướng tới mục tiêu loại bỏ hoàn toàn Covid-19.
Cả Úc và New Zealand hiện đều chỉ ghi nhận một vài trường hợp nhiễm mới Covid-19 mỗi ngày, dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát.
Thật khó để nghĩ về một viễn cảnh tuyệt vời khi cuộc sống của người dân trở lại bình thường, đám đông tụ tập ở quán bar hay những đứa trẻ trở lại trường học trong tình hình dịch bệnh hiện nay tại Mỹ. Tuy nhiên, ở Úc và New Zealand, mục tiêu này đang được hướng tới, đó là khi Covid-19 được loại bỏ hoàn toàn.
Việc loại bỏ hoàn toàn Covid-19 có nghĩa là đưa tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống mức 0% tại một khu vực địa lý. Úc và người hàng xóm ở phía Đông Nam – New Zealand đang được kỳ vọng là sẽ đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng Úc Morrison và người đồng cấp ở New Zealand – bà Jacinda Ardern, trong một buổi gặp mặt (ảnh: NY Times)
Khác với bất kỳ điểm nóng Covid-19 nào trên toàn cầu, Úc và New Zealand đã có được lợi thế về mặt thời gian trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19.
Ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại Úc vào ngày 25.1 và tại New Zealand là ngày 28.2.
Thủ tướng Úc Scott Morrison, đã cấm du khách đến từ Trung Quốc vào ngày 1.2. Tại New Zealand, nữ Thủ tướng Jacinda Ardern đã đưa ra một hệ thống ứng phó dịch bệnh với mức cao nhất là phong tỏa cả nước chưa đầy một tháng sau khi ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận. Tại cả 2 quốc gia, công chúng ban đầu đều phản ứng khá gay gắt với các biện pháp kiểm dịch nhưng sau đó là tuân thủ.
Nói về việc tuyên truyền, ông Morrison hướng tới những phát biểu trên sóng truyền hình còn bà Ardern thì thích live stream trên Facebook. Cả 2 người đều nhận được được những lời khen từ giới khoa học vì biết cách lắng nghe các khuyến cáo và phản ứng nhanh chóng trước diễn biến của dịch bệnh.
Video đang HOT
Kết quả là không thể phủ nhận, Úc và New Zealand đều đã “đè bẹp” đường cong lây nhiễm của Covid-19. Tỷ lệ lây nhiễm tại cả 2 quốc gia đều ở mức rất thấp – dưới 1%.
New Zealand vẫn đang trong lệnh phong tỏa (ảnh: NY Times)
Tại Úc, ngay khi Trung Quốc giải mã xong bộ gene của của Covid-19 hồi đầu tháng 1, những nhà khoa học nước này đã lên kế hoạch cho xét nghiệm diện rộng. Ở mọi tiểu bang của Úc, các nhà khoa học luôn dẫn đầu phản ứng với dịch bệnh, sau đó mới là giới chức.
Thủ tướng Úc Morrison giữ liên lạc thường xuyên với lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của liên bang với nòng cốt là các nhà khoa học. Những phát hiện mới nhất liên quan đến dịch bệnh được gửi tới chính quyền các bang một cách rất nhanh chóng thông qua email, văn bản hoặc chat nhóm trên mạng xã hội.
Những quyết định của ông Morrison nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 luôn nhận được sự nhất trí cao từ thống đốc các bang và hầu như không có tranh cãi về mặt chính sách. Điều này là rất khác với Mỹ, khi trách nhiệm chống Covid-19 được giao cho từng bang và mỗi nơi hành động theo một kiểu. Thêm vào sự rắc rối là những lời qua tiếng lại giữa ông Trump và các thống đốc, tiếp theo là đến các cuộc biểu tình chống phong tỏa của người dân.
Cảnh sát tuần tra kiểm soát việc thực hiện quy định kiểm dịch Covid-19 tại Úc (ảnh: NY Times)
Tại New Zealand, giới chức và những chuyên gia y tế thậm chí còn hành động một cách quyết liệt hơn so với Úc.
