2 lần bị chẩn đoán tử vong, bệnh nhân vẫn… sống
Sự việc lạ lùng trên xảy ra tại BVĐK tỉnh Quảng Ngãi và người bệnh bị chẩn đoán là ông Trần Miễn (79 tuổi).
Chị Trần Thị Hiệp (con ông Miễn) cho biết, cả hai lần đưa ông Miễn (ngụ phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) đi khám bệnh đều được các bác sĩ chẩn đoán nguy cơ tử vong là 97%.
Thế nhưng, khi gia đình đưa về nhà chuẩn bị lo hậu sự thì ông Miễn lại khỏe mạnh, thậm chí còn ăn nhiều hơn.
Theo chị Hiệp (con ông Miễn), ngày 25/7, ông Miễn cảm thấy tức ngực, khó thở… nên được gia đình đưa vào BVĐK Quảng Ngãi.
Chị Hiệp và ông Miễn
Nằm điều trị tại Khoa Tim mạch được vài ngày, gia đình được bác sĩ thông báo nên đưa về nhà và dặn dò, lúc nào tháo ống thở ôxy ra thì ông Miễn sẽ chết.
Video đang HOT
Sau khi đưa ông Miễn về nhà, gia đình chuẩn bị sẵn những đồ ma chay và chiều ngày 31/7, thì tháo ống thở ôxy.
Thế nhưng, khi tháo ra, ông Miễn không chết mà ngồi dậy đòi ăn cháo, uống sữa… Thấy vậy, gia đình vội đưa ông vào BVĐK Quảng Ngãi với hy vọng kéo dài thời gian sống.
Cũng như lần trước, gia đình chị Hiệp lại được bệnh viện khuyên nên đưa ông về nếu không muốn chết tại bệnh viện.
Đến ngày 2/8, ông Miễn ở nhà hoàn toàn tỉnh táo, ăn uống và nói chuyện với những người xung quanh một cách bình thường.
Trước diễn biễn bệnh tình của bố mình, chị Hiệp bức xúc: “Một BV lớn của tỉnh mà liên tục chẩn đoán sai thì làm sao người bệnh có thể yên tâm?”
Theo VNE
Di chứng trong bệnh tiểu đường
Tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm, thậm chí còn tăng, trong khi kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị căn bệnh chuyển hóa này đã được cải thiện rất nhiều. Tại sao điều nghịch lý này trong điều trị bệnh tiểu đường vẫn tiếp tục tồn tại?
Trông chờ vào thuốc hạ đường huyết: chưa đủ !
Thống kê năm 2011 của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, khi so sánh với dữ liệu trong 5 năm vừa qua, cho thấy:
&bull Số người nhồi máu cơ tim vì bệnh tiểu đường không giảm, trong số đó tỷ lệ tử vong lại cao gần gấp đôi số trường hợp phải xuôi tay theo định mệnh vì lý do khác.
&bull Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tăng 5 - 10% tùy độ tuổi và mức độ xơ vữa mạch máu.
&bull Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử đầu chi do thuyên tắc mạch máu tăng 10 - 20% tùy tình trạng cao huyết áp, béo phì, ít vận động đi kèm.
Điều đó cho thấy thuốc đặc hiệu để hạ đường huyết, dù hiệu quả rõ ràng hơn xưa, vẫn chưa là giải pháp rốt ráo.
Đường càng dao động, càng dễ gặp di chứng
Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây, thầy thuốc đều rõ là di chứng trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm... tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Người tuy có đường huyết ổn định (dù có hơi cao hơn định mức bình thường) vẫn ít bị biến chứng hơn đối tượng có lượng đường trong máu trồi sụt thất thường, lúc quá cao, khi quá thấp. Chính vì thế mà thầy thuốc hiện nay thường theo dõi xét nghiệm đặc hiệu HbA1C và lượng đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Hai trị số này càng ổn định, xác suất biến chứng trên mạch máu, mắt, thận, gan, da... càng thấp.
Thêm vào đó, bệnh nhân có lượng đường huyết trồi sụt thất thường là đối tượng thường xuyên trăn trở vì cảm giác đói, nhất là trong đêm. Nạn nhân vì thế vừa khó tuân thủ chế độ dinh dưỡng kiêng khem, vừa trong tâm trạng bất an khiến trầm uất, mất ngủ là vấn đề dễ gặp. Do đó, nếu có cách nào ổn định đường huyết thì đó là giải pháp để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh tiểu đường.
Phòng ngừa di chứng bằng thảo dược
Đáng tiếc cho nhiều người bệnh vì một số dược thảo đã được xác minh tác dụng ổn định đường huyết theo tiêu chí khoa học thực nghiệm. Một công trình nghiên cứu được thực hiện ở TP.HCM với 50 bệnh nhân tiểu đường có đường huyết không ổn định cho thấy trị số HbA1C của hơn 2/3 số bệnh nhân được cải thiện rõ rệt sau 4 tuần áp dụng cây thuốc Eurycoma Longifolia.
Như vậy, thêm kinh nghiệm của y học dân gian vào phác đồ điều trị của thầy thuốc y học hiện đại rõ ràng có lợi cho người bệnh tiểu đường vì trong căn bệnh này quan trọng chính là làm sao phòng ngừa di chứng.
Tám bước để bệnh tiểu đường "không vội gõ cửa" 1. Tầm soát bệnh bằng cách thử đường huyết định kỳ khi bước vào tuổi 50. Với người có cuộc sống quá căng thẳng nên thậm chí bắt đầu theo dõi đường huyết từ tuổi 40. 2. Người có thân nhân trực hệ đã bị bệnh tiểu đường cần kiểm tra đường huyết 3 tháng một lần, vì 30 - 40% trong số họ khó tránh là "miếng mồi ngon" của bệnh tiểu đường. 3. Tránh béo phì bằng mọi cách, cụ thể là đừng để vòng bụng vượt quá 85 cm ở phụ nữ và 95 cm ở nam giới kể từ tuổi 50 vì lớp mỡ càng dày, bệnh càng dễ nặng. 4. Vận động cho thường. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đại trà, số người mắc bệnh tiểu đường ở các thành phố lớn, gấp 3 lần ở vùng nông thôn do người thành thị ít vận động. 5. Tránh chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu. Tăng rau quả tươi trong khẩu phần. Ngược lại, giảm "mạnh miệng" với thực phẩm công nghệ. 6. Điều trị huyết áp cao cho đến nơi đến chốn. Đừng quên bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần người huyết áp bình thường. 7. Đừng lạm dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết như thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Thay vào đó nên chú trọng việc áp dụng các phương pháp không dùng thuốc. 8. Khó nhất cho nhiều người dân xứ mình là giảm rượu bia tối đa. Viêm gan nhiễm mỡ do độ cồn, không sớm thì muộn, bao giờ cũng "rủ rê" bệnh tiểu đường "cho vui".
Theo thanhnien
BS lại chẩn đoán nhầm: Thai nhi chết lưu? Ngày 24-5, chị tôi là Trần Hồng Dung (ngụ huyện Phú Giáo, Bình Dương) đến Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc (thị xã Thuận An, Bình Dương) khám thai theo lịch hẹn. Bác sĩ cho biết tim thai yếu, yêu cầu chị tôi nhập viện. Chiều cùng ngày, bác sĩ trực khám cũng bảo thai yếu, cần theo dõi thêm. Đến sáng 25-5,...