2 phương pháp điều trị mà GS Nguyễn Thanh Liêm đề xuất có ý nghĩa ra sao?

Theo dõi VGT trên

Những ngày gần đây, mặc dù bệnh nhân tử vong có giảm nhưng vẫn ở mức xấp xỉ 250 ca/ngày, riêng TP.HCM có trên 160 bệnh nhân tử vong/ngày.

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến giao Bộ Y tế nghiên cứu 2 đề xuất để giảm số ca tử vong của GS Liêm.

2 phương pháp điều trị mà GS Nguyễn Thanh Liêm đề xuất có ý nghĩa ra sao? - Hình 1

Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu kiến nghị về 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 để giảm ca tử vong, do giáo sư Nguyễn Thanh Liêm – nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương – đề xuất.

Hai phương pháp này, bao gồm đề nghị truyền huyết tương có chứa kháng thể chống virus SARS-CoV-2 của những người mắc bệnh đã hồi phục cho các bệnh nhân có nguy cơ chuyển nặng. Đây là phương pháp không mới, đã được áp dụng cho nhiều vụ dịch trên thế giới.

Thứ hai, kiến nghị truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn sớm cho các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, để ngăn chặn “bão Cytokine” – nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy hô hấp. Phương pháp này đã được sử dụng cho suy hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , các chuyên gia cho rằng việc truyền huyết tương của người hồi phục chứa kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 có ý nghĩa ở chỗ người đã bị nhiễm COVID-19 bao giờ cũng sinh ra kháng thể tiêu diệt virus.

Sau khi khỏi bệnh, kháng thể chống virus có thể tồn tại nhiều tháng trong máu của người đã bị nhiễm. Việc sử dụng huyết tương trong máu của người bệnh đã hồi phục truyền cho bệnh nhân khác đã được sử dụng từ rất lâu.

Trong vụ dịch cúm ở Tây Ban Nha (1918-1920), phương pháp này đã được sử dụng, phân tích hồi cứu 1.703 bệnh nhân được sử dụng cho thấy tỉ lệ tử vong đã giảm. Huyết tương của người hồi phục cũng đã được sử dụng trong nhiều vụ dịch khác như dịch do Ebola, MERS-CoV, cúm H1N1…

Truyền huyết tương người khỏi bệnh có thể giảm 70% tỉ lệ tử vong?

Video đang HOT

Theo nhóm chuyên gia trên, một nghiên cứu tổng quan xuất bản năm 2015 cho thấy truyền huyết tương của người hồi phục có thể giảm 70% tỉ lệ tử vong. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào truyền sớm hay muộn, hiệu giá kháng thể cao hay thấp.

Nghiên cứu truyền sớm huyết tương của người hồi phục có hiệu giá kháng thể cao để ngăn chặn diễn biến nặng COVID-19 ở người cao tuổi của Linbsster và cộng sự đăng trên tạp chí y học danh tiếng, The New England Journal of Medicine tháng 6-2021, cho kết quả rất đáng chú ý: 160 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm, 80 bệnh nhân được truyền 250ml huyết tương, 80 bệnh nhân được truyền 250ml huyết thanh mặn.

Kết quả cho thấy truyền huyết tương đã giảm được 48% số bệnh nhân chuyển nặng. Các tác giả đã truyền huyết tương có hiệu giá kháng thể cao và truyền sớm trong vòng 72 giờ từ khi có biểu hiện bệnh. Mặc dù đối tượng được truyền là người cao tuổi nhưng không có bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào xảy ra.

Chi phí 1 lần truyền huyết tương ở Brazil là 185 USD. Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Vinmec đã phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiến hành lấy huyết tương và dự trữ, nhưng chưa truyền cho người bệnh vì năm 2020 không có bệnh nhân ở Hà Nội.