“Sau khi xây dựng mô hình dịch bệnh, chúng tôi biết rằng cần phải tiến hành phong tỏa cả nước trong vòng 2 tháng để đạt được xác suất loại bỏ dịch bệnh hoàn toàn”, Michael Baker bác sĩ và giáo sư tại Đại học Otago, New Zealand cho biết.
New Zealand thực sự đã thành công trong kiểm soát dịch bệnh nhờ lệnh phong tỏa cả nước. Hôm 23.3 bà Ardern tuyên bố nước này đang nhắm đế mục tiêu loại bỏ hoàn toàn Covid-19.
Bà Ardern và ông Morrison đã thảo luận về việc mở cửa lại du lịch và đẩy mạnh giao thương giữa 2 nước, sau khi đã đẩy lùi được mối nguy dịch bệnh.
“Tôi cảm nhận rằng Úc và New Zealand đang dắt tay nhau đi trên cùng một con đường vào thời điểm này. Tôi hy vọng 2 nước có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó”, Ian Mackay, chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Queensland (Úc), nhận xét.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Sydney vừa mở cửa bãi biển đã phải đóng lại vì dân ùa ra đông đúc
Ba bãi biển ở phía nam Sydney đã đóng cửa lần thứ hai, chỉ 5 ngày sau khi được mở cửa trở lại vì người dân không tuân thủ quy định giãn cách xã hội khi ra biển.
Các bãi biển Clovelly, Coogee và Maroubra đã đóng cửa vào 13h chiều 24/4 vì "người dân không tuân thủ quy định chỉ ra biển để tập thể dục".
Hội đồng thành phố Randwick thông báo 3 bãi biển sẽ mở cửa lại vào thứ bảy và chủ nhật từ 6h-9h và người dân chỉ được phép tập thể dục. Hội đồng thành phố sẽ đánh giá lại tình hình vào ngày 27/4.
Hôm 22/4, hội đồng thành phố Waverly tuyên bố các bãi biển Bondi và Bronte sẽ mở cửa trở lại vào ngày 28/4 và cho phép người dân bơi lội, lướt sóng. Tuy nhiên, tất cả hoạt động trên bãi biển như chạy bộ, tắm nắng và tụ tập sẽ tiếp tục bị cấm.
Vào tháng 3, bãi biển Bondi đã đóng cửa sau khi hàng nghìn người đi biển bỏ qua các lời khuyên của giới chức như không tụ tập đông người và đảm bảo giãn cách xã hội.
Những người tắm biển rời khỏi bãi biển sau khi cảnh sát đóng cửa bãi biển Clovelly ở Sydney, Australia, ngày 24/4. Ảnh: Getty.
Đến ngày 24/4, Australia có 6.675 ca nhiễm và 79 người chết vì virus corona.
Sau khi ghi nhận tốc độ các ca nhiễm mới chỉ tăng dưới 1% trong nhiều ngày liên tiếp, Australia dường như đã "làm phẳng đỉnh dịch" thành công hơn nhiều so các nước châu Âu như Italy và Pháp.
Ngày 21/3, chính phủ Australia khẳng định các biện pháp phong tỏa đã ngăn chặn và làm chậm sự lây lan của virus, nhưng họ sẽ không nới lỏng các hạn chế trong ít nhất 3 tuần tới.
Người Australia vẫn đang được khuyến cáo ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, đi khám bệnh, đi học, đi làm hoặc tập thể dục.
Hạnh Vũ
Chuyên gia hàng đầu Thụy Điển: Có thể xuất hiện miễn dịch cộng đồng vào tháng tới Cố vấn y tế cao cấp cho chính phủ, "tác giả" của chiến lược chống dịch Covid-19 gây tranh cãi Thụy Điển - ông Anders Tegnell, cho rằng, một số khu vực ở nước này có thể đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 5 tới, tờ Daily Mail đưa tin. "Các chuyên gia của chúng tôi tại Cơ quan Y tế...