2 nữ du khách chết bất thường: Không phát hiện độc chất
Kết quả giám định pháp y của một trong hai nữ du khách nước ngoài tử vong bất thường tại Khánh Hòa cho thấy, không có độc chất trong tử thi.
Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết đã nhận được kết quả giám định pháp y từ Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Khánh Hòa do Viện Pháp y trung ương gửi vào đối với trường hợp tử vong của cô Karin Joy Bowerman (27 tuổi, quốc tịch Mỹ) – một trong hai nữ du khách nước ngoài chết bất thường ở Nha Trang, Khánh Hòa, cuối tháng 7/2012. Theo đó không phát hiện các độc chất trong mẫu máu và phụ tạng của nạn nhân. Nguyên nhân dẫn đến tử vong của cô Karin Joy Bowerman là suy hô hấp tuần hoàn cấp do hậu quả của phù não.
Trước đó, Karin Joy Bowerman và cô Cathy Huynh (27 tuổi, người Việt quốc tịch Canada), đều là giáo viên tiếng Anh ở Hàn Quốc, rủ nhau đi du lịch đến Nha Trang ngày 29/7, trọ chung phòng ở một nhà nghỉ trong một con hẻm thuộc đường Nguyễn Thiện Thuật. Chiều 30/7, cả hai người cùng bất ngờ bị nôn mửa dữ dội và choáng. Khoảng 19h cùng ngày, hai người được nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện quân dân y tỉnh Khánh Hòa. Đến 21h30 cùng ngày, Cathy Huynh được xuất viện do bình phục nhanh. Riêng Karin Joy Bowerman nguy kịch, nhập cấp cứu được 10 phút thì phải lập tức chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp tục cấp cứu nhưng không qua khỏi và tử vong lúc 22h40 cùng ngày.
Trưa 1/8, Cathy Huynh tái xuất hiện các triệu chứng trên, phải nhập cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa rồi tử vong lúc 2h15 sáng 2/8.
Trường hợp Karin Joy Bowerman, theo đề nghị của gia đình và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Nha Trang đã trưng cầu Trung tâm Pháp y tỉnh Khánh Hòa khám nghiệm tử thi vào ngày 1/8 để tìm nguyên nhân tử vong. Thi thể cô được hỏa táng tại Việt Nam, đưa tro cốt về Mỹ. Ngày 14/8, mẫu bệnh phẩm mới được gửi ra Hà Nội để xét nghiệm tại Viện pháp y trung ương.
Video đang HOT
Trường hợp Cathy, theo đề nghị của gia đình và Tổng lãnh sự quán Canada, thi thể cô được bàn giao nguyên vẹn cho gia đình đưa về Toronto (Canada) mai táng, không qua thủ tục mổ khám nghiệm tử thi. Trước khi mai táng, cơ quan y tế Toronto đã thuyết phục gia đình đồng ý cho khám nghiệm tử thi để xét nghiệm độc tố. Ngay sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, giới chức y tế Toronto cho biết do thời gian đã khá lâu, tử thi lại bị bảo quản theo cách chích formol (Canada không có tập quán này) quá nhiều nên việc xét nghiệm tìm độc tố sẽ khó khăn.
Ngày 14/9, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã cấp giấy chứng tử cho cô Cathy, nguyên nhân chết ghi: “Choáng không hồi phục chưa rõ nguyên nhân”.
Theo Dantri
Ghê rợn độc chất trong tương ớt giá rẻ
Để sản xuất tương ớt giá rẻ, người ta thường sử dụng các loại hóa chất công nghiệp như chất tạo độ sệt, phẩm màu, chất bảo quản và đường hóa học...
Trong vai người cần mua tương ớt sỉ để bỏ mối lẻ cho khách hàng, chúng tôi đến một số khu vực chợ đầu mối và một số cơ sở sản xuất tương ớt tại TPHCM để lấy hàng. Qua tìm hiểu mới biết nhiều loại tương ớt giá rẻ rất nguy hại vì được pha chế từ những loại độc chất.
Tương ớt 4.000 đồng/lít
Chợ Bình Tây (quận 6) nổi tiếng là khu chợ sỉ của các loại gia vị. Ghé một sạp nằm khuất gần cuối chợ để tìm nguồn hàng, chúng tôi được chị chủ sạp giới thiệu ngay một số loại tương ớt "đang bán chạy".
Chị ta khẳng định: Nếu hàng ngon và có thương hiệu thì giá bán 285.000 đồng/thùng 6 chai (mỗi chai 1,5 lít, tính ra khoảng 30.000 đồng/lít - PV). Rẻ hơn một chút là loại 55.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ hơn nữa chỉ khoảng 30.000 đồng/thùng 5 lít. "Loại càng rẻ càng pha nhiều nên sẽ không ngon. Tốt nhất nên chọn loại 55.000 đồng/thùng (thương hiệu N.) vừa cay vừa ít pha sẽ dễ bán hơn" - chị bán hàng tư vấn.
