2 lần chủ động chia tay bạn trai của cô người yêu thực dụng…
Cô vội vàng gọi điện, nhắn tin, nhưng anh không trả lời. Thậm chí, khi cô tìm đến quán cà phê, anh hờ hững “Mình chia tay rồi em, chúng ta không xứng đáng với nhau”.
Em thật sự xin lỗi anh. Mình chia tay anh nhé! Em không thể tiếp tục nữa. Em không muốn lãng phí thời gian vào một mối quan hệ không đâu với anh (Ảnh minh họa).
Hà và Cường yêu nhau khi Hà đang học năm cuối đại học. Ngày đó, Hà vừa mới chia tay người yêu cũ xong, khi đang chới với cô gặp Cường tại một quán cà phê.
Ngày đó, Cường đang làm quản lý tại quán cà phê đó. Qua nói chuyện Hà được biết cường là con một gia đình sống ở Hà Nội. Dù muốn tìm hiểu thêm về anh, nhưng Hà chưa một lần dám mở lời.
Khi cả hai hẹn hò, cô cũng được nghe anh kể sơ qua về gia cảnh của mình. Hà chỉ biết bố mẹ anh đã ngoài 50 tuổi, gốc là người Thái Bình. Nhà anh có 2 anh em, anh trai của Cường hiện đang sống và làm việc ở Vũng Tàu, nghe nói bên công ty điện tử.
Đôi lần Hà ngỏ ý muốn về nhà anh chơi, nhưng Cường đều bận nên chưa đưa cô đến chơi được. Khi yêu, Cường rất ga lăng, chiều Hà hết mực. Anh lúc nào cũng ăn nói nhỏ nhẹ điềm đạm, khiến Hà vô cùng tin tưởng. Hà cứ nghĩ, chỉ cần biết được rõ về gia cảnh của anh, Hà tin anh là người đàn ông hoàn hảo.
Hà không nói ra, nhưng tự thân tâm cô thấy việc lựa chọn cho mình một người chồng vừa tâm lý, có điều kiện sẽ giúp cuộc sống của cô đỡ vất vả hơn.
Suốt 3 năm sinh viên cô đã yêu T. một chàng trai cùng lớp, hai người đã tính tới chuyện kết hôn. Nhưng rồi Hà chợt nhận ra rằng, yêu một người đàn ông có cùng gia cảnh với mình rồi sau này cuộc sống của con cái cô sẽ ra sao.
Bạn bè cô cũng phân tích: “Mày có hình thức, có học nữa, hãy chọn một người đàn ông xứng đáng để yêu. Ít ra như mày cũng phải yêu người có nhà Hà Nội đi làm lương 20-30 triệu/tháng chứ. Tội gì mà yêu những đứa giống như mày từ quê ra đây lập nghiệp. Rồi sau này con cái mày lại khổ. Chọn chồng để lấy có gì sai đâu khi mày xinh nhỉ?”.
Hà nghe mãi rồi cô nhận ra bạn bè cô nói đúng. Sau khi chia tay T., gặp Cường biết anh có nhà Hà Nội, dù chưa rõ thế nào nhưng cô cũng đã cảm tình phần nào. Rồi khi gặp gỡ, tiếp xúc cô càng thấy yêu anh hơn. Cô cũng háo hức, được về ra mắt gia đình anh một lần. Khi đó, cô sẽ ngỏ lời cưới với anh.
Đợi mãi, đợi hoài rồi Cường cũng sắp xếp được thời gian đưa cô về ra mắt gia đình. Hôm đó, khi đang đi trên đường Cường nhận được một cuộc điện thoại. Anh vòng xe lại rồi đưa cô đến một căn nhà nhỏ trên phố cổ.
Sau con ngõ sâu hun hút là căn nhà chưa tới 15m2, phía trong có 4 người có đang ngồi trò chuyện với nhau. Hai người có vẻ giàu có, ăn mặc lịch sự mỉm cười với Cường ra hiệu anh vào. Ngồi trên chiếc giường nhỏ đối diện là 2 cụ già, cụ ông đang nằm trên giường ho sặc sụa. Còn cụ bà đang ngồi nằm tay cụ ông.
Video đang HOT
Cường cầm tay Hà kéo vào đon đả: “Bố mẹ ơi! Con đưa Hà tới ra mắt bố mẹ đây ạ”.
Nói rồi anh đưa tay Hà cho người đàn ông đang nằm trên giường. Tuy nhiên, Hà chỉ chạm tay rồi vội vàng kéo tay lại khiến mọi người ngỡ ngàng. Nói chuyện một lát 2 người khách kia chào hai cụ già về rồi quay lại bảo Cường “Con về sau nhé?”.
