‘2 năm Nhà nước chỉ sửa được phòng chờ, tư nhân xây xong sân bay’
Dẫn ra ví dụ trong ngành hàng không, CEO Vietjet Air đề nghị cần cởi bỏ cơ chế cho tư nhân phát triển, tham gia nhiều hơn, nhằm tăng tiến độ cũng như hiệu quả khai thác.
Tại một diễn đàn kinh tế chiều 26/7, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc hãng hàng không tư nhân Vietjet Air, cho rằng có nhiều việc nếu thoát khỏi cơ chế Nhà nước, giao cho tư nhân thì sẽ làm nhanh hơn, khai thác hiệu quả hơn.
Bà Thảo đưa ra ví dụ thực tế, để thay đổi một vách kính ở sân bay Tân Sơn Nhất nhằm tạo không gian thông thoáng cho hành khách thì Nhà nước làm mất 2 năm. Đồng thời sửa sang một phòng chờ theo cơ chế Nhà nước cũng mất 2 năm mới hoàn thành. Trong khi đó, trong 2 năm đó, doanh nghiệp tư nhân đã chủ động đầu tư cả một sân bay như Vân Đồn.
Tương tự, hãng bay Vietjet Air của bà làm nhà ga mới của sân bay Cam Ranh chỉ tốn 18 tháng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho rằng tư nhân làm được nhưng chưa được cởi trói về cơ chế. Ảnh: Lê Quân.
Nữ tỷ phú USD này nhấn mạnh, thông điệp của Chính phủ là sẽ giao cho tư nhân nhưng thực tế việc vẫn chưa giao tới tay.
“Thông điệp chỉ dừng lại ở chủ trương, đường lối, mong muốn của Chính phủ và còn vướng ở đâu đó chưa xuống tới các cấp để khai phá tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân. Với dự báo chu kỳ khủng hoảng 10 năm sắp tới, hơn ai hết doanh nghiệp tư nhân cần hành lang đủ lớn, cần hành động cụ thể để đứng vững và phát huy mạnh hơn nữa” – bà Thảo chia sẻ.
Việt Nam hiện có khoảng 700.000 doanh nghiệp tư nhân, đóng góp 40% GDP và tạo ra 1,2 triệu việc làm. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, khu vực tư nhân đóng góp tới 85% tăng trưởng.
Theo bà Thảo, để Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia kiến tạo, các doanh nghiệp tư nhân được đối xử công bằng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp thì từ chính phủ đến các cấp, ngành đều phải cùng chung nhận thức và hành động.
“Điều cần làm là lan tỏa tinh thần này cả về chiều sâu, chiều rộng xuống các bộ ngành, địa phương thì mới thực sự tạo nên hành lang về cơ chế, thể chế hợp lý cho doanh nghiệp tư nhân”, bà Thảo nói.
Video đang HOT
Nữ tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam đề nghị tốc độ tái cơ cấu, và cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp Nhà nước, và khu vực ngân hàng cần đẩy nhanh hơn, để hạn chế gây ảnh hưởng tới tài chính vĩ mô, giảm triển vọng tăng trưởng.
Để tạo môi trường cho doanh nghiệp tư nhân, Chính phủ cần có chính sách, biện pháp giảm các chi phí trong chuỗi cung ứng và phân phối, hình thành hệ thống logistic cạnh tranh, sự đồng bộ và phối hợp chính sách của các bộ ngành, điều hành theo tinh thần của Thủ tướng là “những gì tư nhân có thể làm thì để tư nhân làm”.
“Cuộc sống không bao giờ hết những thách thức, nền kinh tế tư nhân chưa bao giờ hết thách thức nhưng tôi tin chúng ta sẽ vượt qua năm 2018 với những chỉ số khả quan” bà Thảo nói.
Hành trình trở thành tỷ phú đôla của 2 đại gia Việt Học và khởi nghiệp thành công tại Đông Âu, ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo về đầu tư trong nước ở các lĩnh vực khác nhau, và đều được Forbes ghi danh tỷ phú USD.
Bình Nguyên
Theo Zing.vn
LNST Vingroup tăng 216 tỷ sau kiểm toán, tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bỏ túi" 1,6 tỷ USD
Tập đoàn Vingroup (VIC) mới đây đã công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất kiểm toán năm 2017 đạt 5,655 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016 và tăng 4%, tương đương 215 tỷ đồng so với trước kiểm toán.
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản năm 2017 của tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT đạt 62.482 tỷ đồng, tăng 25.186 tỷ đồng, tương đương 67,5%
Vingroup tăng lãi lên 5.655 tỷ đồng
Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 đã được kiểm toán với lợi nhuận ròng tăng nhẹ cùng một số thông tin quan trọng phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong năm 2017 là 89.350 tỷ đồng, tăng 55,1% so với năm 2016.
