2 món lẩu gà ngon nhất bạn không nên bỏ qua
Lẩu gà là món ăn rất quen thuộc, vậy bạn đã biết rằng nấu với nguyên liệu nào là ngon nhất chưa? Để giúp bạn làm phong phú thêm cho thực đơn của gia đình mình,
Lẩu gà được nấu với khá nhiều loại nguyên liệu khác nhau, mỗi loại lại có mùi vị đặc trưng riêng. Ảnh: Internet
1. Thịt gà là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe
Lẩu gà hay các món ăn chế biến từ gà được ưa chuộng là điều rất dễ hiểu, vì thịt gà là loại thực phẩm khá lành tính. Thịt gà có nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể như protein, vitamin A, B1, B2, C, D,…và canxi, phốt pho,… Theo đánh giá của cả Đông y lẫn Tây y, thịt gà rất tốt cho việc phòng và trị một số bệnh thường gặp.
- Thịt gà rất tốt cho mắt: Trong thịt gà có một lượng lớn vitamin A và các dưỡng chất khác có lợi cho thị lực. Việc ăn thịt gà thường xuyên sẽ giúp bạn có một đôi mắt khỏe và sáng hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
- Tốt cho hệ tim mạch: Nếu bạn muốn một loại thực phẩm vừa đảm bảo đủ chất, vừa giúp giảm cân lại vừa tốt cho tim mạch, thì thịt gà, nhất là ức gà là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ức gà có khả năng giúp bạn kiểm soát lượng homocysteine trong cơ thể, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch một cách hiệu quả.
- Hiệu quả trong việc giảm căng thằng: Trong thịt gà có chứa một số axit amin có lợi cho hệ thần kinh của con người, vì vậy để giảm căng thẳng thậm chí là hỗ trợ trị các triệu chứng trầm cảm, thịt gà thường được sử dụng như một vị thuốc hữu liệu giúp làm dịu thần kinh của con người.
Thịt gà là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Từ lợi ích của thịt gà, cùng sở thích thưởng thức món lẩu gà ngon, việc kết hợp với các thành phần nguyên liệu phổ biến như lá giang hay nấm càng làm cho món ăn thêm ngon, thú vị và dễ chinh phục bất cứ ai thưởng thức. Bạn hãy cùng Yeutre.vn xem qua cách nấu như thế nào nhé.
2. Cách nấu 2 món lẩu gà ngon và phổ biến nhất
2.1 Lẩu gà lá giang
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt gà: 1 con (khoảng 1.5 kg)
Lá giang: 2 bó (tùy theo độ chua mong muốn mà bạn sử dụng lượng lá giang thích hợp)
Sả (2 tép), tỏi, ớt.Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay,…Rau lẩu: Ngò gai, rau muống, bắp chuối, cải xanh,…Bún tươi, miếng, mì gói ăn lẩu.
Cách nấu lẩu gà lá giang
Bước 1: Nếu mua gà về tự làm thì bạn nên chọn gà ta, phần ức lớn. Làm sạch lông và dùng muối sát lên da gà cho bớt mùi, sau đó rửa sạch lại, để ráo nước rồi chặt thành miếng vừa ăn. Tiếp đó bạn ướp thịt gà với 1 muỗng muối, 1/2 muỗng tiêu, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng nước mắm, để thịt gà ngấm đều gia vị.
Ướp thịt gà trong khoảng 15 phút để ngấm đều gia vị. Ảnh: Internet
Bước 2: Lá giang bạn rửa sạch, có thể ngâm qua nước muối loãng, sau đó để ráo nước rồi vò nát. Sả dùng 1 tép đập dập, còn 1 tép bạn cắt và giã nát cùng tỏi, ớt. Rau lẩu cũng nhặt sạch và ngâm qua nước muối loãng rồi rửa lại nhé.
Nên chọn lá giang non để tránh bị chát. Ảnh: Internet
Bước 3: Dùng nồi nấu lẩu để phi sả, ớt và tỏi băm, khi đã dậy mùi thơm thì bạn cho thịt gà vào xào đến lúc thịt săn lại là được. Tiếp đến bạn cho nước vào để nấu lẩu cùng với 1 tép tỏi đập dập, nhớ vặn nhỏ lửa và vớt bớt bọt đi để nước lẩu trong hơn.
