2 hành động gây ung thư vú mà chị em không ngờ tới
Ung thư vú không chỉ đe dọa tính mạng của chị em mà còn là nỗi đau khổ khi phải cắt bỏ ‘phần nữ tính’ đẹp đẽ. Tuy nhiên, có nhiều thói quen làm tăng nguy cơ ung thư vú mà chị em dễ mắc.
PGS -TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, sử dụng thuốc tránh thai liên tục, trên 10 năm trở lên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. ‘Hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu để chứng minh về nguy cơ dùng thuốc tránh thai trên 10 năm đối với ung thư vú. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra nguy cơ này đối với chị em sử dụng thuốc tránh thai lâu dài, đặc biệt trên 10 năm. Phụ nữ nên sử dụng nhiều biện pháp tránh thai để bảo vệ sức khỏe của mình’ – PGS Thuấn nói.
Ngoài ra, hiện nay phụ nữ, đặc biệt là chị em sắp bước vào tuổi mãn kinh, thường dùng nhiều thuốc nội tiết, thuốc bổ sung estrogen để kéo dài tuổi xuân. Nhưng theo các bác sĩ, việc dùng nội tiết thay thế trên 10 năm cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa. Khi đó, nguy cơ mắc ung thư vú cũng cao gấp 4-6 lần so với phụ nữ không thường xuyên dùng thuốc nội tiết.
Cách kiểm tra ung thư vú khi nằm.
Cách kiểm tra ung thư vú khi đứng.
Những người thân của người bệnh ung thư vú, đặc biệt là mẹ, con gái hoặc chị em gái nên đi khám để tầm soát ung thư vú. Bởi lẽ, ung thư vú có khoảng 15% nguyên nhân do yếu tố gia đình. Người có họ hàng mắc ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4-6 lần người không có họ hàng mắc ung thư vú.
Video đang HOT
‘Chị em cần tăng cường vận động, tránh béo phì, tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hạn chế ăn mỡ động vật, đồng thời đi khám định kỳ tuyến vú để được chẩn đoán sớm. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú sẽ lên đến 80-90% nếu phát hiện ở giai đoạn đầu’ – PGS Thuấn cho biết.
Theo PGS Thuấn, có 1 số biện pháp chính để để phát hiện ung thư vú. Thứ nhất là chị em tự khám, nhìn, sờ để phát hiện màu sắc, khối u bất thường, tốt nhất là sau sạch kinh 5 ngày. Thứ 2 là đi khám định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa sản, chuyên khoa ung thư tư vấn, khám lâm sàng. Thứ 3 là có thể siêu âm, chụp tuyến vú nhất là phụ nữ sau tuổi 40 trở lên. ‘Ở nước ngoài, họ thường tư vấn phụ nữ nên chụp tuyến vú sau tuổi 45 nhưng ở Việt Nam do xu thế trẻ hóa ung thư vú, nên chúng tôi khuyến cáo, phụ nữ nên tầm soát sau tuổi 40′ – PGS Thuấn nói.
Hiện nay, đa số các nước khác trên thế giới, tuổi dễ mắc ung thư vú nhất là khoảng 60-65 tuổi. Riêng ở Việt Nam, ‘đỉnh’ mắc ung thư vú ở phụ nữ lại từ 40-45 tuổi, trẻ hơn nhiều so với các nước. Thậm chí tại Bệnh viện K đã có nhiều trường hợp mới chỉ 20-21 tuổi, chưa lấy chồng đã bị ung thư vú.
Theo Diệu Linh/Danviet.vn
Nếu bạn uống thuốc tránh thai lâu năm, hãy lưu tâm bệnh ung thư vú
Theo PGS Trần Văn Thuấn, tại các quốc gia, số người mắc ung thư vú cao nhất thường ở phụ nữ 60 - 65 tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, 'đỉnh' này lại trẻ hơn nhiều, chủ yếu gặp ở lứa tuổi 40 - 50 tuổi, thậm chí 20 - 21 tuổi cũng bị ung thư vú.
PGS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,7 triệu ca ung thư vú mới. Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư này chiếm 25% tổng số người mắc ung thư ở phụ nữ.
