2 lý do khiến các tựa game được cấp phép điêu đứng, đôi khi không hẳn là vì game lậu
Việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền siết chặt quản lý về các kho ứng dụng, nền tảng phát hành game xuyên biên giới là điều cần thiết.
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ siết chặt quản lý về các kho ứng dụng, nền tảng phát hành game xuyên biên giới.
Đây là một bước đi quan trọng để các cơ quan chức năng có thể quản lý những kho ứng dụng/game khổng lồ đang có mặt tại Việt Nam như App Store, Play Store hay Steam. Điều này cũng góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu thị trường game Việt cũng như đóng góp các giải pháp quản lý.
Thực tế cho thấy, trong bài trả lời phỏng vấn ICTNews thì một NPH có tên tuổi cho biết doanh thu của họ đã sụt giảm nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm 2020, nguyên nhân chính là bởi tác động từ game lậu.
NPH này còn đề xuất chặn dải IP máy chủ game lậu, chặn các cổng game lậu trực tuyến Steam, Play Store, App Store, Epic, Origin… nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng một thực tế nhãn tiền, việc game được cấp phép bị ảnh hưởng doanh thu chắc chắn không chỉ vì game lậu.
Game thiếu đặc tính eSports
Những năm gần đây chứng kiến sự phát triển khủng khiếp của eSports (hay còn gọi là thể thao điện tử) về cả lượng người xem và doanh thu. Với những tựa game thu hút hàng triệu người chơi như Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, PUBG Mobile,… Chúng đều là những game thể thao điện tử được cấp phép ở thị trường VN nhung cũng đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng được phát hành xuyên biên giới. (Đơn cử như PUBG, King of Glory, Fortnite, Clash Royale, Clash of Clan…)
Video đang HOT
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của eSports trên nhiều phương diện qua qua các năm.
Chỉ tính riêng trong năm ngoái, ước tính tại Việt Nam có khoảng 26 triệu người chơi thể thao điện tử. Rõ ràng, những tựa game nói chung và game mobile nói riêng thiếu đi đặc tính eSports sẽ là thiếu hụt lớn trong việc tạo ra một tập khách hàng ổn định, lâu dài. Đó là chưa kể, các game eSports đã và đang nhận được vô số hỗ trợ từ các nền tảng cho phép livestream như Youtube, Facebook,…
Dưới góc độ trải nghiệm của người dùng, những sản phẩm thu phí theo giờ chơi hay bán item để gia tăng sức mạnh, tác động quyết định tới thắng – bại đã và đang dần mất đi cảm tình của số đông vốn đang theo xu hướng “Play to Win” thay vì “Pay to Win”.
Giá trị của Influencers mà một tựa game tạo ra
Thực tế cho thấy, đa phần các tựa game được cấp phép hoạt động ở VN nhưng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn trước khi phải dừng bước đều không có tác động cộng đồng lớn. Giá trị của Influencers mà những tựa game này tạo ra gần như là con số 0.
Điều này tương phản hoàn toàn với các tựa game đã và đang sở hữu dàn Influencers không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Với những nhân vật có tầm ảnh hưởng thì bản thân họ cũng trực tiếp trở thành đối tượng rất có giá trị đối với các thương hiệu, ngay cả khi họ không liên quan đến chơi game.
Tyler ‘Ninja’ Blevins – streamer người Mỹ có được những thành công vang dội cả về tài sản lẫn danh tiếng nhờ tựa game Fortnite, bản thân từng chia sẻ kiếm được gần 10 triệu USD chỉ trong 1 năm.
Ở Việt Nam, khi nhắc đến stream game, nhiều người sẽ nghĩ đến những nhân vật đình đám như: Dũng CT, ViruSs, Optimus,… Rất nhiều những game thủ nổi tiếng trên toàn cầu đã lựa chọn gắn bó với các tựa game trên Steam, Origin, Uplay hay Epic Games Store và tạo dựng danh tiếng nhờ nó, dù ai cũng hiểu đó là những game không hợp pháp ở nước ta. Rõ ràng, tác động qua lại giữa Influencers và lựa game mà họ lựa chọn cũng là cách để 2 bên cùng thắng.
