2 phụ nữ mất hơn 100 triệu đồng vì mua hàng qua mạng
Mua bán hàng qua mạng, 2 người phụ nữ ở huyện Đông Hòa ( Phú Yên) bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng từ tài khoản cá nhân.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh vào hồi đầu tháng 4, chị N.T.H.L (SN 1985, trú thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa) quyết định đầu tư tiền bạc để kinh doanh khẩu trang, nước sát khuẩn… trên mạng xã hội facebook của mình.
Hình thức mua bán chủ yếu là online, nhận tiền chuyển khoản qua mạng và nhận hàng bằng đường bưu điện.
Chị N.T.H.L (áo khoác vàng) kể lại sự việc
Vào ngày 20/4 vừa qua, facebook có tên Nguyễn Khánh Duy gửi tin nhắn cho chị L. với nội dung muốn đặt mua mặt hàng nước rửa tay với số tiền 1.600.000 đồng. Sau khi thống nhất mặt hàng, số lượng, chủ tài khoản này bảo chị L. đưa số tài khoản ngân hàng để thực hiện chuyển khoản.
Trước khi thực hiện giao dịch, chủ tài khoản trên cho biết là mình đang ở nước ngoài nên đã gửi đường link yêu cầu chị L. xác nhận để nhận tiền.
Video đang HOT
Chị L. truy cập vào đường link và được hướng dẫn điền các thông tin tài khoản ngân hàng như số tài khoản, mật mã, mã OTP mà không biết rằng đối tượng đã sử dụng các thông tin do chị L. cung cấp để thực hiện hành vi chuyển tiền từ tài khoản của chị đến tài khoản của đối tượng để chiếm đoạt. Thế là chỉ trong thời gian ngắn, số tiền 73 triệu trong tài khoản của chị L. “không cánh mà bay”
“Lúc đó nó hướng dẫn, mình chỉ nghĩ là do người đó ở nước ngoài nên thủ tục phức tạp hơn mà cứ thế làm theo, nào ngờ toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình mất sạch. Mình hoảng sợ, gọi điện, nhắn tin liên tục cho tài khoản FB Nguyễn Khánh Duy nhưng đối tượng đã chặn và biến mất” – chị N.T.H.L kể lại.
Tương tự như trường hợp của chị N.T.H.L, chị T.T.T.T (SN 1990, xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa) cũng mất 35,5 triệu đồng với thủ đoạn tương tự khi mua bán hàng qua mạng.
Chị T.T.T.T làm việc tại Cơ quan Công an
Trong thời gian gần đây, Công an tỉnh Phú Yên đã liên tục đưa ra các cảnh báo về tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội.
Điều dễ nhận thấy nhất, các đối tượng bị lừa mất tiền thường là những người bán hàng, thấy khách mua hàng số tiền lớn nên có tâm lý sợ khách hàng đổi ý. Nắm được yếu điểm này, các đối tượng lừa đảo liên tục nhắn tin, gọi điện hối thúc không cho nạn nhân có thời gian suy nghĩ nên nhấp vào link, khai báo tên đăng nhập, mật khẩu, nhập cả mã OTP và mất tiền….
Phần lớn những nạn nhân bị lừa ở vùng nông thôn, số tiền có trong tài khoản là tiền vay mượn kinh doanh hoặc tích góp được trong thời gian dài nhưng cuối cùng bị lừa và mất sạch.
Đại úy Đỗ Đức Duy, Phó đội trưởng Đội cảnh sát hình sự, Công an huyện Đông Hòa, Phú Yên: “Chúng tôi khuyến cáo bà con nhân dân, thứ nhất việc mua bán hàng qua mạng phải tìm hiểu kỹ đối tác làm ăn, buôn bán hàng qua mạng của mình; Thứ 2, quá trình giao dịch cần phải hạn chế cung cấp những tài khoản cá nhân, mật khẩu OTP của quá trình giao dịch… tránh để các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản”.
Ấm lòng bữa cơm 0 đồng
Để góp phần giúp người nghèo vượt qua đại dịch Covid-19, Đoàn phường Quyết Thắng, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum, đã tổ chức chương trình 'Bữa cơm 0 đồng'.
Trao thực phẩm cho người nghèo
Đây là hành động thiết thực hướng đến cộng đồng và thực hiện phong trào "Không để lại ai ở phía sau" do Tỉnh đoàn Kon Tum phát động. Sau khi vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, ngày 14.4, chương trình "Bữa cơm 0 đồng" bắt đầu được triển khai.
Để không sót ai, Đoàn phường đã lên danh sách các hộ nghèo cần được giúp đỡ trên địa bàn, rồi phân công các nhóm đoàn viên thay phiên nhau đi chợ mua thực phẩm. Sau khi đi chợ xong, các đoàn viên sẽ đến từng nhà phát miễn phí cho các gia đình. Số thực phẩm này phải đảm bảo đủ dinh dưỡng như một bữa ăn bình thường.
Đến nay, chương trình "Bữa cơm 0 đồng" đã thực hiện hơn 3 tuần với hàng trăm lượt hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ, động viên. Tuy nhiên, do nguồn quỹ hạn hẹp nên thời gian đầu Đoàn phường chỉ triển khai một bữa ăn mỗi tuần. Hiện đơn vị đang tiếp tục huy động thêm các nguồn lực, vận động các nhà hảo tâm để thực hiện 2 lần/tuần.
Chị Huỳnh Thị Ly Ly, Bí thư Đoàn phường Quyết Thắng, cho biết hiện tại quỹ của Đoàn phường chỉ còn đủ cho 6 bữa ăn. Sắp tới, Đoàn phường sẽ vận động quyên góp thêm để tiếp tục thực hiện chương trình.
Số thực phẩm phải đảm bảo đủ dinh dưỡng như một bữa ăn bình thường - ẢNH: ĐỨC NHẬT
"Ngoài các hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, phát khẩu trang miễn phí, Đoàn phường nhận thấy sự cần thiết hỗ trợ thêm thức ăn, thực phẩm rau, củ, quả. Từ đó, mô hình "Bữa cơm 0 đồng" ra đời để giúp người nghèo vượt qua đại dịch Covid-19 này", chị Ly nói.
Cũng theo chị Ly, trong thời gian qua, nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong việc chung tay phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Đoàn phường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: tặng 150 chai nước sát khuẩn, 400 khẩu trang cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; đặt 10 điểm rửa tay công cộng; phát 2.400 khẩu trang cho các đối tượng khó khăn. Ngoài ra, đơn vị cũng đã liên hệ với các doanh nghiệp tiếp nhận, tạo công ăn việc làm cho 7 lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Tranh cãi học sinh đeo mũ chống giọt bắn: 'Cẩn tắc vô áy náy, có cần chỉ trích như vậy?' Tôi có con đang theo học ở trường tiểu học, nhìn sáng kiến của nhiều phụ huynh thấy hữu ích vô cùng, ai có con ở độ tuổi này mới biết được lo lắng không là thừa. Mới đây, sáng kiến của phụ huynh lớp 1 ở Đà Nẵng khi trang bị cho con em mình kính chống giọt bắn và khẩu trang...