2 lãnh đạo bị phản đối của tập đoàn Đại Dương cấp tập mua gom cổ phiếu
Phó Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) và Trưởng ban Kiểm soát của tập đoàn Đại Dương vừa đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu OGC của tập đoàn này, trong bối cảnh cổ phiếu OGC đang tăng trưởng tốt.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã CK: OGC) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ.
Theo đó, Phó Chủ tịch HĐQT của tập đoàn – ông Nguyễn Thành Trung vừa đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu OGC thông qua hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ 21/11 đến 15/12/2018. Nếu giao dịch thành công, ông Trung sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại tập đoàn này từ 3,59% lên 5,26%.
Ngoài ông Trung, ông Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng ban Kiểm soát OGC cũng đăng ký mua gom 3 triệu cổ phiếu OGC bằng hình thức như trên, dự kiến giao dịch trong khoảng ngày 23/11 đến 20/12/2018. Ông Tùng chưa sở hữu cổ phần nào tại OGC. Nếu giao dịch thành công, ông Tùng sẽ nắm tỷ lệ sở hữu là 1%.
Tập đoàn Đại Dương có dấu hiệu hồi phục sau biến cố của cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm.
Mục đích gom cổ phiếu của hai lãnh đạo này là để tăng tỷ lệ sở hữu cá nhân.
Cổ phiếu OGC của tập đoàn Đại Dương hiện đang bị kiểm soát (áp dụng từ 21/4/2017) do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2018 là số âm.
Video đang HOT
Đóng cửa ngày giao dịch 16/11, OGC chốt ở mức 3.420 đồng/cp, tăng gấp đôi so với thời điểm giữa tháng 7. Với mức giá này, ông Trung sẽ phải dự chi khoảng 17,1 tỷ đồng và ông Tùng dự chi 10,2 tỷ đồng để mua hết lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Cả ông Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Thanh Tùng đều mới được bầu vào các vị trí trong nội bộ công ty từ đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 diễn ra ngày 15/8 mới đây.
Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (doanh nghiệp của cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm) liên quan đến việc tranh chấp đang giải quyết tại tập đoàn này, Tòa án nhân dân quận Ba Đình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thực hiện nghị quyết đại hội đồng cổ đông ngày 15/8, trong đó có nội dung bầu ông Trung và ông Tùng nói trên.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ocean Group đạt doanh thu thuần 958 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 56 tỷ đồng, chênh lệch lớn so với khoản lỗ 227 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Đầu năm 2018, OGC đặt kế hoạch kinh doanh đạt doanh thu gần 1.400 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước, lãi ròng 188 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 9/2018, HĐQT tập đoàn này đã công bố nghị quyết điều chỉnh giảm khoảng 70% kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018.
Cụ thể, tổng doanh thu/lợi nhuận hợp nhất giảm từ 1.393 tỷ đồng xuống còn 1.172 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 16%, lợi nhuận sau thuế cũng được điều chỉnh giảm sâu, từ 186 tỷ đồng mục tiêu đặt ra từ đầu năm, giảm còn 58 tỷ đồng.
Theo nguoiduatin.vn
Vinalines bán vốn tại công ty đang lỗ luỹ kế 1.500 tỷ đồng
Vinalines vừa rao bán hơn 13 triệu cổ phiếu của Vitranschart, một doanh nghiệp đang làm ăn bết bát, lỗ lũy kế gần 1.500 tỷ đồng.
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Công ty TNHH MTV (Vinalines) vừa công bố về việc rao bán 13.440.239 cổ phiếu VST của công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart).
Hình thức giao dịch dự kiến là bán đấu giá, dự kiến diễn ra vào 8h30 ngày 5/12/2018 tại sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giá khởi điểm dự kiến là 1.200 đồng/cổ phiếu.
Tàu VTC Star từng là tài sản đảm bảo cho khoản nợ 170 tỷ đồng của Vietcombank tại Vitranschart.
Hiện tại Vinalines là cổ đông mẹ nắm giữ tổng cộng 35,4 triệu cổ phần, tương ứng 58% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Vitranschart.
Số cổ phần được mang ra đấu giá lần này chiếm 22,03% vốn điều lệ của Vitranschart.
Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018 của Vitranschart cho thấy, doanh nghiệp đang làm ăn cực kỳ bết bát.
Doanh thu thuần 9 tháng đầu năm đạt 408,4 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Vitranschart đang kinh doanh dưới giá vốn khi mà giá vốn bỏ ra cao hơn cả doanh thu, ở mức 438 tỷ đồng, từ đó kéo lỗ thuần lên hơn 30 tỷ đồng.
Chi phí tài chính trong kỳ tăng 23 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên trên 117 tỷ đồng, chủ yếu tăng chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ tăng đột biến 10 tỷ đồng, lên 30,9 tỷ đồng, chủ yếu do công ty trích lập dự phòng hơn 10,6 tỷ đồng ghi nhận vào chi phí quản lý.
Kết quả, Vitranschart báo lỗ hơn 182 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018, giảm lỗ được hơn 40 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (222 tỷ đồng) nhưng lỗ lũy kế hiện tại cũng lên tới 1.485 tỷ đồng.
Tính đến hết quý 3, tổng tài sản của Vitranschat đạt 1.367 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả 2.228 tỷ đồng, vượt 63% tổng tài sản. Vitranschart cũng đã âm vốn chủ sở hữu đến 860 tỷ đồng.
Năm 2018 Vitranschart đặt mục tiêu kinh doanh lỗ 302,2 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu VST đang giao dịch mức 700 đồng/cổ phiếu, giao dịch ảm đạm vì lượng cổ phiếu khớp lệnh rất ít.
M.Minh
Theo nguoiduatin.vn
PVPipe, PVCoating cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho PV GAS Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) về việc lựa chọn nhà thầu với các sản phẩm thuộc các đơn vị trong nội bộ PV GAS trong trường hợp đặc biệt. Sản phẩm...