Tôi thắc mắc không biết tương được pha thêm những gì thì người bán giải thích: "Chỉ đơn giản là bột năng". Tuy vậy, khi chúng tôi đề nghị mua ngay một thùng loại rẻ nhất để làm mẫu thì chị ta cho biết phải đợi gọi chỗ khác mang tới và cho số điện thoại để tôi tiện liên lạc. Quan sát tiếp một vài cửa hàng gia vị, tương ớt khác trong khu chợ, thấy hầu hết đều có bán các loại tương ớt giá rẻ.
Ra ngoài khu vực chợ, chúng tôi gặp một người đàn ông đang chất lên xe máy nhiều thùng tương ớt, đựng trong thùng nhựa màu trắng đục trông rất dơ. Ông ta nhiệt tình cho biết đến chợ lấy sỉ để về bỏ mối lẻ lại cho các quán ăn, tiệm phở trong TP. Biết chúng tôi cũng có ý định lấy sỉ tương ớt về bán lẻ, ông đã nhiệt tình giới thiệu chỗ mua.
Những chai tương ớt giá rẻ, không nhãn mác có rất nhiều trên thị trường.
Bất ngờ là cơ sở này có giá bán còn rẻ hơn nhiều so với các sạp hàng chúng tôi tham khảo trước đó. Qua điện thoại, người của cơ sở cho biết loại cao giá nhất chỉ 30.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ nhất chỉ 21.000 đồng/thùng 5 lít. Như vậy, 1 lít tương ớt chỉ hơn 4.000 đồng. "Nếu các chị mang hàng về tỉnh, chúng tôi sẽ giao đến nơi với điều kiện phải mua 30 thùng trở lên" - người này quả quyết.
Vì sao người ta có thể sản xuất được các loại tương ớt giá "bèo" như vậy trong khi nếu theo đúng thành phần mà cơ sở này ghi trên nhãn mác (ớt 30%) thì riêng tiền ớt cũng đã hơn 50% giá vốn, chưa kể nhiều chất khác và chi phí vận chuyển, sản xuất...?
Toàn hóa chất độc hại
Theo địa chỉ được giới thiệu, chúng tôi tìm đến một cơ sở sản xuất tương ớt nằm trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Triệu Luật (quận Bình Tân). Đó là một ngôi nhà bình thường, không có vẻ gì là nơi sản xuất tương ớt với quy mô lớn, có thể bỏ sỉ ở các khu vực chợ đầu mối cũng như đưa hàng về tận các tỉnh...
Anh Tuấn (một người từng làm tương ớt bỏ mối lâu năm ở nhiều nơi, nay đã phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác) cho biết: Mặc dù trên bao bì, các cơ sở sản xuất đều ghi thành phần gồm ớt, tỏi, đường, muối, tinh bột, chất điều vị, màu thực phẩm cho phép... nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu là các loại hóa chất, phẩm màu công nghiệp giá rẻ và đường hóa học.
Tìm đến một người quen từng bán hóa chất ở đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), chúng tôi được biết tương ớt rẻ tiền chủ yếu làm từ nhiều loại hóa chất và phụ gia khác nhau, trong đó có các loại có nguy cơ độc hại rất cao như chất tạo độ sệt, phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản và đường hóa học. Chất tạo độ sệt thường được gọi tắt là CMC, cũng là chất mà nhiều người thường dùng để pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong thực phẩm thì rất đắt tiền, còn CMC dùng trong công nghiệp thì giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg nhưng chỉ cần 100 g là có thể tạo sệt cho cả trăm lít nước...
Theo BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Vinafosa), CMC dùng trong thực phẩm có độ tinh khiết rất cao trong khi CMC dùng trong công nghiệp thì chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có cả kim loại như kẽm, chì và nhiều chất khác rất độc hại. Tuy nhiên, khi đã cho CMC công nghiệp vào pha trộn thành tương ớt thì không thể phân biệt đó là CMC gì.
Mới đây, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã phát hiện trong tương ớt của một cơ sở sản xuất có chứa hàm lượng Rhodamine B rất cao. Đây là loại màu công nghiệp dùng để nhuộm vải, có giá bán rất rẻ và rất độc hại.
Có thể gây ung thưTheo các nhà chuyên môn, tương ớt làm tự nhiên sẽ khó bảo quản lâu và có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói nhưng có vị không đậm đà như tương ớt được pha nhiều bột và hóa chất. BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người có cơ thể nhạy cảm, khi ăn những loại tương ớt chứa nhiều hóa chất độc hại thì sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng nếu ăn thường xuyên và nhiều sẽ ảnh hưởng đến thần kinh khi tích trữ lâu dài trong cơ thể sẽ có nguy cơ bị ung thư hay mắc các bệnh lý khác, tùy theo chất sinh ra trong cơ thể.Theo 24h
Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế Xin cho biết cụ thể về phạm vi, mức hưởng và các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT)? Điều 21 Luật Bảo hiểm Y tế 2008, quy định phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT như sau: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán...