2 loại vaccine phòng ung thư cổ tử cung
Vaccine Gardasil và Cervarix phòng virus HPV với lịch tiêm hai hoặc ba mũi, dành cho nữ khoảng 9 tuổi đến 26 tuổi.
Virus HPV (human papillomavirus) có nhiều loại khác nhau, trong đó, một số loại gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn, phổ biến là HPV 16 và 18. Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, ngoài ra có thể lây khi dùng chung dụng cụ cắt móng tay, đồ lót…
Để phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý về đường sinh dục, bác sĩ khuyến cáo nữ giới nên tiêm vaccine để phòng bệnh. Hiện vaccine phòng HPV thường được sử dụng tại Việt Nam như vaccine Gardasil (Mỹ), Cervarix (Bỉ). Hai loại vaccine này có một số sự khác biệt về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, độ tuổi và lịch tiêm chủng.
Vaccine HPV giúp phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý do virus human papillomavirus gây ra. Ảnh: Shutterstock.
Vaccine Gardasil
Vaccine HPV tứ giá Gardasil phòng 4 tuýp virus HPV gồm 6, 11, 16 và 18. Vaccine này được chỉ định cho trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi 9-26 để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, bệnh lý do nhiễm virus HPV.
Video đang HOT
Lịch tiêm gồm 3 mũi với mỗi liều 0,5 ml. Mũi một lần đầu tiêm. Mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng. Mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Gardasil có thể dùng cùng thời điểm với các vaccine viêm gan B tái tổ hợp; vaccine liên hợp não mô cầu nhóm A, C, D; vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.
Theo Trung tâm giáo dục vaccine, Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ),nam giới cũng có thể gặp một số vấn đề do virus HPV gây ra như mụn cóc ở hậu môn, bộ phận sinh dục; ung thư hậu môn… Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine Gardasil cho cả nam và nữ vì có thể giúp nam giới phòng ngừa một số bệnh này.
Vaccine HPV nhị giá Cervarix phòng ngừa ung thư cổ tử cung với 2 tuýp virus HPV phổ biến là 16 và 18. Trẻ em, phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi có thể tiêm vaccine Cervarix.
Lịch tiêm gồm 3 mũi với mỗi liều 0,5 ml. Mũi một lần đầu tiêm. Mũi 2 cách mũi đầu một tháng. Mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Cervarix có thể tiêm đồng thời với vaccine kháng nguyên bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào (dTpa), vaccine bại liệt bất hoạt (IPV), vaccine phối hợp dTpa-IPV, vaccine viêm gan A (bất hoạt) (HepA), vaccine viêm gan B (rDNA) (HepB) và vaccine phối hợp HepA-HepB.
Vaccine Cervarix với lịch tiêm 3 mũi cho trẻ em, phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi.
Vaccine phòng HPV có hiệu quả cao, được ghi nhận an toàn bởi các cơ quan uy tín của Mỹ như Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV sớm vì sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch. Phụ nữ đã quan hệ tình dục, từng nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vaccine. Hiện nay, vaccine HPV ở nước ta có thể tiêm theo hình thức dịch vụ.
Nữ giới không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không mang thai, không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều có thể đủ điều kiện tiêm vaccine, thông thường sẽ không cần xét nghiệm trước khi tiêm.
Nếu phụ nữ có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành ba mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng và hoàn tất lịch tiêm sau khi sinh con.
Phát triển thành công "dao thông minh" giúp phát hiện nhanh ung thư
Các nhà khoa học đã phát triển một loại "dao thông minh" có thể phát hiện ung thư từ chính phần mô sống mà thiết bị này tiếp cận, với độ nhạy và độ đặc hiệu đều đạt 100%.
Theo chia sẻ của nhóm tác giả, thiết bị này hoạt động dựa vào việc phân tích tình trạng trao đổi chất bên trong mô sống, bằng phương pháp khối phổ.
Cụ thể, "dao thông minh" - Thực chất là một thiết bị điện nhiệt cầm tay - sẽ tiếp cận các mô mục tiêu thông qua cổ tử cung, sau đó chuyển hóa một phần nhỏ của mô thành dạng khí dung, rồi chuyển đến máy khối phổ thông qua đường ống hút. Hỗn hợp khí dung này sau đó sẽ được phân tích ngay lập tức để nhận diện tình trạng của mô.
Được biết, trong thử nghiệm đánh giá với 16 mẫu mô cổ tử cung khỏe mạnh, 50 mẫu mô cổ tử cung dương tính với virus HPV và 21 mẫu mô cổ tử cung mắc ung thư, thiết bị này đã có thể xác định với độ nhạy và độ đặc hiệu đạt 100%.
Với kết quả này, nhóm tác giả kì vọng sẽ có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng "dao thông minh" trong phòng phẫu thuật, từ đó cho phép các bác sĩ có thể quyết định xem nên thực hiện sinh thiết hay cắt bỏ phần mô mình tiếp cận.
"Để có thể đưa vào sử dụng, chúng tôi cần phải thử nghiệm thiết bị này trên nhiều mẫu mô hơn để đánh giá độ chính xác của nó, cũng như khoanh vùng những loại mô, loại ung thư nào mà thiết bị hoạt động tốt nhất. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ dừng lại ở ung thư cổ tử cung" - Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Chống lại ung thư, cuộc chiến không chỉ riêng bệnh nhân Xã hội hiện đại, phát triển thì bệnh tật tăng cao hơn. Những năm gần đây, thuốc tim mạch, tăng huyết áp hay đái tháo đường đều không còn được nhắc đến. Ngành y học vẫn đang nghiên cứu, tìm tòi để chống lại ung thư. Vấn đề kiểm soát bệnh ung thư diễn ra khó khăn, phức tạp. Ngành y tế toàn...