Bước 4: Khi lẩu đã sôi được một lúc và thịt gà đã chín, bạn cho lá giang cùng ngò gai vào, sôi thêm một lúc nữa thì nêm nếm cho vừa miệng là đã xong món ăn này. Bạn có thể dùng thêm me để có vị chua ngon miệng hơn nhé, thêm ít sa tế tùy khẩu vị của bạn. Có thể cho nội tạng gà vào lẩu.
Thành quả là món lẩu gà lá giang ngon không thể cưỡng lại. Ảnh: Internet
2.2 Lẩu gà nấm
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt gà: 1 con (khoảng 1.5 kg)
Nấm: 500 – 600 gram (có thể dùng nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương, nấm đùi gà,…)Hành, tỏi băm
Video đang HOT
Gia vị: Muối, tiêu xay, hạt nêm,…Rau lẩu: rau muống, ngải cứu, cải xanh, cải cúc,…tùy vào sở thích.
Bún tươi, miến, mì gói ăn kèm.
Cách nấu lẩu gà nấm
Tương tự như cách nấu lẩu gà lá giang, nhưng thay vì cho lá giang vào lúc lẩu đã sôi thì bạn cho nấm vào nhé. Mách nhỏ rằng bạn nên dùng xương gà hoặc xương ống để ninh nước lẩu khoảng 1 tiếng, món ăn của bạn sẽ ngọt và ngon hơn nhiều đấy.
Lẩu gà nấm có cách nấu cũng khá giống với lẩu gà lá giang. Ảnh: Internet
Một số lưu ý cho bạn
Tuy khá lành tính và được sử dụng phổ biến, nhưng không phải ai cũng ăn được thịt gà và các món ăn làm từ thịt gà đâu nhé! Phần da của gà thường tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh hơn, đây cũng là bộ phận chứa một số chất có hại cho các bệnh nhân tim mạch, thủy đậu và những người mắc bệnh về xương khớp.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm như tôm hay cơm nếp kèm với lẩu gà để tránh gây ra các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy nhé.
Với cách nấu 2 món lẩu gà đơn giản như Yeutre.vn đã trình bày, mong rằng bạn sẽ tự tay xuống bếp và chuẩn bị được bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công với 2 gà thật ngon này nhé.
Cách nấu lẩu gà thơm ngon ấm bụng ngày đông
Vào những ngày mưa, lẩu gà cay cay, chua chua sẽ giúp bạn giữ ấm cho cơ thể, đồng thời mang lại bữa cơm ấm cúng cho cả nhà. Cùng vào bếp trổ tài làm món lẩu gà chua cay nhé!
1 Lẩu gà chua cay
Nguyên liệu
1 con gà ta khoảng 1,2 kg
Cải thảo, rau muống hạt, bắp chuối sữa, củ cải: Mỗi thứ 200 gram
Hành lá, húng quế
2 muỗng hành tím băm
2 cây sả
30 trái ớt xiêm xanh
20 trái ớt đỏ
Chanh: Vừa đủ dùng
muỗng canh bột chanh
1 muỗng canh bột ngọt
1 muỗng canh hạt nêm
muỗng chanh đường
muỗng canh muối hột
2 muỗng canh dầu ăn
Bún vừa đủ ăn
Cách nấu lẩu gà chua cay
Bước 1 Sơ chế rau ăn kèm
Rau muống cắt khúc vừa ăn. Cải thảo bỏ phần lá, cắt khúc phần cọng.
Bắp chuối sữa bào mỏng, ngâm nước chanh. Húng quế nhặt lấy lá. Sả đập dập cắt khúc.
Bước 2 Chuẩn bị 1,5 lít nước dùng, dùng nước luộc củ cải làm nước dùng để nước dùng được trong và ngọt.