Điều trị cho bệnh nhân gặp “bão cytokine” bằng truyền tế bào gốc

Khi bệnh nhân đã suy hô hấp do cơn bão cytokine thì hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Tỉ lệ tử vong rất cao, theo một số báo cáo lên đến 70%. Cho đến nay đã có 7 báo cáo về truyền tế bào gốc trung mô, 4 nghiên cứu ở pha I và 3 nghiên cứu ở pha II có so sánh với nhóm chứng không truyền.

Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Stem cell Translational Medicine cho thấy truyền tế bào gốc đã tăng tỉ lệ sống lên 2,5 lần so với nhóm không truyền. Khi phân tích sâu thêm cho nhóm có bệnh nền, tỉ lệ sống đã tăng lên 4 lần.

Cơ chế tác dụng: tế bào gốc trung mô điều hòa phản ứng miễn dịch, làm dịu bớt cơn bão cytokine, giảm việc giải phóng các cytokine độc hại, chống xơ phổi, tái tạo nhu mô phổi, giảm quá trình chết tế bào… Tại Việt Nam đang có một cơ sở có thể sản xuất tế bào gốc trung mô với số lượng lớn.

Hiện tỉ lệ tử vong bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam vào khoảng 2,5%, cao hơn bình quân chung của thế giới (thế giới tỉ lệ này khoảng 2,1%), riêng tại TP.HCM, tỉ lệ này lên đến 4%.

Có nên áp dụng?

Trong 7 ngày gần đây nhất, bình quân mỗi ngày có 234 bệnh nhân COVID-19 tử vong, giai đoạn cao điểm (tháng 8 vừa qua), con số này có thể lên tới 340 ca/ngày. Giảm tối đa số ca tử vong là yêu cầu quan trọng nhất thời gian qua, và thực tế số ca tử vong có giảm nhưng còn chậm.

Một đại diện Bộ Y tế cho biết trong 2 phương pháp mới được GS Liêm đề xuất, phương pháp truyền huyết tương bệnh nhân khỏi bệnh cho người bệnh nặng đã được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương nghiên cứu từ năm 2020. Hiện các mẫu huyết tương có đủ tiêu chuẩn điều trị đang được lưu trữ.

“Nếu Chính phủ, Bộ Y tế cho phép tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của nghiên cứu thì chúng tôi có thể triển khai lấy thêm huyết tương, chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để điều trị. Quan trọng ở đây là bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vì bản chất sử dụng huyết tương như sử dụng thuốc, phải chỉ định đúng ca bệnh” – thành viên nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết.

Vì vậy, truyền cho bệnh nhân nào, đối tượng nào, đánh giá sơ lược biện pháp đó có an toàn, hiệu quả hay không… là những đánh giá quan trọng nếu áp dụng phương pháp này, không phải áp dụng được cho mọi nhóm bệnh nhân.

“Truyền ở giai đoạn sớm, ở bệnh nhân có nồng độ virus cao, hoặc thể trung bình nhưng xét nghiệm ghi nhận chưa đủ kháng thể trung hòa virus thì nguy cơ diễn biến nặng có thể giảm” – nhà nghiên cứu kể trên cho biết.

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng sau cơn sốt mò

Bệnh nhân sốt mò thường nhập viện trong tình trạng xuất huyết, sốt cao, phù nề, khó thở, dễ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, ngày 21/9 cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt mò. Đa số người bệnh nhập viện khi đã ở giai đoạn muộn với các biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, phải dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, thở máy, lọc máu, thay huyết. Trong đó, một trường hợp đã tử vong do đến viện quá muộn, không đáp ứng với điều trị.

Một bệnh nhân nữ, 50 tuổi, ở thị trấn Lương Sơn, xuất hiện nốt mò ở vùng nếp lằn bên phải sau khi làm vườn về. Vết thương không đau, không nóng. Vài ngày sau, bà sốt liên tục, mệt...

Một người đàn ông, 48 tuổi, ở Tân Pheo, Đà Bắc, công việc chính là chăm sóc vườn cây ở trên đồi gần nhà. Anh xuất hiện vết mò đốt ở vùng thắt lưng bên trái, hơi ngứa mà không để ý. Sau đó, anh sốt cao liên tục, khó thở.