Lợi nhuận trước thuế đạt 9.114 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.655 tỷ đồng, tăng lần lượt 35,3% và 26,8% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.462 tỷ đồng - tăng 215 tỷ đồng so với số liệu trước kiểm toán.
Vingroup cho biết doanh thu chuyển nhượng bất động sản năm 2017 đạt 62.482 tỷ đồng, tăng 25.186 tỷ đồng, tương đương 67,5% so với năm trước nhờ các dự án lớn như: Times city Park Hill, Vinhomes Gardenia, Vinhomes Central Park, Vinhomes Riverside - The Harmony, Biệt thự biển Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Nha Trang được hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng.
Vinfast đã tiến hành ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành như Pininfarina, BMW
Doanh thu mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đạt 5.455 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm trước với lượt khách du lịch trong và ngoài nước nghỉ dưỡng tại các thành phố nơi Vinpearl hiện diện tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong năm 2017, doanh thu các mảng hoạt động bán lẻ; cho thuê bất động sản đầu tư; giáo dục và y tế đều duy trì tốc độ tăng trưởng tốt so với năm trước với tỷ lệ tăng từ 32,7% đến 69,5%.
Tại ngày 31.12.2017, tổng tài sản Vingroup đạt 213.792 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu đạt 52.557 tỷ đồng.
Báo cáo của Vingroup cũng cho biết, tại thời điểm sau ngày kết thúc niên độ 31.12.2017 đến khi phát hành báo cáo kiểm toán, tập đoàn này đã có khá nhiều các sự kiện quan trọng liên quan đến mua lại, tái cấu trúc các công ty thành viên như Vinhomes, Vinpearl, Vincommerce...
Còn Vinfast đã tiến hành ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành như Pininfarina, BMW, Magna Steyr, AVL, Durr AG, Schuler AG, Eisenmann với kế hoạch cho ra đời dòng sản phẩm đầu tiên vào cuối năm 2019.
Tháng 3.2018, Vingroup chính thức tham gia vào đào tạo đại học với kế hoạch thành lập VinUni. Mới đây nhất, tập đoàn đã quyết định lấn sân sang lĩnh vực dược phẩm với thương hiệu Vinfa. Theo đó, Vingroup đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa, đồng thời đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thuốc Vinfa tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh quy mô vốn 2.200 tỷ đồng.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng 1,6 triệu USD sau 1 tháng
Theo số liệu từ Forbes, tính đến ngày 9.4, giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã cán mốc 7,3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh của Forbes, chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang đứng ở vị trí 225, tăng 15 bậc so với ngày 6.4.
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 5,7 tỷ USD vào ngày 11.3.2018
Cách đây 1 tháng, khi Forbes công bố danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2018, tài sản ròng của ông Vượng ước tính khoảng 5,7 tỷ USD vào ngày 11.3.2018.
Chỉ trong vòng 1 tháng, khối tài sản của vị đại gia giàu nhất Việt Nam đã tăng tới 1,6 tỷ USD.Tài sản của ông Vượng tăng nhanh trong thời gian qua một phần xuất phát từ việc giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup liên tục lập đỉnh mới trên thị trường chứng khoán.
Ở thời điểm đầu tháng 3, giá VIC khoảng 95.000 đồng/cổ phiếu. Song tời thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 9.4, giá trị giao dịch của VIC đã đạt 134.900 đồng mỗi cổ phiếu, tương đương mức tăng khoảng 42%.
Trên thị trường chứng khoán, Vingroup đã vượt Vinamilk để trở thành doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất. Kết thúc phiên giao dịch ngày 11.4, cổ phiếu VIC được giao dịch ở mức giá 126.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá đạt 332.351,2 tỷ đồng.
Tổng tài sản của ông Vượng tăng 1,6 tỷ USD sau gần 1 tháng
Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp sở hữu gần 724 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup (27,45%) trị giá hơm 97.663 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông Vượng còn sở hữu gián tiếp 817,5 triệu cổ phiếu VIC thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Tại doanh nghiệp này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đang sở hữu tới 92,88% vốn điều lệ. Như vậy, tổng khối lượng cổ phiếu VIC mà ông Vượng đang có trong tay chiếm hơn 60% vốn Vingroup.
Theo Danviet
Gia nhập câu lạc bộ tỷ USD, mức giá nào cho HDBank? Hôm nay 5.1, gần 981 triệu cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) sẽ chính thức "đổ bộ" lên HoSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 33.000 đồng/cổ phiếu. Là ngân hàng đầu tiên "xông đất" sàn HoSE năm 2018, liệu HDBank sẽ làm nên kỳ tích xứng danh tên gọi "cổ phiếu vua"? Cụ...