2 loại kem đánh răng tưởng tốt mà cực kỳ NGUY HIỂM cho mẹ bầu
Khi mang thai, bạn cần cẩn trọng hơn khi lựa chọn kem đánh răng.
Trên thực tế, việc lựa chọn kem đánh răng khi mang thai rất quan trọng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến nhiều mẹ bầu mắc bệnh răng miệng. Dưới đây là một số loại kem đánh răng không phù hợp với mẹ bầu.
Kem đánh răng chứa thành phần thuốc kháng sinh
Phụ nữ có thai có sự thay đổi nội tiết tố nhất định. Nhiều mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi miệng bắt đầu có mùi hôi. Cũng chính vì thế, nhiều mẹ lựa chọn loại kem đánh răng có thành phần kháng sinh, kháng viêm để có được hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, những thành phần này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí cả thai nhi trong bụng. Trước khi chọn kem đánh răng, người mẹ nên chú ý đọc kỹ thành phần của loại kem đánh răng đó.
Kem đánh răng chứa fluoride
Đây là loại kem đánh răng khá phổ biến. Thành phần fluoride giúp ức chế sự phát triển của sâu răng. Tuy nhiên, sử dụng loại kem đánh rằng này lâu dài sẽ gây hại nghiêm trọng cho phụ nữ có thai và thai nhi, đặc biệt với phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Loại kem đánh răng nào phù hợp cho phụ nữ mang thai?
Chọn kem đánh răng không có flouride
Video đang HOT
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến mẹ bầu dễ bị chảy máu chân răng, phù nề. Tại thời điểm này, bạn không nên đánh răng bằng kem đánh răng chứa flouride và vitamin C.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên thay thế kem đánh răng
Trong khi mang thai, mẹ bầu nên sử dụng nguyên liệu tự nhiên để thay thế kem đánh răng như dầu dừa, muối biển, than hoạt tính, baking soda, rễ cam thảo, nghệ, vỏ cam…
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tránh sâu răng
Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách cần bắt đầu ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và sau đó dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng là một việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh răng miệng
1. Chăm sóc từ thời kì tiền mọc răng
Trước khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn cũng nên giữ thói quen lau sạch nướu cho trẻ hàng ngày bằng khăn mềm trong khi tắm. Bạn vẫn chưa cần phải sử dụng kem đánh răng. Chỉ cần quấn khăn vải mềm hoặc gạc xung quanh ngón tay của bạn và dùng nó lau sạch nướu của trẻ là được. Việc làm sạch nướu cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp hình thành nên một thói quen tốt để sau này chuyển sang giai đoạn đánh răng bằng bàn chải sẽ không quá vất vả.
2. Chăm sóc khi mọc răng
Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể phòng tránh sâu răng cho trẻ bằng vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày với gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé.
Hoặc mẹ hãy tìm mua một bàn chải cho trẻ em có đầu nhỏ, lông mềm và tay cầm phù hợp. (Nếu con bạn khỏe mạnh nhưng vẫn chưa mọc chiếc răng nào cho tới năm 1 tuổi thì cũng không nên quá lo lắng - một vài trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 15 - 18 tháng tuổi.)
3. Cách vệ sinh răng miệng
- Chải răng 2 lần/ngày: Nên chải răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng một lượng rất nhỏ kem đánh răng chứa flour: Bạn chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt gạo để chải răng cho bé.
- Chải nhẹ nhàng ở mặt trong và mặt ngoài của răng, cũng như chải nhẹ lưỡi để loại bỏ những vi khuẩn gây hôi miệng.
- Thay bàn chải đánh răng khi phần lông đã có dấu hiệu xòe ra.
- Tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm có thể dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đồ ngọt như:
Trái cây
Trái cây khô
Nước quả Bơ lạc và thạch
Các loại tinh bột cũng góp phần gây sâu răng như:
Bánh mỳ
Bánh quy dòn
Mỳ ống
- Không nên cho trẻ đi ngủ kèm theo bú bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt, có thể dẫn tới hội chứng sâu răng do bú bình. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé
- Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.
Theo www.phunutoday.vn
Thuốc nhuộm tóc rởm có thể khiến bạn mang bệnh tật Chị Thanh Phương ở TP HCM sử dụng thuốc nhuộm mua tại chợ, da đầu xuất hiện nhiều mảng đỏ, nổi mụn nước li ti vùng chân tóc. Ảnh minh họa Qua một đêm, khuôn mặt chị sưng húp, ngứa và nóng rát. Đến bệnh viện khám, chị Phương được bác sĩ chẩn đoán là viêm da dị ứng do thuốc nhuộm tóc....