Theo bác sĩ Tình, hai bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt ở nhà uống nhưng không cải thiện, đến khi tình trạng khó thở nặng lên mới đến viện. Cả hai nhập viện đều sốt cao liên tục, rối loạn nước, điện giải, suy đa tạng, suy hô hấp do viêm phổi, tràn dịch màng phổi, suy gan cấp và tổn thương thận cấp.

Bệnh nhân phải thở máy không xâm nhập, dùng thuốc vận mạch, bổ sung điện giải và sử dụng kháng sinh đặc hiệu với Rickettsia. Hiện, họ sốt, không thở máy, chỉ còn thở oxy, chức năng gan thận tốt hơn, cần tiếp tục theo dõi.

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng sau cơn sốt mò - Hình 1

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.

Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Sốt, đau đầu, đau mỏi khắp người, vết loét ngoài da do mò đốt (dấu hiệu đặc trưng của sốt mò), phát ban, sưng các hạch, tồn thương đa cơ quan (đặc biệt là phổi, tim, gan...) là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.

Bệnh không lây từ người sang người. Thời gian ủ bệnh 6-21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ. Vết loét gặp trong khoảng 80% các trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm: nách, bẹn, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn.

Tổn thương các tạng thường gặp nhất là phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc máu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não...

Bệnh có thể gặp rải rác trong năm nhưng hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng. Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ (chủ yếu là ở chuột, chim, gà, chó), được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò (Leptotrombidium).

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng sau cơn sốt mò - Hình 2

Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sốt mò nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đặc hiệu thì dễ dẫn đến suy đa tạng và tử vong. Bác sĩ cho biết kháng sinh điều trị sốt mò là những kháng sinh thế hệ cũ, giá thành thấp nhưng rất đặc hiệu với sốt mò. Vì sốt mò không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định, biểu hiện của sốt mò rất giống với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên dễ nhầm và bỏ sót bệnh, đặc biệt là các trường hợp không tìm được vết mò đốt và bệnh đã ở giai đoạn nặng khi đã có suy đa phủ tạng.

Nhiều trường hợp không cắt nghĩa được nguyên nhân của tình trạng suy đa phủ tạng. Khi đã sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới mà không kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn, dựa vào yếu tố dịch tễ, bác sĩ có thể điều trị thử theo phác đồ sốt mò. Nếu đúng là sốt mò thì tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân cải thiện rất nhanh chóng, đặc biệt là dấu hiệu sốt, sau đó là cải thiện các tạng bị suy.

Để tránh ấu trùng mò đốt, bác sĩ khuyến cáo khi đi vào nương rẫy, đồi núi, mọi người cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, tốt cho tim mạch lại ngừa cả béo phìLoại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, tốt cho tim mạch lại ngừa cả béo phì
13:24:44 25/02/2025
Những người nên uống nước chè xanh thường xuyênNhững người nên uống nước chè xanh thường xuyên
06:02:43 24/02/2025
Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ ĐamThanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam
17:16:02 25/02/2025
Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?
17:24:17 24/02/2025
'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này
18:16:02 24/02/2025
Thường xuyên ăn trứng có tốt?Thường xuyên ăn trứng có tốt?
13:15:09 25/02/2025
Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gânHướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân
05:59:00 24/02/2025
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ AlzheimerThời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer
13:02:51 24/02/2025

