2 ngày tắm rừng với toàn phụ nữ bên vịnh Vân Phong
Tắm tiên, lặn ngắm san hô, massage trên đá nóng và rong biển… là những hoạt động trong chuyến du lịch chữa lành chỉ dành cho phụ nữ.
Lê Nga (1989) tìm hiểu về phương pháp Shinrin-yoku ( tắm rừng) của Nhật Bản đã lâu. Biết đến tour tắm rừng tại vịnh Vân Phong, chị tham gia chuyến du lịch chữa lành 2 ngày 1 đêm cùng bạn thân vào cuối năm 2020.
Điều khiến chị cảm thấy đặc biệt nhất chính là chuyến đi chỉ có 5 thành viên và toàn khách nữ. Chị chia sẻ, do đều là nữ, mọi người có nhiều không gian chuyện trò và dễ dàng kết nối với nhau. Ngoài ra, hầu hết các thành viên đều không mang theo điện thoại để quá trình “chữa lành” được diễn ra tốt nhất.
Ngày 1 : Học cách tắm rừng
Sau khi xe giường nằm di chuyển trong đêm từ TP HCM đến Khánh Hoà, buổi sáng xe bán tải đưa cả đoàn băng qua sa mạc cát và hơn 2 km đường rừng để đến một khu lưu trú yên tĩnh và còn rất hoang sơ.
Điểm dừng chân là những ngôi nhà mái lá bên bờ biển, nép mình vào một cánh rừng già. Cả đoàn được khám phá hang động tự nhiên dọc theo bãi biển. Nga chia sẻ: “Đi trong hang động rất dễ bị giật tĩnh điện, nhưng đây là một trải nghiệm rất thú vị”.
Các thành viên sau đó được thư giãn bằng cách tắm biển và lặn ngắm san hô. Lần tắm rừng đầu tiên bắt đầu vào buổi chiều cùng chuyên gia. Các thành viên được hướng dẫn thả lỏng và thư giãn, để những vướng bận về áp lực cuộc sống và công việc hằng ngày thoát ra khỏi tâm trí và cảm nhận rõ rệt những tác động thư giãn của liệu pháp tắm rừng.
Chị Nga (phải) thư giãn một mỏm đá trên bờ biển. Sức nóng tự nhiên từ tảng đá giúp tăng tuần hoàn máu cho cơ thể.
Video đang HOT
Khu rừng nhỏ ngay sau khu nhà mái lá là nơi cả đoàn bắt đầu chuyến đi trekking nhẹ nhàng, ngắm nhìn những cây cổ thụ trăm năm tuổi, cây lá nhỏ đặc trưng và những tảng đá lớn dọc lối đi. Du khách cũng có thể vừa lắng nghe tiếng chim ríu rít trên tán lá, vừa nghe tiếng sóng biển rì rầm bên dưới chân núi.
Chị Nga chia sẻ, chuyên gia sẽ giúp mỗi người hướng sự tập trung vào việc kết nối với khu rừng thông qua những “lời mời” đặc biệt. Du khách được yêu cầu đi bộ trong rừng, thử trèo lên một cây cao, ngồi tĩnh tâm trên thảm lá khô, nếm vị của khí hay tham gia “Lớp học về đá trong tự nhiên” để hiểu về sự cân bằng. Kết thúc chuyến trekking, mọi người được trải nghiệm các kiểu tắm biển độc đáo như tắm với đá nóng, tắm trong các hốc đá tự nhiên hay ngâm mình trong các bồn sục massage bằng sóng biển….
Chuyến trekking xuyên rừng dẫn đến một bãi biển với những tảng đá tạo thành hàng trăm bồn tắm ngoài trời với đủ kích cỡ. Lần tắm rừng đầu tiên, chị Nga cùng các thành viên bắt đầu hiểu những cách để kết nối với thiên nhiên và thanh lọc tâm hồn.
Buổi chiều kết thúc bằng một buổi tiệc trà ở bãi Tiên với loại trà đặc biệt được nấu bằng lá từ bi và táo đỏ. Mọi người cùng dùng bữa tối và chia sẻ những trải nghiệm trong ngày tắm rừng đầu tiên.
Ngày 2 : Tắm rừng theo cách riêng
Cả nhóm thức dậy vào lúc 4h30 để ngắm bình minh và thiền nhẹ tại nhà tĩnh tâm, hướng mặt ra biển. Khi thuỷ triều rút xuống cũng là lúc trên bờ biển lộ ra những khu rừng tảo, những đám rong rêu xanh thẫm và những con sao biển, cua, nhum… ẩn dưới hàng trăm hốc nước lớn nhỏ. Chị Nga dạo chơi trên biển, bước chân trên lớp rong mềm như một cách massage, cảm nhận một ngày bắt đầu tươi mới.
