2 loại thuốc giúp F0 hạn chế chuyển nặng khi cách ly tại nhà

Theo dõi VGT trên

Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống cho trường hợp F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp.

Ngày 9/8, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh ký văn bản gửi các cơ sở y tế điều trị Covid-19, nơi cách ly tập trung về việc cập nhật Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 cách ly tại nhà.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong thời gian qua, bên cạnh hơn 50.000 người được điều trị Covid-19, vẫn còn những trường hợp mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa kịp đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, sau đó diễn tiến nặng.

Dựa theo bản cập nhật hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở cách ly tập trung, tổ phản ứng nhanh dự trù và cung ứng các thuốc thiết yếu như thuốc hạ sốt, nâng cao thể trạng, kháng viêm corticoid dạng uống để cung cấp cho người Covid-19 cách ly tại nhà khi có chỉ định.

2 loại thuốc giúp F0 hạn chế chuyển nặng khi cách ly tại nhà - Hình 1

Nhân viên y tế mang bình oxy để hỗ trợ hô hấp cho F0 tại bệnh viện dã chiến. Ảnh: Duy Hiệu.

Bên cạnh hướng dẫn cụ thể khi F0 cách ly tại nhà và liệt kê nhiều loại thuốc thiết yếu, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn bổ sung thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

Thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống được chỉ định cho trường hợp F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở> 20 lần/phút và/hoặc SpO2

1. Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

- Dexamethasone: Người lớn: 6 mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15 mg/kg/ngày (tối đa 6 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Prednisolone: Người lớn: 40 mg/lần/ngày. Trẻ em: 1 mg/kg/ngày (tối đa 40 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Methylprednisolone: Người lớn: 16 mg/lẫn, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em: 0,8 mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32 mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).

Video đang HOT

2. Thuốc kháng đông dạng uống

Rivaroxaban: 10 mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa 7 ngày.

Lưu ý khi sử dụng, bệnh nhân cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa…). Thận trọng ở người trên 80 tuổi. Chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở…, bệnh nhân cần liên hệ nhân viên y tế bằng cách gọi tổng đài 1022, bấm phím 3 để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc phím 4 để được tư vấn từ thầy thuốc đồng hành.

Bệnh nhân cũng có thể gọi đến Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng virus mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế cập nhật bản mới nhất có khuyến cáo sử dụng thuốc kháng đông heparin tiêm dưới da cho những trường hợp có độ nặng từ trung bình trở lên.

Thuốc kháng đông dạng uống Rivaroxaban là loại thuốc kháng đông non-heparin mới, được dùng trong dự phòng đột quỵ và huyết khối ở người bệnh rung nhĩ, dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh thay khớp háng, khớp gối.

Hiện nay, trên thế giới, thuốc này được nghiên cứu thử nghiệm đánh giá hiệu quả ngăn ngừa huyết khối trên người mắc Covid-19, tuy nhiên vẫn chưa đủ chứng cử khoa học để đưa vào phác đồ điều trị.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh đang bùng phát với nhiều trường hợp chuyển nặng tại nhà như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng thuốc này theo hướng dẫn như trên nhằm hạn chế tỷ lệ chuyển nặng tại nhà.

Sở Y tế TP.HCM khuyến khích các bệnh viện tăng cường nghiên cứu ứng dụng thuốc này trong điều trị Covid-19 nhằm đóng góp vào kho dữ liệu khoa học của ngành, làm căn cứ để kiến nghị Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế bố sung vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 trong thời gian tới.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà?

Lo lắng dịch bệnh nên nhiều người đổ xô đi mua thuốc corticoid vì tin rằng thuốc này có thể điều trị COVID-19 hiệu quả tại nhà.

Từ lâu nay, các phương tiện truyền thông vẫn cảnh báo về cách hướng dẫn điều trị bệnh qua mạng. Tuy nhiên, vẫn không ít người tin tưởng một cách mù quáng về các cách điều trị vô căn cứ này. Nhiều người phải gánh hậu quả nặng nề từ những sai lầm này, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - Hình 1

Thuốc corticoid.

