2 người Vĩnh Phúc nhiễm virus corona: Chủ tịch tỉnh nói gì?
Trong 3 ca dương tính với virus corona được xác nhận ngày 30/1 có tới 2 người trú tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tối 30/1, trao đổi với PV VTC News về các trường hợp bệnh nhân trú tại tỉnh Vĩnh Phúc được xác định dương tính với virus corona, ông Nguyễn Văn Trì – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, “tỉnh đã họp chỉ đạo”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Việt Văn phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: Minh Thu)
Liên quan tới dịch “viêm phổi Vũ Hán” do virus corona gây ra, ngày 30/1, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức “Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi do virus corona mới” gây ra.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn Yêu cầu Sở GD-ĐT cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nếu phát hiện học sinh ho, sốt, có biểu hiện của bệnh cần cho nghỉ học ngay để phòng tránh lây lan; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến cáo các khách sạn, nhà hàng hạn chế tiếp khách người Trung Quốc; Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Y tế tăng cường tuyên truyền cách phòng, chống dịch bệnh.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu ngành Y tế tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch tham mưu UBND tỉnh; xây dựng kịch bản ứng phó với dịch; thành lập đội phản ứng nhanh, nòng cốt là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế (TTYT) các huyện, thành phố.
Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh; kiểm tra, thẩm định lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế để sẵn sàng nếu có bệnh nhân; xây dựng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thiết lập đường dây nóng.
Đối với các TTYT tuyến huyện, nếu đủ khả năng điều trị, không được chuyển lên tuyến trên mà sẽ hội chẩn từ xa để hạn chế lây nhiễm chéo; yêu cầu đội ngũ y tế xã, y tế thôn bản tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, chống và các triệu chứng của bệnh cho người dân. Sở Y tế phải báo cáo UBND tỉnh định kỳ về tình hình dịch bệnh để kịp thời có phương án kiểm soát dịch bệnh tại Vĩnh Phúc, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Hai bệnh nhân dương tính với virus corona quê Vĩnh Phúc gồm:
Video đang HOT
Bệnh nhân Phạm Văn Ch, nam, 29 tuổi, thường trú huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân khởi phát ngày 21/01/2020, được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 26/1. Bệnh nhân đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng.
Bệnh nhân Nguyễn Thị D, nữ, 23 tuổi, địa chỉ: huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân khởi phát ngày 25/01/2020 tại nhà, được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 27/1.
Về kết quả xét nghiệm: Các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đều dương tính với vi rút nCoV bằng cả 2 kỹ thuật, bao gồm: – Giải trình tự gene thế hệ mới (Next Generation Sequencing – NGS) – Realtime RT – PCR. Nơi thực hiện xét nghiệm: Khoa Vi rút, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
THÀNH TRUNG
Theo vtc.vn
Điều gì xảy ra khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu?
Các nước có thể đóng cửa biên giới, hủy bay, khám người tại sân bay và các biện pháp khác sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cách đây ít giờ tuyên bố dịch viêm phổi cấp ở Vũ Hán là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu
Quyết định này được đưa ra khi số người chết tiếp tục tăng nhanh và nhiều nơi trên thế giới liên tục ghi nhận những ca nhiễm mới.
Đây là lần thứ 3 trong vòng chưa đầy 1 tháng qua WHO nhóm họp để đưa ra quyết định về vấn đề này sau 2 lần quyết định chưa công bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hay PHEIC.
Nó cũng đánh dấu lần thứ 6 WHO đưa ra chỉ định này đối với một dịch bệnh trong lịch sử.
Vậy thực chất PHEIC là gì?
WHO tuyên bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu trong lần họp thứ 3 về quyết định này. (Ảnh: AAP)
PHEIC được WHO định nghĩa là một sự kiện bất thượng tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của một dịch bệnh quốc tế và có khả năng cần phải có "phản ứng phối hợp quốc tế".
Khi tuyên bố dịch viêm phổi cấp ở Trung Quốc là PHEIC, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus có quyền đưa ra các khuyến nghị về việc kiểm soát lây lan của virus corona mới trên toàn cầu.
Tuyên bố của WHO sẽ được gửi cho các nước thành viên Liên hợp quốc mà WHO đánh giá đang có tình trạng nghiêm trọng. Các nước này sẽ quyết định có đóng cửa biên giới, hủy bay, khám người tại sân bay và các biện pháp khác hay không.
Cùng với đó, WHO sẽ khuyến nghị các cơ quan y tế quốc gia trên toàn thế giới đẩy mạnh các biện pháp theo dõi, chuẩn bị và ngăn chặn.
Về lý thuyết, quyết định này cũng có thể dẫn tới sự gia tăng tài trợ và nguồn lực từ cộng động quốc tế để đối phó với virus corona.
Không ít người lo ngại rằng nền kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác động tiêu cực bởi quyết định của WHO.
Trên thực tế, các quốc gia có thể chọn cắt đứt các tuyến du lịch và thương mại với Trung Quốc.
Khi WHO tuyên bố dịch Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) năm 2019, ông Ghebreyesus cảnh báo các nước không sử dụng nó như một cái cớ để áp đặt các hạn chế thương mại hoặc du lịch.
Ông nói điều này sẽ tác động tiêu cực tới đợt bùng phát cũng như sinh kế của những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh.
Mặc dù WHO không có thẩm quyết xử phạt các quốc gia, họ có thể yêu cầu các chính phủ cung cấp bằng chứng khoa học cho bất cứ hạn chế đi lại hoặc thương mại nào họ áp đặt do lo ngại sự lây lan của virus corona.
Nhưng hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hạn chế du lịch cá nhân đến và đi từ Trung Quốc sau khi dịch viêm phổi cấp bùng phát.
Triều Tiên, Mông Cổ, Nga, 2 quốc gia Trung Á là Kyrgyzstan và Tajikistan tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc.
Hong Kong cũng đóng cửa tạm thời nhiều cửa khẩu biên giới với đại lục, hạn chế cấp thị thực cho các du khách tới đại lục và giảm một nửa số chuyến bay giữa 2 bên.
Nhiều quốc gia tuyên bố không tiếp nhận du khách từ Trung Quốc, thậm chí Papua New Guinea còn cấm cả du khách châu Á hay Triều Tiên không chào đón du khách nước ngoài.
Trong quá khứ, WHO mới chỉ 5 lần tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu. Đó là vào năm 2009 với dịch cúm A/H1N1, 2009, làm chết hơn 200.000 người trên thế giới; năm 2014 với bệnh bại liệt; năm 2016 với virus Zika; riêng dịch Ebola được tuyên bố là PHEIC 2 lần vào các năm 2014 và 2019.
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Tom Solomon, người đứng đầu Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia tại Đại học Liverpool, dịch SARS 2002-2003 là căn nguyên dẫn đến việc tạo ra PHEIC. SARS cướp đi sinh mạng của hơn 700 người và ghi nhận hơn 8.000 trường hợp nhiễm bệnh.
SONG HY (Nguồn: ABC News)
Theo vtc.vn
Virus corona chủng mới lây từ người sang người từ giữa tháng 12/2019 Từ trung tuần tháng 12/2019, virus corona chủng mới gây ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp hiện nay lây truyền từ người sang người. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Trung Quốc vừa được đăng trong 1 bài viết trên Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới New England Journal of Medicine (NEJM) của...