Có thể nói, quan điểm cho rằng một tựa game “hợp pháp” chịu cảnh đi xuống nhiều mặt (doanh thu, ảnh hưởng) do… game lậu là ý kiến chủ quan, phiến diện. Nếu một sản phẩm game được điều hành tốt, đánh trúng tâm lý và nhu cầu trải nghiệm thực tế của cộng đồng thì chắc chắn sẽ duy trì được sự ổn định trong thời gian dài.
Quản game xuyên biên giới: Cần chặn dải IP máy chủ game lậu
Phần lớn các nhà phát hành lớn không có ý kiến trước tình trạng game xuyên biên giới không phép đang hoành hành ở Việt Nam hiện nay.
Theo khảo sát sơ bộ của Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), doanh thu từ game lậu chiếm 30% doanh thu toàn thị trường game Việt Nam. Như vậy, ảnh hưởng từ game lậu với thị trường nội địa là rất lớn, nhiều giải pháp cũng đã được đưa ra ở dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP (gọi tắt là dự thảo luật mới).
Nhưng như đã đề cập ở bài viết trước, chính sách của cơ quan quản lý khó lòng bao quát hết các mặt của công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay. Do vậy, rất cần sự chung tay góp ý, đóng góp của các nhà phát hành trong nước, để từ đó tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà.
Có một điều khá bất ngờ, mặc dù bị ảnh hưởng doanh thu từ game lậu như ở trên, nhưng khi phóng viên liên hệ với các nhà phát hành lớn đang phát hành game ở trong nước như VNG, Gamota (Appota), Vietnam Esports, SohaGame, DECO, các doanh nghiệp này đều không bình luận hay đưa ra giải pháp gì với việc quản lý game xuyên biên giới đang nhức nhối hiện nay.
Chỉ có 2 nhà phát hành là VTC Game (VTC Intecom) và VTC Mobile là đưa ra thực trạng doanh nghiệp mình đang gặp phải và đề xuất phương án để ngăn chặn.
Với câu hỏi ảnh hưởng của game lậu về mặt doanh thu, VTC Game (VTC Intecom) cho biết doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 đã bị sụt giảm từ 30-40%, còn đại diện VTC Mobile cho biết khó đo đếm chính xác để có con số cụ thể.
Về giải pháp để ngăn chặn game lậu, cả hai đơn vị này đều đề xuất chặn dải IP máy chủ game lậu, chặn các cổng game lậu trực tuyến Steam, Play Store, App Store, Epic, Origin... nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra cũng phải yêu cầu các đơn vị quảng cáo (Facebook, Google) tuân thủ các quy định về quảng cáo game ở Việt Nam và chú trọng rà soát các kênh thanh toán trong nước hỗ trợ cho game xuyên biên giới không phép.
Đây là những giải pháp cũng đã được đưa vào trong dự thảo luật mới của Bộ TT&TT. Song song đó, để công tác quản lý có hiệu quả hơn nữa, các nhà phát hành Việt cũng cần phối hợp với cơ quan quản lý như thông báo, báo cáo, kiến nghị lên cơ quan hữu trách về những trường hợp game lậu, game không phép xuyên biên giới đang vận hành chui ở Việt Nam, để từ đó có những giải pháp hạn chế sự hoành hành của game lậu trên các nền tảng xuyên biên giới hiện nay.
Vì sao phải chơi "game lậu" khi gMO "tu tiên AFK" được cấp phép - Mộng Ảo Tu Tiên chuẩn bị ra mắt? Chơi game lậu đồng nghĩa với rất nhiều rủi ro mà người chơi có thể gặp phải... Những năm gần đây, mặc dù số lượng game online được phát hành chính thống, có giấy phép tại thị trường Việt Nam đã dần tăng nhanh, tuy nhiên số lượng "game lậu" mọc lên cũng không hề kém cạnh. Với nhiều thủ đoạn không ngờ...