Những "tín đồ" chữa bệnh truyền miệng

Trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người nghe được các thông tin chưa rõ ràng về cách điều trị bệnh mà đồn thổi, mách nhau mua các loại thuốc có thể phòng và điều trị COVID-19. Hậu quả đã có người ngộ độc thuốc chữa sốt rét Chloroquin suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, trên mạng xã hội lại đồn thổi về loại thuốc corticoid giá thành rẻ mà dễ mua có thể điều trị COVID-19 hiệu quả. Họ cho rằng loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và giảm biến chứng khi mắc COVID-19. Vì thế, nhiều người lại đổ xô mua thuốc corticoid tích trữ tại nhà để tự chữa bệnh.

Bên cạnh đó, câu chuyện về uống một vài loại thuốc dự phòng biến chứng sau khi tiêm vaccine AstraZenaca phòng COVID-19 gần đây cũng được nhiều người mách nhau. Họ lo sợ khi tiêm vaccine sẽ gặp các phản ứng dị ứng, nên rủ nhau uống thuốc chống dị ứng corticoid trước khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Theo Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, việc uống thuốc chống dị ứng corticoid trước tiêm không có tác dụng gì với việc dự phòng phản ứng dị ứng do tiêm vaccine COVID-19. Chưa kể việc uống thuốc chống dị ứng trước tiêm có thể gây ra tác dụng không mong muốn, gây nguy hiểm sức khỏe.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - Hình 2

Chỉ sử dụng corticoid sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Tác dụng của thuốc corticoid

PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethasone, prednisone, methyl presnisolone, hydrocortisone...) bản chất thuộc nhóm hormone với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

"Thuốc có chỉ định để ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết" , PGS Liên Hương nhấn mạnh.

Theo PGS Liên Hương, người bệnh chỉ dùng khi được kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê, không tự ý mua uống như để điều trị COVID-19. Bởi việc lạm dụng các thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ miễn dịch, khiến hiệu quả của vaccine hay kháng sinh bị giảm, mất cân bằng nội tiết tố, tăng đường huyết...

Ngoài ra, khi sử dụng corticoid trong thời gian dài có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như: Mất ngủ, rối loạn tâm thần, tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng, gây phù, tăng huyết áp do trữ natri và nước, gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ, loạn dưỡng cơ, ban đỏ, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá...

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - Hình 3

Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch. (Ảnh minh họa)

Corticoid chỉ có tác dụng với bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng

Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, mà chủ yếu điều trị triệu chứng, theo dõi sát bệnh nhân, hạn chế để tình trạng từ bệnh nhẹ chuyển thành bệnh nặng.

Trước đó, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo, corticoid nên sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19 nhập viện, đang điều trị bằng corticoid toàn thân.

Các thuốc này cũng được áp dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) của Bộ Y tế, có đề cập đến thuốc corticoid. Trong đó, lưu ý không sử dụng các thuốc corticoid toàn thân thường quy cho viêm đường hô hấp, trừ khi có những chỉ định khác.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch; hội chứng viêm hệ thống ở trẻ em liên quan tới COVID-19; những trường hợp COVID-19 có bệnh nền cần/đang điều trị bằng corticoid phải tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được dùng trong bệnh viện và có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương, tùy từng bệnh nhân, tùy từng mức độ bệnh của mỗi người mà có liều lượng cụ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao các chỉ số về glucose máu và các tác dụng bất lợi khác của thuốc trong thời gian sử dụng để được xử lý phù hợp, kịp thời nếu xảy ra.

Những trường hợp COVID-19 có bệnh nền đang điều trị bằng corticoid cần tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid toàn thân. Loại corticoid, liều lượng, và cách sử dụng duy trì theo tình trạng bệnh nền đã có.