Bước 3 Gà làm sạch, trụng qua nước sôi khoảng 5 phút để da gà bóng đẹp và khử mùi hôi. Lưu ý nên trụng lúc nước thật sôi.
Bước 4 Chặt gà thành miếng vừa ăn, xếp vào đĩa.
Bước 5 Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm ớt, sả, hành tím.
Bước 6 Cho gia vị đã phi thơm vào nước dùng đã chuẩn bị.
Bước 7 Nêm gia vị vào nước dùng, gồm có muỗng canh bột chanh, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, muỗng chanh đường, muỗng canh muối hột. Nấu sôi nước dùng tầm 5 phút, cho ra nồi lẩu, cho lá húng quế vào.
Thành phẩm
Xếp bún ra chén, nhúng rau ăn kèm và gà vào nồi lẩu đang sôi với mùi húng quế, ớt và sả thơm ngào ngạt, chan một ít nước dùng trong veo vào chén bún, cùng thưởng thức vị dai giòn của thịt gà, vị ngọt thơm của rau ăn kèm và nước dùng lẩu đậm đà, chắc hẳn món lẩu gà chua cay sẽ trở thành hương vị khó quên đối với mỗi thành viên trong gia đình bạn.
2Lẩu gà nấm
Nếu gia đình bạn có người không thể ăn cay thì lựa chọn lẩu gà nấm là hợp lý cho những ngày trời se lạnh. Nồi nước lẩu thì ấm nóng, khói bốc lên tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Bên trong nổi lẩu nào là rau, nấm, thịt gà nhìn vô cùng hấp dẫn.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh từ xương và rau củ quả, còn thịt gà thì mềm mềm và thấm gia vị nên rất cuốn hút, khiến bạn ăn hoài không thể ngừng đũa được.
Cách làm lẩu gà nấm cũng không quá cầu kỳ, chỉ với các bước sơ chế nguyên liệu sao cho sạch sẽ thì cho vào nồi nước dùng. Đặc biệt dùng xương gà và xương ống sẽ làm cho nước dùng ngọt tự nhiên mà không cần nêm nếm đường.
3 Lẩu gà lá giang
Lẩu gà lá giang là món ăn nổi tiếng mà bạn dễ dàng bắt gặp nhiều hàng quán chuyên bán món lẩu này. Bạn cũng có thể thực hiện món ăn này tại nhà chỉ với các nguyên liệu nấu lẩu như: Lá giang, thịt gà, sả, ớt, hành tây, ngò rí,...
Sau khi sơ chế thịt gà, bạn cho vào chảo để xào sơ cho thịt săn lại. Sau đó đổ nước vào nấu thịt gà 20 phút cho thịt chín mềm, rồi bạn vò nát lá giang cho dập sau đó cho vào nồi nấu cùng và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cách làm lẩu gà lá giang không quá phức tạp, mà hương vị không thua kém gì ngoài hàng quán. Nước dùng chua chua ngọt ngọt, thịt gà chín mềm, thấm gia vị nên ăn miếng nào là ngon miếng đấy, rất hấp dẫn. Khi ăn kèm với các loại rau càng khiến món ăn thêm ngon.
4 Lẩu gà ớt hiểm
Món ăn này món khoái khẩu của nhiều người thích ăn cay, bởi cách làm lẩu gà ớt hiểm sử dụng nhiều ớt để nấu, làm hương vị cay nồng, rất thích hợp ăn vào những ngày trời trở lạnh.
Công thức nấu lẩu của món ăn này cần có ớt hiểm, gà ta, hành tây, tỏi, kỷ tử,...và các gia vị để nêm nếm cho nước dùng. Thịt gà sau khi sơ chế sẽ được đem đi ướp cho thấm gia vị từ 15-20 phút thì đem chiên sơ. Sau đó cho gà vào nồi nước dùng cùng với ớt, sả, kỷ tử và các nguyên liệu khác, nêm nếm vừa ăn là hoàn thành.
5 Lẩu gà thuốc bắc
Lẩu gà thuốc bắc là một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nước dùng lẩu được nấu từ xương gà nên có vị ngọt, kết hợp với các vị thuốc bắc nên có mùi thơm rất đặc trưng, thịt gà thì dai ngon, mềm rất ngon.