Sau bữa sáng với cháo dừa, rau củ và trái cây, các thành viên bắt đầu chuyến tắm rừng thứ 2 theo cách của riêng mình. Chuyên gia tiếp tục đồng hành để giúp mỗi thành viên chọn ra cách cảm tắm rừng phù hợp với mình nhất.
Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Thư, founder của đơn vị tổ chức, để tìm kiếm sự bình an và thư thái, không có giải pháp nào là đúng với tất cả mọi người mà thay đổi tùy theo mỗi cá nhân.
“Với một số người, đó là tiếng suối róc rách hoặc tiếng sóc leo trèo trên cành. Với số khác, đó lại là hương thơm của không khí, là mùi đất ẩm ướt hoặc cảnh rừng bừng sắc xanh sau mỗi trận mưa rào. Thế nên, tìm một nơi phù hợp với bản thân là hết sức quan trọng. Khi ấy, rừng nguyên sinh với phong cảnh thiên nhiên đa dạng sẽ phát huy hiệu quả để bạn cảm thấy thư giãn nhất”, chị Thư nói.
Bình minh trên vịnh Vân Phong.
Buổi trưa, các thành viên dùng bữa ăn nhẹ ngoài trời hay tại khu lưu trú và cùng chuyên gia chia sẻ những giá trị nhận được trong chuyến tắm rừng. Riêng với Lê Nga, chuyến đi giúp chị tái tạo lại năng lượng và mang đến cho những trải nghiệm mà các hình thức du lịch khác không có. Sau bữa trưa, cả nhóm cùng nhau tắm tiên trong một hang động kín, đây cũng là một hoạt động giúp mỗi người yêu quý cơ thể của mình hơn, chị Nga chia sẻ.
Buổi chiều, băng qua đồi cát bằng xe bán tải đến Đầm Môn, đoàn lên xe về lại Sài Gòn. Chuyến đi trở về điểm kết thúc mang theo những năng lượng tốt lành từ thiên nhiên và thông điệp tích cực từ rừng.
Ngôi làng chỉ có phụ nữ được sinh sống
Đàn ông là nhóm không được đến ngôi làng này. Ở đây, phụ nữ là nạn nhân của tảo hôn, bạo lực gia đình hoặc cưỡng hiếp.
Umoja là ngôi làng trên đồng cỏ Samburu, phía bắc Kenya, được bao quanh bởi hàng rào gai. Ngôi làng này thành lập từ 1990 bởi một nhóm 15 người là những phụ nữ sống sót sau vụ cưỡng hiếp tập thể.
Đàn ông không được phép đến ngôi làng này. Dân số của họ hiện đã mở rộng, bao gồm những phụ nữ thoát khỏi nạn tảo hôn, bạo lực gia đình hoặc cưỡng hiếp.
Một trường học của trẻ em tại làng Umoja. Hiện tại, làng có khoảng hơn 50 phụ nữ và 200 trẻ em sinh sống.
Ở đây, phụ nữ làm chủ cuộc sống. Họ nuôi bò, dê hoặc bán các đồ trang sức tự làm cho khách du lịch ghé thăm. Những người đứng đầu còn quản lý một khu cắm trại nhỏ, nơi du khách nghỉ lại.
Tại Umoja, phụ nữ thường mặc trang phục truyền thống của Samburu với áo sáng màu, váy in họa tiết hoa văn và quấn vải kanga qua vai. Trang sức đeo trên cổ là những chiếc vòng được làm từ chuỗi hạt nhiều màu sắc.
Điểm độc đáo của cộng đồng Umoja là những cư dân giàu kinh nghiệm hơn sẽ giáo dục phụ nữ và trẻ em về vấn đề tảo hôn. Milka, người điều hành trường học dành cho trẻ em cho biết nếu phải kết hôn sớm, một bé gái sẽ không đủ khả năng làm mẹ. Vì còn quá trẻ, việc sinh con sẽ khiến chúng phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Sinh sống ở đây, những người phụ nữ bảo vệ lẫn nhau, cùng chăm sóc các đứa con và bắt đầu cuộc sống không còn sợ hãi vì bạo lực hay phân biệt đối xử. "Mỗi ngày, tôi đều mỉm cười hạnh phúc khi thức dậy", cô Norkorchom nói về cuộc sống không đàn ông tại làng Umoja.
Nét đẹp thổ cẩm của người Dao Đỏ Nếu có dịp về Sa Pa (tỉnh Lào Cai), hình ảnh người phụ nữ Dao đỏ với trang phục thổ cẩm sặc sở luôn tạo một ấn tượng đặc biệt đối với du khách. Trước đây, thổ cẩm của người Dao đỏ được bán tại bản, hay các quầy lưu niệm, thì nay cứ chiều xuống, phụ nữ Dao đỏ lại gùi thổ...