" Thuốc corticoid chỉ có tác dụng với người mắc COVID-19 có triệu chứng. Việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những người chưa mắc COVID-19 tuyệt đối không nên mua dự trữ thuốc corticoid, không uống thuốc corticoid để dự phòng mắc COVID-19" , PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?
09:55:01 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình ThuậnChó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
20:06:11 22/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đìnhLoại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
10:41:55 22/02/2025
Rau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộnRau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộn
19:46:09 22/02/2025
3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan
09:37:08 22/02/2025
Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiềnCỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền
09:21:32 22/02/2025
Bài tập cho người bệnh lao thanh quảnBài tập cho người bệnh lao thanh quản
09:32:02 22/02/2025

Tin đang nóng

Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buôngCông bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
13:48:51 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn côngĐạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn công
15:08:05 23/02/2025
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh việnNằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện
18:02:42 23/02/2025
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thưCa sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư
14:58:44 23/02/2025
"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương
16:56:52 23/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Khánh Phương sau khi vợ Chủ tịch bị bắt vì cáo buộc lừa đảo hơn 9.000 tỷ?Chuyện gì đang xảy ra với Khánh Phương sau khi vợ Chủ tịch bị bắt vì cáo buộc lừa đảo hơn 9.000 tỷ?
14:02:53 23/02/2025
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhauKhởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau
16:07:32 23/02/2025

Tin mới nhất

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

08:35:03 23/02/2025
Người bệnh cúm cũng cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi, những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với sữa, lactose - một hợp chất trong đồ uống này, có thể khó tiêu.
Chế độ ăn cho người mắc Hội chứng QT kéo dài

Chế độ ăn cho người mắc Hội chứng QT kéo dài

08:30:40 23/02/2025
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại Hội chứng QT kéo dài, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo cân bằng điện giải.
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cân được không?

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cân được không?

08:18:34 23/02/2025
Chất xơ không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột, một số chất xơ còn được đưa vào chế độ ăn giảm cân
10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống lão hóa tốt nhất

10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống lão hóa tốt nhất

08:12:51 23/02/2025
Quả óc chó là nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa, hợp chất chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, hỗ trợ chức năng nhận thức tổng thể.
Người bệnh tim mạch, đái tháo đường... nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường... nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

08:04:05 23/02/2025
Cơ thể sản xuất nhiều cholesterol hơn vào ban đêm, do đó các thuốc như simvastatin và pravastatin thường khuyên dùng vào buổi tối. Tuy nhiên, các loại statin khác bị cơ thể phân hủy chậm hơn có thể uống vào buổi sáng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ bữa sáng?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ bữa sáng?

08:02:08 23/02/2025
Khi bỏ bữa, dịch vị dạ dày vẫn được tiết ra nhưng không có thức ăn để trung hòa. Axit trong dịch vị có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

07:58:11 23/02/2025
Sau khi các bác sĩ tạo đường dẫn lưu mới cho chất dịch, người đàn ông này đã hồi phục hoàn toàn. Nhưng các lần chụp cắt lớp tiếp theo cho thấy không có thay đổi nào về kích thước não của anh.
Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo

Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo

07:50:18 23/02/2025
Sau khi bị ốm hoặc hoạt động thể chất mạnh, cần bù nước đúng cách. Nước gạo có thể cân bằng điện giải tự nhiên, là lựa chọn lý tưởng cho việc bù nước. Chất lỏng giúp cơ thể khôi phục lượng nước và khoáng chất bị mất, ngăn ngừa mất nước ...
Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

06:05:21 23/02/2025
Lúc bụng đang đói mà ăn tỏi hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Điều này là do chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong...
Lợi ích sức khỏe không ngờ từ thịt lươn

Lợi ích sức khỏe không ngờ từ thịt lươn

06:00:43 23/02/2025
Một số nghiên cứu cho thấy Omega-3 có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác. Omega-3 giúp điều chỉnh sự cân bằng hóa học trong não, giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu.
Triệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tay

05:55:37 23/02/2025
Các động tác như gấp, ngửa cổ tay quá mức, cầm nắm lâu hoặc đi xe máy có thể làm cơn tê tăng lên, trong khi nghỉ ngơi hoặc vẩy tay giúp giảm triệu chứng.
Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

20:03:43 22/02/2025
Những con ruồi tiêu thụ lượng caffeine ít hơn sống lâu hơn. Báo cáo cũng cho thấy lượng chất béo và hoạt động trao đổi chất của ruồi cũng giảm nếu tăng liều lượng caffeine hấp thụ.

