2 người nguy kịch vì bệnh đơn giản “hắt hơi, sổ mũi”
Cứ tưởng cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi thông thường, tuy nhiên, hai bệnh nhân mắc cúm mùa H1N1 đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch, dù đã được hồi sức tích cực bằng các kỹ thuật hiện đại khác nhưng tiên lượng sống vẫn rất dè dặt.
Tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian qua, bệnh viện đang điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh cúm A/H1N1 trong tình trạng rất nguy kịch.
Bệnh nhân L.Đ.C (nam, 64 tuổi, ở Sơn Tây Hà Nội) được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai lúc 17h 5′ ngày 25.1.2019 trong tình trạng khó thở, ý thức chậm, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Theo lời kể của người nhà, trước đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, ho khan, khó thở kèm tức ngực, đi khám tại tuyến cơ sở được chẩn đoán viêm phổi, kê đơn điều trị nhưng tình trạng không cải thiện.
PGS.TS Đào Xuân Cơ (ở giữa) và các bác sĩ khoa HSTC hội chẩn ca bệnh cúm mùa biến chứng nặng
Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp). Mặc dù được điều trị tích cực với các kỹ thuật hiện đại nhất song tiên lượng sống của bệnh nhân còn rất dè dặt.
Bệnh nhân nam khác 48 tuổi ở Ứng Hòa, Hà Nội xuất hiện các triệu chứng thông thường của cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, nhức mỏi toàn thân. Đáng lưu ý, trước đó gia đình anh cũng có vài người mắc cúm. Nghĩ là chỉ mắc cúm thông thường nên phải đến 4 ngày sau anh mới nhập viện điều trị.
Lúc này anh đã có biến chứng suy đa phủ tạng và nhanh chóng rơi vào nguy kịch. Hiện tại quanh người anh là rất nhiều máy mọc hiện đại nhất như hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO, máy lọc máu liên tục, thở máy để mong giữ được tính mạng.
Khoa Hồi sức tích cực đã lấy mẫu xét nghiệm cho cả hai bệnh nhân trên. Theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa trả lời, cả hai trường hợp đều dương tính với virus cúm A/H1N1 (hay còn gọi là cúm mùa). Mặc dù không phải nhiễm cúm gia cầm H5N1 như nghi ngờ trước đó song với những biến chứng nguy kịch như trên, việc chúng ta cảnh giác với cúm là không thừa.
Bệnh nhân đang được sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất để duy trì sự sống
Video đang HOT
PGS. TS Đào Xuân Cơ – Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, cúm mùa (A/H1N1) là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn …
Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 – 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C,
“Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Đặc biệt là những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ….
Vì thế, khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt tăng, tức ngực, khó thở khi đã được dùng các thuốc cảm cúm thông thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra” – PGS Cơ khuyến cáo.
Theo Danviet
8 hiểu lầm cơ bản về cảm lạnh và cảm cúm: Có thể bạn cũng đang sai mà không biết
Nhiều người thường đổ lỗi cho điều hòa, gió, nhiệt độ thấp,... làm chúng ta bị cảm lạnh. Hay có người nghĩ rằng phải uống kháng sinh để cảm lạnh không chuyển thành cảm cúm.
Dưới đây là những hiểu lầm về cảm lạnh và cảm cúm mà bạn ngừng tin ngay lập tức.
1. Cảm lạnh có thể chuyển thành cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm là do những loại virus khác nhau gây ra nên không thể có chuyện bệnh này chuyển biến thành bệnh kia. Mọi người thường nhầm lẫn những triệu chứng sớm của hai căn bệnh này. Dưới đây là những điểm căn bản để phân biệt:
- Với cảm lạnh, thứ bị tác động đầu tiên là họng, bạn sẽ thấy đau hoặc bị viêm họng. Sau đó là đau đầu, sốt, sổ mũi. Người bệnh sẽ cảm thấy bị cảm lạnh trong 3 - 5 ngày. Trong khi đó cảm cúm bắt đầu bằng sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi toàn thân, sổ mũi. Triệu chứng cảm cúm thường dồn dập và đột ngột, tăng nhanh chóng, trong khi cảm lạnh tiến triển chậm hơn.