Cường chào “Vâng ạ” rồi tiễn 2 người kia ra sân điệu bộ rất vui vẻ.
Hà đoán họ chắc là người thân quen, nhưng trong lòng cô không hề vui vẻ. Sau khi ra khỏi con ngõ chật chội, dù Cường nói đưa Hà đi một nơi nữa mà cô nên đến, cô vẫn một mực kêu mệt và từ chối.
Tôi hôm đó, Hà viết một cái mail rất dài. Cô nói: “Em thật sự xin lỗi anh. Mình chia tay anh nhé! Em không thể tiếp tục nữa. Em không muốn lãng phí thời gian vào một mối quan hệ không đâu với anh.
Em yêu anh, nhưng em không thể xây dựng tương lai với một người có gia cảnh bố mẹ già, căn nhà chật chội. Mình cưới nhau mình sẽ sống ở đâu? Em không đề cao vật chất, nhưng em không muốn con em khổ, sống trong căn nhà chưa nổi 20m2 với 2 người già ốm yếu…”.
“Mình chia tay rồi em, chúng ta không xứng đáng với nhau”. (Ảnh minh họa)
Hà còn nhấn mạnh cô là sinh viên đại học, là Thạc sỹ có bằng cấp. Còn anh nói cho cùng cũng chỉ là quản lý một quán cà phê. Anh cũng không xứng đáng để yêu cô.
Đọc tới đây Cường vô cùng bất ngờ: “Em chắc chắn chứ. Em nghĩ kỹ chưa”. Hà lạnh lùng “Em chắc”. Cường chỉ biết lắc đầu. Anh nhắn tin lại cho Hà: “Nếu em đã nói như vậy thì mình chia tay”.
Hơn 1 tuần sau đó, Hà đọc được một bài báo viết về những cậu ấm cô chiêu của đất Hà thành cô mới giật mình khi thấy Cường. Thì ra hai người khách kia mới là bố mẹ của anh, còn hai cụ già kia là bố mẹ đỡ đầu của anh. Hôm cô về ra mắt, người gọi điện cho anh là bố mẹ của anh gọi anh đến thăm rồi giới thiếu người yêu với bố mẹ nuôi.
Thì ra, cô đã có cơ hội cưới được công tử con nhà giàu nhưng cô đã để vụt mất anh. Cô vội vàng gọi điện, nhắn tin, nhưng anh không trả lời. Thậm chí, khi cô tìm đến quán cà phê, anh hờ hững “Mình chia tay rồi em, chúng ta không xứng đáng với nhau”.
Hà nghe thế vội vàng quay lưng đi, cô ôm mặt nức nở.
Theo Người Đưa Tin
9 điều phải nhớ để vợ chồng càng cãi nhau, càng yêu nhau
Vợ chồng cãi nhau là điều khó tránh khỏi trong hôn nhân, nhưng làm thế nào để vợ chồng cãi nhau mà vẫn yêu nhau thì không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa
Không cãi nhau ở nơi đông người
Không phải tự dưng mà người ngoài thường khuyên các cặp vợ chồng đang "sôi máu" câu: Ở nhà đóng cửa bảo nhau. Có một lẽ dĩ nhiên là chẳng có mấy ai thích chứng kiến cảnh gia đình người khác đấu đá nhau, ai cũng thích hòa bình,và không ưa chiến tranh (trừ những kẻ tọc mạch).
Không chỉ có vậy, gây sự với nhau giữa chốn đông người cũng chỉ tổ khiến bạn và chồng tự bêu xấu nhau trước mặt người lạ, hay ho đâu chẳng thấy, chỉ thấy đáng ngại. Vì vậy, nếu mà có trót bực mình với lão chồng khi ở nơi công cộng, hãy cố nín cơn tức lại và chờ đến lúc về nhà để giải quyết.
Không lôi chuyện quá khứ
Trong những phút bất đồng căng thẳng nhất, nhiều cặp vợ chồng thường vô tình "ôn chuyện cũ" cùng nhau bằng cách kể hết mọi lỗi lầm của đối phương trong quá khứ. Thực ra đây là một phản ứng khá thông thường, một phương thức để phòng vệ khi có được dẫn chứng cho rằng người kia đâu có tốt đẹp gì mà dám "đánh bại" mình trong cuộc tranh luận này. Tuy nhiên, trên thực tế đó lại là cách giải quyết rất dở, khiến đôi bên quên mất vấn đề chính để rồi làm tổn thương nhau vì những điều đáng ra nên quên lãng.