Có thể bạn quan tâm

TP Hồ Chí Minh: Cứu thoát bé trai 10 tuổi khỏi căn nhà cháy ở quận 3

TP Hồ Chí Minh: Cứu thoát bé trai 10 tuổi khỏi căn nhà cháy ở quận 3

Tin nổi bật

19:51:37 23/02/2025
Phát hiện có bé trai 10 tuổi kẹt bên trong căn nhà đang bị khói lửa bao trùm, người dân và lực lượng tại chỗ đã dũng cảm lao vào bên trong, cứu được cháu ra ngoài. Theo lời kể của cháu, cha mẹ đi về quê, anh trai đi học, chỉ có mình chá...
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Phong cách sao

19:50:14 23/02/2025
Fashionista Châu Lê Thu Hằng, cựu tiếp viên hàng không hiện sống và làm việc tại Mỹ, gây chú ý với loạt ảnh phối đồ ấn tượng, đầy màu sắc.
Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Thế giới

19:48:39 23/02/2025
Các nghệ nhân của Fukui dựa trên truyền thống hàng thế kỷ làm lưỡi dao, đồ mộc, đồ sơn mài, đồ gốm và giấy, để đưa ngành nghề truyền thống địa phương trở thành một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.
Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi

Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi

Sao âu mỹ

19:37:06 23/02/2025
Tình yêu trong giới Hollywood luôn là chủ đề nóng, nhất là khi các cặp đôi có sự chênh lệch lớn về tuổi tác. Có đôi hơn nhau tới 53 tuổi.
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại

Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại

Hậu trường phim

19:18:24 23/02/2025
Sở hữu hai ngôi sao hàng đầu của màn ảnh Hàn là Park Bo Young và Choi Woo Sik nhưng Melo Drama không thể lọt vào BXH toàn cầu của Netflix.
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Sao thể thao

19:12:37 23/02/2025
Tiền đạo của Barca, Lamine Yamal, đã khoe chân đẫm máu sau trận thắng Las Palmas. Anh không hiểu tại sao trọng tài Cordero Vega không phạt hành động phạm lỗi của cầu thủ đối phương.
Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Netizen

18:02:40 23/02/2025
Một cô gái có tài khoản là mybabylasko , đến từ Mỹ, chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn Reddit có chủ đề Câu chuyện kinh hoàng của bạn từ việc xét nghiệm ADN .
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao việt

17:20:47 23/02/2025
Tiến Luật bức xúc khi bị netizen tấn công vì những thông tin thất thiệt. Nam diễn viên khẳng định chưa nhận bất kỳ lời mời nào liên quan đến chương trình.
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Sáng tạo

17:04:58 23/02/2025
Những mẹo nhỏ này không phải là cách tốt nhất nhưng chắc chắn giúp bạn xử lý nhanh những lúc cấp bách, làm việc bếp núc nhẹ nhàng hơn hẳn.
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Du lịch

16:47:44 23/02/2025
Việt Nam có điểm đến xuất hiện trong danh sách 10 hành trình mơ ước ở châu Á năm 2025 do tạp chí du lịch Lonely Planet Úc bình chọn.
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Nhạc việt

15:59:27 23/02/2025
Pha nhảy múa sexy đầy uốn lượn của Ali Hoàng Dương khi hát chay ca khúc Love Sand. Điều này khiến cho Trấn Thành nổi đóa , ném luôn đôi đũa đang cầm trên tay