Cách làm lẩu gà thuốc bắc không thể thiếu những loại thuốc bắc trong món lẩu này phải kể đến: Nhân sâm, táo tàu, ý dĩ, kỷ tử, hạt sen, cùng các nguyên liệu khác. Trải qua 2 bước là sơ chế nguyên liệu, nấu nước lẩu là đã có thể thưởng thức một nồi lẩu gà thuốc bắc đầy dinh dưỡng.
6Lẩu gà lá é
Lẩu gà lá é là một món ăn có xuất xứ từ vùng đất nắng gió miền Trung, phổ biến hơn cả là ở Đà Lạt. Còn gì thích bằng được thưởng thức một nồi lẩu gà lá é nóng hổi trong tiết trời se lạnh.
Thịt gà được nấu vừa chín tới nên có độ sần sật dai ngon, hòa quyện với hương thơm nồng nàn, đặc trưng của lá é và ớt xanh mang đến hương vị khó quên.
Nguyên liệu chính không thể thiếu của món ăn này đó chính là lá é. Lá é sẽ được giã nhuyễn với các loại gia vị khác và tẩm ướp vào thịt gà. Sau đó cho gà lên bếp xào rồi cho nước vào nấu và nêm nếm vừa ăn là hoàn thành.
7 Lẩu gà thập cẩm
Lẩu gà thập cẩm là món ăn có nhiều cách nấu khác nhau tùy theo khẩu vị của từng người. Nhưng để ngon nhất là nước dùng phải được ninh từ xương gà, có độ ngọt thanh từ xương và rau củ.
Cách làm lẩu gà thập cẩm rất đơn giản, bạn chỉ cần sơ chế tất cả nguyên liệu. Cho gà ướp với chút đường, hạt nêm và rượu trắng rồi đem đi xào đến khi thịt săn lại thì cho khoảng 1,5 lít nước vào nấu nước lẩu. Sau đó cho các nguyên liệu vào và nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
8 Cách nấu nước lẩu gà ngon
Để nấu nước lẩu ngon, bạn nên không nên chặt gà thành miếng quá nhỏ vì khi nấu có thể bị vụn làm thịt gà mất ngon. Đồng thời, tùy theo đối tượng mà nêm nếm vừa khẩu vị với độ cay vừa phải cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Bạn có thể tiến hành xào gà trước khi cho vào nồi nấu để quá trình nấu lẩu được nhanh, thịt gà cũng săn và ngọt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua thịt gà ta để thịt dai, thơm và ngọt nước hơn các loại gà khác khi nấu.
Không nên chặt gà thành miếng quá nhỏ
9Lẩu gà ăn với rau gì thì ngon?
Bên cạnh các loại gia vị nấu lẩu thì rau ăn kèm là thứ không thể thiếu khi ăn lẩu, giúp chống ngán và lại còn tăng thêm hương vị.
Rau ăn lẩu gà khá đa dạng, một số phải kể đến như: Xà lách xoong, rau đắng, cải xanh, bắp chuối, rau muống, rau cải, ngải cứu, bông súng, nấm tươi,...
Bên cạnh đó, trong Đông y khuyến cáo bạn không nên ăn thịt gà với rau kinh giới, tỏi, vì kết hợp 2 thực phẩm này có thể gây chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy, run rẩy,...
Với một vài nguyên liệu đơn giản và cách làm cũng rất dễ, bạn đã có ngay món lẩu gà chua cay để đãi cả nhà vào những ngày mưa lạnh ẩm ương. Chúc các bạn thành công nhé!
Món lẩu gà ngon bổ rẻ dễ làm tại nhà Món lẩu gà ngon bổ rẻ là một món ngon được rất nhiều người yêu thích và cực tiện lợi khi tổ chức các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan hay đơn giản là cả gia đình cùng quây quần bên nhau. Dưới đây là tổng hợp 5 Cách nấu lẩu gà "ngon, bổ, rẻ " tại nhà cực đơn giản bạn không...