2 đứa trẻ mất tích và chuyện ‘trăn thần’ kỳ bí
Đã hơn 2 tháng trôi qua, chiều nào, chị Y Công (SN 1985, trú tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà), cũng ra sau vườn đứng nhìn xa xăm về nơi những ngọn núi trùng điệp.
Vợ chồng anh A Phạn và 4 đứa con còn lại.
Đôi mắt ngấn lệ, chị kể: hai vợ chồng cưới nhau từ năm 2000 và đã có với nhau được 6 mặt con, đứa lớn nhất 11 tuổi, đứa bé nhất chưa đầy 3 tháng tuổi. Hai đứa con mất tích là Y Phới (9 tuổi) và đứa con trai duy nhất tên A Phú Kàn (3 tuổi).
Buổi chiều định mệnh
Vào mùa khô (khoảng đầu năm dương lịch), người dân tộc Xê Đăng người thường rủ nhau lên rừng chặt cây đót về bán kiếm thêm thu nhập, nuôi sống gia đình trong những ngày giáp hạt.
Dù mới sinh chưa đầy tháng, nhưng vì nhà nghèo, con đông, chị Y Công phải cùng chồng địu con lên rừng bẻ đót mưu sinh.
Do không có người trông con, vợ chồng chị dẫn theo 3 đứa con là Y Phới, A Phú Kản và đứa con mới sinh chưa đầy 1 tháng tuổi.
Khoảng 2 giờ chiều ngày 3/1, chị Y Công cùng chồng là A Phạn chia nhau thành 2 hướng đi bẻ đót. Chị Y Công địu theo đứa nhỏ, hai đứa còn lại ngồi chơi ở lán trại.
Khi vợ chồng vừa rời xa lán trại chừng 200m, bất ngờ anh A Phạn nghe tiếng la thất thanh của vợ. Nghĩ rằng vợ bị vấp ngã nên anh lập tức chạy tới.
Vừa đến nơi, A Phạn thấy vợ mình mặt mày xanh mét, không nói nên lời. Sau một hồi định thần, chị Y Công cho biết chị bị một con trăn khổng lồ chặn đường.
Dù rất sợ, nhưng nghĩ rằng con trăn to, bán được giá cao nên A Phạn gọi thêm người chặt đót gần đấy đến tìm bắt con trăn mang đi bán.
Sau khi bán con trăn nặng 15kg với giá 1,5 triệu đồng, vợ chồng Y Công được chia 400 ngàn đồng.
Thế nhưng khi họ về đến trại, không thấy 2 con đâu. Vợ chồng chị Y Công một mặt tất tả đi tìm, mặt khác nhờ người dân đi chặt đót chia nhau tìm kiếm, nhưng 2 đứa trẻ vẫn “bặt vô âm tín”.
Cháu A Phú Kàn khi mới lên 2 tuổi
Video đang HOT
“Chiều hôm đó, khi nhận được tin 2 đứa trẻ đi lạc trong rừng, già làng đã huy động cả làng mang đèn, đuốc lên rừng soi từng gốc cây, con suối…nhưng không thấy dấu vết 2 đứa trẻ đâu”, một người hàng xóm của chị Y Công kể lại.
Sáng ngày 4/1, UBND xã đã huy động hàng trăm dân quân, thanh niên từ nhiều thôn, làng trong xã và các xã lân cận tham gia lên rừng tìm kiếm 2 cháu bé.
Thế nhưng, suốt hai tuần, hàng trăm con người đã đạp nát cả cánh rừng, nhưng hy vọng tìm thấy 2 đứa trẻ ngày càng mong manh.
Những lời giải thích huyền bí
Việc 2 đứa trẻ mất tích cho đến nay đã gần 3 tháng. Nhiều người trong làng “rỉ tai” nhau rằng 2 đứa bé có mái tóc trắng là con của Yàng (trời) nên đã về với Yàng.
Cháu Y Phới (tóc trắng)
Có người cho rằng, vợ chồng A Phạn đã vi phạm điều cấm kỵ của thần linh nên bị Yàng phạt bắt 2 đứa nhỏ (?)
Thực tế, ngay khi lọt lòng mẹ, bé Y Phới có mái tóc rất lạ. Chỉ có một ít màu đen còn lại là màu trắng. Càng lớn lên, tóc của cháu càng trắng như cước.
Cả làng, cả xã không ai có mái tóc lạ như vậy…nên Y Phới được gọi là con của Yàng.
Sáu năm sau, đứa con trai tên A Phú Kàn ra đời cũng có mái tóc trắng giống như chị Y Phới.