Các nguyên nhân gây ung thư vú có nhiều, từ yếu tố di truyền đến yếu tố ngoại sinh do lối sống, thực phẩm, ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, PGS Thuấn cho biết, rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn uống thuốc tránh thai để ngừa thai nhưng nếu uống quá 10 năm thì nguy cơ ung thư là rất lớn. Tốt nhất không nên sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian quá lâu.
Ngoài ra, PGS Thuấn cũng cho biết thêm, các yếu tố như béo phì, tiền sử gia đình có người bị ung thư cũng cần được chú ý và tầm soát sớm.
Sử dụng thuốc tránh thai lâu năm có thể gây ung thư
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ chú trọng trong điều trị ung thư, chưa chú trọng trong các yếu tố dự phòng và nghiên cứu nên chưa thế lý giải được vì sao ung thư vú lại trẻ hoá.
Bác sĩ Nguyễn Minh Khánh, Khoa Ngoại vú (Bệnh viện K) thống kê, trong năm 2016, khoa này tiếp nhận hơn 2.400 lượt bệnh nhân ung thư vú điều trị và tỷ lệ bệnh nhân phải cắt bỏ vú là rất lớn. Bệnh viện cũng đã gặp nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ vú khi tuổi còn trẻ, thậm chí cả cô gái mới hơn 20 tuổi, chưa chồng.
Nguyên nhân phải phẫu thuật cắt bỏ vú là do bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, khối u to hoặc di căn lan tỏa. Ngoài ra, ngực của phụ nữ Việt Nam nhỏ, do đó khối u dù chưa lớn cũng đã chiếm gần hết diện tích vú.
'Tâm lý của bệnh nhân lo ngại, nếu chỉ phẫu thuật loại bỏ khối u thì sẽ không 'triệt tận gốc' tế bào ác, nên phải yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vú, dù bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên phẫu thuật một phần', bác sĩ Khánh chia sẻ.
Hiện nay, việc điều trị ung thư vú có 4 phương pháp chính gồm phẫu thuật, xạ trị, điều trị bằng thuốc hóa chất và điều trị bằng nội tiết sinh học. Mỗi biện pháp đều có các tiến bộ mới giảm đau đớn, mệt mỏi cho bệnh nhân.
Đối với xạ trị, trước đây với các trường hợp ung thư vú thường phải xạ trị rộng rãi thì nay đã áp dụng xạ trị điều biến liều và xạ trị một phần, giúp việc điều trị vừa hiệu quả vừa giảm ảnh hưởng với người bệnh.
Đối với điều trị nội khoa, có thể nói, các thuốc hóa chất hiện đại nhất trên thế giới đều đã được ứng dụng tại Bệnh viện K Trung ương nói riêng và nhiều cơ sở phòng chống ung thư nói chung. Bên cạnh đó, một số thuốc nội tiết và kháng thể dòng mới cũng đang được áp dụng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị.
Đặc biệt, với những chị em phụ nữ không thể bảo tồn được vú thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp tạo hình để chị em không còn mặc cảm khi phải cắt bỏ ngực do ung thư.
PGS Thuấn khuyến cáo, các chị em nên thường xuyên đi tầm soát ung thư hoặc tự khám ngực cho mình để phát hiện các khối u khác lạ.
Trong gia đình có người thân (mẹ, chị em gái ruột) bị ung thư vú cần đi tầm soát ung thư sớm vì những người này nguy cơ ung thư tăng gấp 4 - 6 lần so với người thường.
Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn một, bệnh nhân chỉ phẫu thuật cắt u mà không cần hoá, xạ trị và tỷ lệ thành công rất cao.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú giai đoạn sớm ngày càng cao. Nếu như những năm 1990, ung thư vú được phát hiện giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 67%, thì hiện nay đã lên tới gần 86%.
Bệnh nhân ung thư vú chỉ cần thường xuyên tái khám theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi sức khoẻ của mình thật tốt để ngừa bệnh tái phát.
Theo P Thúy/Infonet.vn
Lý do phụ nữ công sở nguy cơ bị ung thư vú cao hơn Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu cho rằng có tới 173.000 trường hợp ung thư mỗi năm có liên quan đến lối sống ngồi nhiều. Công nghệ đã thay đổi đời sống của chúng ta. Công nghệ cho phép con người con người "lười" bằng nhiều cách khác nhau. Lợi thế ngồi một chỗ vẫn giải quyết được nhiều việc nhưng nếu lạm...