- Khi bị cảm lạnh, thân nhiệt bạn thường không tăng nhiều, còn người bị cảm cúm có thể bị sốt cao từ 38-19 độ C.
- Khi bị cảm cúm bạn không hắt hơi nhiều, hắt hơi là dấu hiệu của cảm lạnh.
2. Kháng sinh có thể chữa cảm lạnh
Hoàn toàn sai. Kháng sinh không thể tiêu diệt virus cảm lạnh thông thường. Thậm chí kháng sinh có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn, triệu chứng cúm không biến mất và virus tiếp tục lây lan.
Bạn cũng không được lạm dụng thuốc kháng sinh do nó sẽ gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
3. Cảm lạnh không cần chữa gì cả
Bình thường, triệu chứng cảm lạnh có thể kéo dài 3 ngày. Nhưng nếu bạn chỉ đợi và không chữa bệnh thì bạn có thể bị biến chứng hoặc triệu chứng kéo dài tới 30 ngày.
4. Bị cảm lạnh không cần nghỉ học, nghỉ làm
Nhiều người thường tiếp tục làm việc dù không khỏe. Không nghỉ ngơi thư giãn có thể khiến quá trình hồi phục bệnh chậm hơn. Tốt nhất hãy ở nhà 1 - 2 ngày rồi quay trở lại làm việc. Một lý do khác là nếu đi làm bạn có thể làm lây bệnh cho mọi người.
5. Bạn nên nằm yên trên giường
Nếu bị ốm và bạn nằm trên giường cả ngày, bạn có thể sẽ nhiễm những bệnh nghiêm trọng hơn như viêm họng, viêm phổi hay nhiễm trùng xoang. Tuần hoàn máu của bạn cũng bị kém đi. Sau khi thấy khỏe hơn bạn cũng không nên đi tập gym ngay nhưng có thể hoạt động nhẹ nhàng.
6. Trời lạnh có thể gây ra cảm lạnh
Bạn chỉ bị cảm lạnh khi bị nhiễm virus, bất kể bạn mặc ấm hay không. Gió, điều hòa, nhiệt độ thấp,... không phải nguyên nhân gây cảm lạnh. Vấn đề ở đây là không khí khô làm khô niêm mạc, khiến cơ thể khó bảo vệ khỏi virus.
7. Cảm lạnh có thể chữa hết trong 1 ngày
Nhiều người nghĩ nếu uống nhiều thuốc thì bạn có thể khỏe ngay trong 1 ngày, nhưng đây là quan niệm sai lầm nguy hiểm. Cơ thể ần thời gian để phục hồi, nếu bạn uống loại thuốc chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, nó sẽ ảnh hưởng đến tim và dẫn đến nhiều hậu quả thực sự nguy hiểm.
8. Bạn cần đợi hết mọi triệu chứng mới quay lại sinh hoạt bình thường
Không phải như vậy. Ho và sổ mũi có thể kéo dài tới 4 tuần, bạn không cần đợi hết mọi triệu chứng cảm mới quay lại sinh hoạt bình thường mà chỉ cần khi bạn cảm thấy khỏe là được.
Theo Gia đình Mới
Xót con, trách mình vì đã lạm dụng thuốc kháng sinh trị ho Một tâm lý chung của phụ huynh Việt Nam là "thần thánh hóa" thuốc kháng sinh. Khi trẻ gặp phải các căn bệnh phổ thông như: hắt hơi, sổ mũi, ho, viêm họng,... phụ huynh nhanh chóng mua kháng sinh chữa trị mà không cần chỉ dẫn của bác sĩ. Nguy hiểm khó lường khi uống kháng sinh trị ho sai cách Nhiều...