Trong 6 đứa con của vợ chồng A Phạn, thì 2 đứa trẻ bị mất tích có mái tóc trắng giống nhau.
“Nhiều người trong làng nói: Yàng đã bắt 2 đứa đi rồi, nhưng vợ chồng mình không tin…”, anh A Phạn thổ lộ.
Lại có sự đồn đoán khác rằng, sở dĩ Y Phới và A Phủ Kàn bị mất tích là do cha chúng đã phạm đến sự linh thiêng của thần rắn nên bị Yàng phạt. Mặc dù sự lý giải này khá hoang đường, song nó lại được nhiều người trong làng đồng tình.
Một cán bộ xã kể: “Khoảng 30 năm về trước, một ngôi làng thuộc xã Đăk Pxi đã từng xảy ra vụ hỏa hoạn thiêu rụi hơn 80%. Nguyên nhân là trước đó một ngày, dân làng đã bắt làm thịt một con trăn nặng gần 30kg. Do xúc phạm đến thần linh nên làng đã bị Yàng phạt”.
Cách đây hơn 10 năm, một vụ hỏa hoan cũng đã xảy ra, làm cháy rụi một căn nhà. Trước đó ít hôm, một con rắn hổ chúa nặng trên 10kg xuất hiện trong nhà.
Chủ nhà tìm mọi cách xua đuổi nhưng rắn vẫn không đi. Một số người xúi chủ nhà bắt làm thịt để nhậu, phần còn lại đem ngâm rượu. Chủ nhà đã nghe theo nên bị phạt dẫn đến cháy nhà…(?)
Chị Y Công nhìn xa xăm về phía cánh rừng mong tin 2 con mất tích.
Việc vợ chồng chị Y Công cùng một số người bắt con trăn mang đi bán dẫn đến bị trừng phạt (2 đứa trẻ mất tích) càng làm cho câu chuyện thêm huyền bí.
Mặc dù việc mất tích của 2 đứa con được người làng thêu dệt theo hướng thần thánh hóa, song vợ chồng A Phạn vẫn tin rằng con mình bị lạc trong rừng hoặc đã bị ai đó bắt cóc.
Bởi, theo A Phạn, quanh khu vực nơi 2 cháu bé mất tích không có suối lớn, càng không có thú dữ và không có hang sâu ngoại trừ một vài hố nhỏ do người đào lên lấy nước để lại.
Còn nếu các cháu có chết vì đói thì phải tìm được xác.
“Đêm nào mình cũng nằm mơ thấy 2 đứa nó. Khi tỉnh dây không thấy con nằm bên cạnh, mình đau lòng lắm! Một ngày nào đó mà chưa tìm được thấy các con dù sống hay chết, vợ chồng mình cũng không thể yên lòng…”, chị Y Công ngậm ngùi nói.
Theo xahoi
Ám ảnh chuyện ma cà rồng rình rập hút máu người ở Lai Châu
Nhiều người dân ở Lai Châu tin rằng: Khi màn đêm buông xuống, ma cà rồng lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, rình rập hút máu người...
Giáp mặt ma cà cồng
Những lời đồn thổi về ma cà rồng hút máu người ở thị xã Lai Châu càng làm cho câu chuyện trở nên huyền bí. Ngồi quán nước, hay cà phê, thậm chí vào tận bản xa, những lời nhóm người thầm thì bàn tán về những chuyện nghe rợn người.
Đã có nhiều người xác nhận từng giáp mặt ma cà rồng. Song hình dáng nó thế nào thì ú ớ không nói ra được, nhưng họ kể như in mang đậm sắc liêu trai "đêm đêm chúng biến thành những hình thù kì quái, ghê rợn. Những bóng sáng xanh chập chờn lang thang khắp nơi chỉ để tìm xác người mới chết để ăn. Bản tôi đã thành thông lệ, người dân nơi đây đêm xuống là cửa đóng then cài, hạn chế không ra đường bởi lẽ có thể bị ma cà rồng tấn công"- ông Lò Văn Thái, ở bản Pờ Mã Hồ, xã ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, Lai Châu hoang mang.
Nhiều người cho rằng lửa sẽ làm ma cà rồng sợ nên đi đêm họ thường đốt bó đuốc thật to
Bản nhỏ Pờ Mã Hồ lọt thỏm giữa một thung lũng mây bảng lảng. Buổi tối ở đây thường bắt đầu từ sớm, bởi ngay sau khi ánh nắng mặt trời tắt, bóng đêm hút hết anh sáng ban ngày là người dân đã ăn uống để rồi cửa đóng then cài.