Tin đang nóng

Náo loạn MXH: Phạm Băng Băng bí mật kết hôn với ông trùm giàu bậc nhất Đông Nam Á để cứu vớt sự nghiệp?Náo loạn MXH: Phạm Băng Băng bí mật kết hôn với ông trùm giàu bậc nhất Đông Nam Á để cứu vớt sự nghiệp?
20:27:11 25/02/2025
Đơn vị tổ chức quyên góp từ thiện Give.Asia thông báo dừng chiến dịch ủng hộ bé BắpĐơn vị tổ chức quyên góp từ thiện Give.Asia thông báo dừng chiến dịch ủng hộ bé Bắp
21:01:09 25/02/2025
Hành vi ảo tưởng sức mạnh của nữ diễn viên cả nước biết mặt trên máy bay: Màn đáp trả của tiếp viên gây bão!Hành vi ảo tưởng sức mạnh của nữ diễn viên cả nước biết mặt trên máy bay: Màn đáp trả của tiếp viên gây bão!
21:05:42 25/02/2025
Phát hiện dấu hiệu của bãi biển 'nghỉ dưỡng' trên Sao HỏaPhát hiện dấu hiệu của bãi biển 'nghỉ dưỡng' trên Sao Hỏa
18:59:00 25/02/2025
Vợ Vũ Luân đăng đàn "dằn mặt", chuyện gì đây?Vợ Vũ Luân đăng đàn "dằn mặt", chuyện gì đây?
20:32:50 25/02/2025
5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?
17:38:32 25/02/2025
Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?
19:37:41 25/02/2025
Xe cứu thương bốc cháy trên đường chở bệnh nhân chuyển việnXe cứu thương bốc cháy trên đường chở bệnh nhân chuyển viện
18:29:44 25/02/2025

Tin mới nhất

9 biện pháp đơn giản giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng

9 biện pháp đơn giản giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng

17:05:20 25/02/2025
Một nghiên cứu được công bố trên Psychoneuroendocrinology cho thấy, khi cảm thấy căng thẳng, việc nghe những giai điệu chậm rãi, êm dịu có thể giúp hạ nhịp tim và thư giãn cơ thể.
7 thói quen sai lầm hàng đầu khi ăn cơm khiến người Việt bị bệnh

7 thói quen sai lầm hàng đầu khi ăn cơm khiến người Việt bị bệnh

13:14:03 25/02/2025
Nếu cơm nguội còn dư hoặc bạn có thói quen nấu một lần chia làm nhiều bữa, bạn cần bảo quản cơm đúng cách tránh ối thiu như làm cơm nguội nhanh và cho vào ngăn mát. Không nên hâm cơm nhiều lần vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?

Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?

12:56:24 25/02/2025
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây ra triệu chứng thiếu máu não để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà nhiều người chưa biết

8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà nhiều người chưa biết

12:53:02 25/02/2025
Trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe thì đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất. Khi cơ quan này bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng thắt lưng lan sang hai bên hông, tương ứng với vị trí của thận.
Đồ uống có đường gây ra khoảng 340.000 ca tử vong mỗi năm

Đồ uống có đường gây ra khoảng 340.000 ca tử vong mỗi năm

12:50:36 25/02/2025
Sự gia tăng tiêu thụ đồ uống có đường ở các khu vực trên phần lớn là do các công ty sản xuất nước ngọt đang tích cực mở rộng thị trường, nhằm bù đắp cho sự sụt giảm doanh số tại các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và châu Âu.
Mỡ máu không phải nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

Mỡ máu không phải nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

12:47:11 25/02/2025
Tăng huyết áp có thể được phát hiện bằng việc đo huyết áp người bệnh do nhân viên y tế thực hiện. Đây là một hành động vô cùng đơn giản, nhanh gọn và không hề đau đớn, người dân có thể phát hiện tăng huyết áp dễ dàng bằng cách khám sức ...
Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

21:07:09 24/02/2025
Giáo hoàng Francis bày tỏ sự tin tưởng vào quá trình điều trị của mình, nhưng các nguồn tin từ Vatican cho biết văn bản này được viết trong vài ngày qua.
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

18:19:00 24/02/2025
Beta-glucan thường khuyên dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các chất hóa học ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

17:22:33 24/02/2025
Tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh, suy thận, ảnh hưởng thị lực, mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

16:16:39 24/02/2025
Đối với những người mới phẫu thuật, cơ thể cần nhiều năng lượng để hồi phục nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

16:16:04 24/02/2025
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện viên thuốc còn nguyên vỏ với kích thước 1,5 x 2,5cm, có ba cạnh sắc nhọn và một cạnh tù, cạnh sắc cắm vào thành thực quản gây chảy máu.
Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

