2 hay 16 máy bay Trung Quốc đã áp sát Malaysia?
Nguồn tin của báo Hong Kong lại nói Trung Quốc chỉ huy động 2 máy bay vận tải xuống Biển Đông hôm 31-5. Sau khi tiếp tế cho các binh sĩ, 2 máy bay Trung Quốc mới tiện thể bay vào vùng thông báo bay của Malaysia.
Vận tải cơ Y-20 được xếp vào nhóm máy bay vận tải chiến lược, có năng lực vận chuyển hàng hóa gần bằng máy bay vận tải chiến lược C-17 của Mỹ – Ảnh: CHINAMIL
Trước đó, cũng chính báo South China Morning Post (SCMP) đưa tin Không quân Trung Quốc đã huy động 16 máy bay áp sát không phận Malaysia và nhận định đây là đợt huy động máy bay lớn nhất từ trước đến nay.
Dẫn một nguồn tin “am hiểu trực tiếp về vấn đề trên trong quân đội Trung Quốc”, SCMP cho biết chỉ có 2 máy bay vận tải IL-76 và Y-20 được điều xuống nam Biển Đông. Con số này ít gấp 8 lần con số Không quân Malaysia công bố dựa trên “quan sát trực quan”.
Nguồn tin giấu tên này cho biết 2 máy bay trên làm nhiệm vụ tiếp tế cho các binh sĩ đồn trú trên những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, hai vận tải cơ của Trung Quốc đã huấn luyện và diễn tập bay thích ứng các điều kiện thời tiết cũng như một số tình huống trên Biển Đông”, SCMP trích nguồn tin bí ẩn tiết lộ.
Video đang HOT
Trong thông cáo ngày 1-6, Không quân Malaysia cho biết 16 máy bay Trung Quốc, trong đó có các loại IL-76 và Y-20, đã bay theo đội hình chiến thuật vào vùng thông báo bay (FIR) Kota Kinabalu trưa 31-5.
Phía Malaysia cáo buộc các máy bay này phớt lờ yêu cầu liên lạc của kiểm soát không lưu và lao thẳng vào không phận Malaysia với tốc độ hơn 500km/h.
Nhóm máy bay Trung Quốc chỉ chịu quay đầu khi gặp các chiến đấu cơ Malaysia tại một điểm cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia khoảng 60 hải lý. Đây là khu vực vùng đặc quyền kinh tế Malaysia chồng lấn với yêu sách 9 đoạn vô lý của Trung Quốc.
Vận tải cơ Y-20 của Trung Quốc hạ cánh trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng và cải tạo trái phép – Ảnh vệ tinh chụp ngày 25-12-2020, theo SCMP
Malaysia tuyên bố hành động của Trung Quốc đã “xâm phạm chủ quyền và đe dọa an toàn hàng không” trong khu vực. Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein cùng ngày 1-6 tuyên bố sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối hành vi “xâm phạm chủ quyền và không phận Malaysia”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định không làm gì sai trong sự việc ngày 31-5. Người phát ngôn của cơ quan này, ông Uông Văn Bân, tuyên bố đây là hoạt động huấn luyện “thường lệ” và không nhắm vào quốc gia nào.
“Trung Quốc đã tuân thủ nghiêm túc luật quốc tế và không xâm phạm không phận của nước nào trong suốt thời gian diễn tập”, ông Uông khẳng định trong cuộc họp báo ngày 2-6, nhưng không nói rõ có bao nhiêu máy bay Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc cũng đáp trả các cáo buộc của Malaysia bằng một tuyên bố có phần mượn ý tứ từ Mỹ, nhấn mạnh máy bay quân sự Trung Quốc được quyền hưởng tự do hàng không trên Biển Đông.
Malaysia triệu đại sứ Trung Quốc
Malaysia triệu đại sứ Trung Quốc để yêu cầu giải thích việc 16 vận tải cơ áp sát không phận và có "hành vi đáng ngờ" trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua cho biết Malaysia sẽ trao công hàm phản đối ngoại giao và yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Malaysia giải thích hành vi "xâm phạm vùng trời và chủ quyền của Malaysia".
Động thái diễn ra sau khi đội hình gồm 16 vận tải cơ Il-76 và Y-20 Trung Quốc bị phòng không Malaysia phát hiện có hoạt động "đáng ngờ" trên Biển Đông hôm 31/5, sau đó áp sát và gần như xâm phạm không phận Malaysia.
"Lập trường của Malaysia đã rõ ràng, đó là quan hệ ngoại giao hữu nghị với bất kỳ quốc gia nào không có nghĩa chúng tôi sẽ từ bỏ an ninh quốc gia của mình", Hishammuddin cho biết trong một tuyên bố.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tại một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur tháng 7/2020. Ảnh: Malaymail .
Không quân Malaysia đã triển khai chiến đấu cơ Hawk 208 xuất kích từ căn cứ Labuan để giám sát và xác nhận sự hiện diện của nhóm vận tải cơ Trung Quốc khi chúng cách bờ biển bang Sarawak, đảo Borneo, khoảng 60 hải lý. Trong suốt quá trình này, vận tải cơ Trung Quốc không liên lạc với kiểm soát không lưu khu vực, dù phía Malaysia nhiều lần chỉ thị.
Sau khi máy bay chiến đấu Malaysia xuất hiện, các vận tải cơ Trung Quốc quay đầu, di chuyển ngược theo đường bay ban đầu và rời khỏi khu vực. Không quân Malaysia mô tả sự việc là mối đe dọa nghiêm trọng với chủ quyền quốc gia và an toàn hàng không vì khu vực này có các tuyến bay dày đặc.
Đại sứ quán Trung Quốc sau đó cho biết các máy bay vận tải quân sự trên đang tiến hành bay huấn luyện định kỳ và "tuân thủ nghiêm ngặt" luật pháp quốc tế, không vi phạm không phận nước khác.
"Trung Quốc và Malaysia là hai nước láng giềng thân thiện và Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục các cuộc thảo luận hữu nghị song phương với Malaysia để cùng duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực", người phát ngôn đại sứ quán cho hay.
Sự việc xảy ra gần một năm sau cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài cả tháng giữa tàu chấp pháp Malaysia và Trung Quốc trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc khi đó liên tục bám đuôi và quấy rối tàu thăm dò dàu dầu khí West Capella của tập đoàn Petronas Malaysia ngoài khơi đảo Borneo.
Đường bay của nhóm vận tải cơ Trung Quốc (màu vàng) áp sát vùng trời Malaysia hôm 31/5. Ảnh: Twitter/Mike Yeo .
Nhóm vận tải cơ Trung Quốc áp sát không phận Malaysia 16 vận tải cơ Il-76 và Y-20 Trung Quốc xuất hiện cách bờ biển Malaysia 60 hải lý, buộc nước này điều máy bay chiến đấu lên giám sát. Không quân Malaysia hôm nay cho biết đội hình máy bay vận tải quân sự Trung Quốc này sau khi bị phát hiện tiến hành hoạt động "đáng ngờ" trên Biển Đông hôm 31/5...