Khi chúng tôi đến nơi cũng là lúc màn đêm đã trùm lấy những nếp nhà nơi đây. Cơn mưa mùa đông bỗng chốc đổ sầm sập xuống đầu càng khiến cái xóm này thêm phần heo hút. Lác đác đâu đó vài hộ dân đã lên đèn.
" Ai đấy, có việc gì thì sáng mai hãy đến", giọng một người phụ nữ ở trong nhà nói vọng ra. "Chị cho chúng tôi hỏi thăm nhà ông Kiên làm thầy cúng ở đâu nhỉ". Câu hỏi không có lời đáp mà chỉ có tiếng xua đuổi như đuổi tà ma. Thuyết phục mãi mà gia chủ không chịu mở cửa. Họ thoái thác là không biết nên chúng tôi tự mò đường đi. Vượt qua mấy con ngõ nhỏ quanh co tối như hút nút mà không tìm thấy đường ra.
Mưa mỗi lúc một nặng hạt, chúng tôi đành ghé vào hiên nhà trú mưa. Thấy có tiếng động trước cửa nhà, một ông lão móm răng ho lụ khụ ngó đầu ra cửa kiểm tra. Thấy 3 bóng người trùm áo mưa kín mít, cụ sập cửa đánh rầm. Thái độ sợ sệt khi đêm xuống của người dân nơi đây khiến tôi đi hết từ bất ngờ này cho đến ngạc nhiên khác.
Cuối cùng cũng biết gia chủ là cụ Cao, người dân tộc Kinh ở Thái Bình, lên đây khai phá, làm ăn từ mấy đời nay. Những lời đồn đoán, hư thực về ma cà rồng đã làm cho sự cảnh giác cao độ lên đến đỉnh điểm ở xã Ma Ly Pho.
Khi có tiếng động người dân kiểm tra bẫy xem có phải ma cà rồng bị mắc bẫy không
Cấm bản khi bóng đêm phủ xuống núi
Ông Cao kể, lần đầu lên đây chơi, nghe mọi người nói chuyện ma mãnh, ông chỉ cười, tưởng người dân nói chuyện để làm quà. Sau một thời gian ở cái xóm nhỏ này, từ hoài nghi ông đã tin là có ma cà rồng thật.
Bởi lẽ trẻ em ở nơi này, nhiều đứa bị ma cà rồng hút máu. Ông trực tiếp nhìn thấy từng vết răng trên người của đứa trẻ. Rồi nơi này nhà nào cũng có mẹo để "chống" ma cà rồng. Đêm xuống là ông cấm không cho 2 đứa trẻ ra ngoài vì sợ ma cà rồng hại.
Những câu chuyện đầy chất liêu trai đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. "Lạ lắm các anh à. Tất cả những cái bẫy mà bà con làm ra để xua đuổi ma cà rồng là thật. Họ còn có một loại cây trồng ngoài vườn nhằm đuổi ma cà rồng", ông Cao quả quyết.
Ban ngày bản nhỏ bình yên, nhưng đêm xuống nỗi hoang mang phủ trùm kín bản
Ông Lý Trọng Vinh, Trưởng khu phố 1 nằm ở giữa xóm trung tâm thị xã Lai Châu cho biết: "Tôi chưa từng gặp ma cà rồng nhưng thấy người ta nói rất nhiều. Chẳng hiểu nó biến hóa khôn lường đến đâu mà người dân ai cũng hoảng hốt thế". Ông Vinh chợt nhớ, có lần bà vợ về kể lần đầu tiên nhìn thấy ma cà rồng nhưng hỏi nó thế nào thì bà cũng chẳng nói rõ được.
Người già từ thị xã Lai Châu đến huyện Phong Thổ đều cho rằng, những nơi đó là vùng đất chứa đầy huyền tích và có rất nhiều ma cà rồng. Cho dù có tin hay không tin nhưng nỗi ám ảnh, hoang mang rộng khắp bản, vì thế nhà nào cũng cài đặt bẫy để diệt ma cà rồng.
(Còn nữa)
Theo soha
"Ngủ mèo" nên duyên chồng vợ Ở đại ngàn này, con trai, con gái Chơ Ro hễ đủ tuổi 15 là được phép "ngủ mèo" để tìm hiểu nhau trước khi nên vợ nên chồng. Luật tục từ xa xưa đã quy định tục "ngủ mèo" rất nghiêm ngặt để đảm bảo chế độ một vợ, một chồng và nếu ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. "Ngủ...