15:35:12 24/02/2025
Bệnh cước tay chân cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng khi thời tiết lạnh ẩm thì các triệu chứng nặng nề hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tranh cãi dàn sao Running Man mùa 3: Đến lượt Võ Tấn Phát lên tiếng, chi tiết liên quan BB Trần gây chú ý

Tranh cãi dàn sao Running Man mùa 3: Đến lượt Võ Tấn Phát lên tiếng, chi tiết liên quan BB Trần gây chú ý

Tv show

22:22:45 25/02/2025
Sau Thùy Tiên và Tiến Luật, đến lượt Võ Tấn Phát có phản hồi khi xuất hiện trong danh sách dàn cast Running Man Việt mùa 3 đang được lan truyền và gây tranh cãi kịch liệt trên mạng xã hội những ngày qua.
CĂNG: Bạn thân Trấn Thành vạch mặt người quen, lợi dụng lừa đảo suốt thời gian dài

CĂNG: Bạn thân Trấn Thành vạch mặt người quen, lợi dụng lừa đảo suốt thời gian dài

Sao việt

22:19:42 25/02/2025
Mới đây, nghệ sĩ Lê Giang khiến cộng đồng mạng xôn xao khi đăng đàn tố một người từng làm việc tại cửa hàng của cô có hành vi lừa đảo, qua mặt chủ.
Tin sốc nhất ngày: Đạo diễn hàng đầu showbiz đi tù vì cưỡng hiếp nữ diễn viên nổi tiếng

Tin sốc nhất ngày: Đạo diễn hàng đầu showbiz đi tù vì cưỡng hiếp nữ diễn viên nổi tiếng

Sao châu á

22:06:15 25/02/2025
Ngày 25/1, tờ 163 đưa tin MXH chấn động khi blogger Qua Qua tiết lộ 1 nam đạo diễn hàng đầu Cbiz đã đi tù vì cưỡng hiếp 1 nữ diễn viên nổi tiếng.
Cậu bé "lực sĩ" 2 tháng biết lẫy, 7 tuổi sở hữu cơ bụng 8 múi, hé lộ hình ảnh hiếm hiện tại

Cậu bé "lực sĩ" 2 tháng biết lẫy, 7 tuổi sở hữu cơ bụng 8 múi, hé lộ hình ảnh hiếm hiện tại

Netizen

21:56:04 25/02/2025
Năm 2017, cậu bé 7 tuổi Trần Ý (Chen Yi) gây sốt cộng đồng mạng với cơ bắp cuồn cuộn cùng cơ bụng 8 múi. Chưa dừng lại tại Đại hội thể thao Hàng Châu cùng năm, Trần Ý còn giành đến 6 HCV, 1 HCB ở môn TDDC
Châu Âu chia rẽ về cách sử dụng 'vũ khí bí mật' 200 tỷ euro

Châu Âu chia rẽ về cách sử dụng 'vũ khí bí mật' 200 tỷ euro

Thế giới

21:16:04 25/02/2025
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hôm 18/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho rằng EU sẽ cần tham gia đàm phán hòa bình "vào một thời điểm nào đó" bởi các lệnh trừng phạt EU áp đặt đối với ...
Sai lầm của Guardiola 'mở toang' cánh cửa cho Atletico

Sai lầm của Guardiola 'mở toang' cánh cửa cho Atletico

Sao thể thao

20:59:26 25/02/2025
Khi Pep Guardiola quyết định để Julian Alvarez rời Manchester City vào mùa hè năm ngoái, không ai có thể ngờ rằng đó sẽ là một quyết định khiến ông phải trả giá đắt.
Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt

Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt

Thời trang

19:54:29 25/02/2025
Giàu chất thơ lãng mạn, cổ điển và ưa nhìn bậc nhất trong số những kiểu tóc ngắn là tóc bob kiểu Pháp. Đây là phong cách nổi tiếng trong thế giới thời trang mà các tín đồ của Chic style, Parisian style... không thể bỏ qua.