Không tranh cãi khi không có lý do
Có những thời điểm bạn sẽ nhận thấy hai vợ chồng liên tục cãi nhau không vì bất cứ lí do gì. Cho dù bạn có cố gắng kiềm chế đến đâu thì chồng bạn cũng sẵn sàng nổi xung lên với tất cả mọi chuyện dù đó chỉ là vì một món ăn không theo ý hay một chiếc áo là chưa là phẳng.
Đừng lao vào những cuộc tranh cãi như thế này mà hãy kiểm tra xem liệu chồng bạn có đang gặp phải một khó khăn nào đó trong công việc hay không? Những tâm trạng không được chia sẻ và sự sợ hãi về tình trạng của mình có thể dễ dàng khiến người đàn ông trở nên nóng nảy và thiếu kiềm chế.
Việc bạn cần làm chỉ là kéo anh vào lòng và nói với anh rằng không cần cáu kỉnh nữa vì bạn sẵn sàng lắng nghe mọi điều. Như vậy, hai người có thể bắt đầu thảo luận những lo lắng của anh và trở thành một đội gắn kết, thay vì là kẻ đối đầu trên hai chiến tuyến.
Xác định rõ nguyên nhân cãi nhau
Nhiều cặp vợ chồng thường cãi lộn vì những lý do rất vớ vẩn mà đôi khi nghĩ lại họ không hề nhớ mình đã căng thẳng vì chuyện gì. Vì vậy mỗi khi bạn có bất đồng với chồng, hãy thử dừng lại 2 giây để xác định rõ cả hai đang cãi lộn về chuyện gì, và liệu chuyện đó có đáng để buông lời mắng mỏ nhau hay không. Bạn sẽ thấy số lần cãi vã giảm thiểu một cách đáng kể.
Không bi kịch hóa tình huống
Phụ nữ là các chuyên gia "thổi phồng" vấn đề, biến nó trở thành một bi kịch lớn hơn nhiều lần thực tế xảy ra. Hãy cố gắng giữ mọi thứ theo đúng mức độ của nó và kiềm chế tối đa năng lượng cảm xúc của mình. Khi bạn làm được như vậy, bạn sẽ có cơ hội lắng nghe kỹ hơn và vấn đề tranh cãi sẽ nhanh chóng được xử lý đúng và nhanh hơn.
Rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh cãi
Những cuộc tranh cãi lặp đi lặp lại sẽ chỉ khiến cho người trong cuộc thêm mệt mỏi. Nếu có thể bạn nên rút ra một điều gì đó sau mỗi lần cãi lộn đó, có thể một nét tính cách mới, một thói quen mới của chồng hay của chính bạn có thể gây ra bất đồng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối thiểu những lần cãi vã với lý do tương tự.
Chủ động làm "chuyện ấy"
Đây là biện pháp hữu hiệu cho những cặp vợ chồng trẻ. Việc gần gũi giúp giải tỏa mọi bực tức của hai bạn, đồng thời cũng là phương pháp hữu hiệu để duy trì đời sống hôn nhân bền vững.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi làm "chuyện ấy", cơ thể bạn sẽ tiết ra hormone oxytocin làm giảm stress, quên đi những chuyện buồn bực, giúp bạn trở nên cởi mởi và vui tươi hơn.
Lắng nghe đối phương
Trong hôn nhân, tôn trọng nhau là nguyên tắc vàng để nuôi dưỡng hạnh phúc. Nhất là trong lúc cãi nhau. Cho dù bạn đang rất giận đối phương thì cũng nên kìm nén cảm xúc, hãy lắng nghe và đừng bao giờ cắt lời người bạn đời của bạn. Sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu đối phương cho rằng họ đang bị coi thường.
Một bữa ăn đặc biệt
Không một người chồng hay người vợ nào không bị mềm lòng khi được người bạn đời nấu cho mình một bữa ăn ngon. Nhất là sau khi cãi nhau.
Đối với phụ nữ, việc nấu ăn càng dễ dàng thực hiện hơn, nhưng nó lại có hiệu quả không ngờ trong việc góp phần chữa lành vết thương tình cảm cho vợ chồng bạn.
Theo Phunutoday
Học rộng, tài cao mà lao đao vì mê anh thợ làm thuê Tôi yêu anh đến ngây dại, nhưng lại xấu hổ mỗi khi phải đi cùng anh ra ngoài vì hai đứa quá chênh lệch. Cuộc tình này khiến tôi khốn khổ vì không biết nên làm gì. Ngay từ nhỏ tôi đã là niềm tự hào của bố mẹ. Tôi có vẻ ngoài xinh xắn, lại được lớn lên trong sự dạy dỗ...