2 đối tượng tuyệt đối không được ăn cà chua
Cà chua là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Cà chua chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai ăn cà chua cũng tốt cho sức khỏe và ăn cà chua như thế nào cũng được.
Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 – 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phosphor,… có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên 2 đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn cà chua.
Bệnh sỏi mật
Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Cà chua còn được coi là một trong những công cụ có ích cho việc làm đẹp của chị em
Tuy nhiên, lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.
Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Những lưu ý khi ăn cà chua:
Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu
Video đang HOT
Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Không nên ăn cà chua khi đói
Cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.
Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
Không ăn cà chua xanh chưa chín
Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid . Khi tiêu thụ nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.
Không ăn cà chua nấu kỹ
Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.
Cà chua là một loại rau bổ dưỡng, có chứa lycopene, vitamin C…Do vậy, nếu bạn chú ý và tránh các điều cấm ký trên khi ăn cà chua nó sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của bạn.
Theo megafun
Phụ nữ nên cảnh giác với bệnh sỏi mật
Tuổi tác, béo phì, hormone... là những tác nhân đầu tiên khiến cho phụ nữ dễ mắc bệnh sỏi mật. Chị em hãy cảnh giác với căn bệnh này nhé!
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là một bệnh của đường tiêu hoá do có sỏi trong đường mật, có thể phát sinh ở các ống dẫn mật trong gan, ở ống mật chủ hoặc ở túi mật, bởi sự xuất hiện sỏi cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi mật là bệnh thường gặp ở Việt Nam.
Tùy theo vị trí của sỏi, thành phần của sỏi mà người ta chia thành sỏi đường dẫn mật hoặc sỏi túi mật; Và tùy theo thành phần của sỏi mà người ta chia sỏi mật ra thành sỏi cholesterol hay sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác. Sỏi cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt. Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calcium bilirubinate, sỏi có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành khi bilirubine tăng, không liên hợp hoặc do bị nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật.
Trước đây, bệnh sỏi mật chủ yếu là sỏi sắc tố mật, sỏi thường nằm ở trong gan và ở ống mật chủ gây nhiễm khuẩn đường mật, còn sỏi túi mật chỉ chiếm dưới 10%. Nhưng ngày nay, tỷ lệ sỏi cholesterol lại tăng cao so với sỏi sắc tố mật và sỏi túi mật lại ngày càng nhiều, chiếm tới trên 50% trường hợp sỏi mật, có lẽ do chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của nhân dân ta đã thay đổi nhiều so với trước.
Sỏi mật là không gì khác những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Đa số không lớn hơn kích cỡ 2,5 cm, tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp chỉ nhỏ như hạt cát hoặc tương đương quả bóng bàn.
Tại sao bệnh chủ yếu tấn công phụ nữ?
- Tất cả do những hormone nữ giới. Estrogen gia tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, progesteron làm chậm tốc độ giải phóng túi mật. Điều này tiếp theo giải thích, vì sao xác suất mắc bệnh của phụ nữ giảm dần cùng tuổi tác (so với xu hướng mắc bệnh của nam giới). Trước 40 tuổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ (nguy cơ mắc bệnh đặc biệt tăng khi có thai) được chẩn đoán cao gần gấp ba lần nam giới; sau tuổi 60 xác suất ngã bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Liệu pháp hormone thay thế (estrogen) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormone được bổ sung cho cơ thể ở dạng uống thay vì gián tiếp qua băng dính (qua da). Viên ngừa thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi mật, nhất là trong mười năm đầu sử dụng.
- Do tình trạng béo phì: những mô trong cơ thể chứa mỡ nhiều hơn cũng sản xuất nhiều estrogen hơn. Thật phi lý, khi nguy cơ cũng gia tăng trong trường hợp sụt cân đột ngột vì nỗ lực giảm béo; bởi thực đơn nghèo năng lượng kìm hãm cơ chế sản xuất mật - yếu tố khiến cho quá trình kết tủa cholesterol diễn ra nhanh hơn. Tình trạng xuất hiện sỏi mật sau những ca hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày nhằm hạn chế háu ăn xảy ra nhiều tới mức: hiện không hiếm bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ túi mật ngay khi thực hiện kỹ thuật này.
- Do tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột - trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống. Trong mức độ nhất định, sỏi mật cũng có thiên hướng di truyền.
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Đa số đối tượng bị sỏi mật đã kết tủa không hề hay biết. Những cục sỏi "thầm lặng" không gây bất cứ triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong những dịp thăm khám khác - chẩn đoán bằng siêu âm hoặc siêu âm ổ bụng.
Tùy theo vị trí của sỏi mà có các triệu chứng có thể khác nhau. Thường thì nếu sỏi trong gan hay sỏi ở ống mật chủ thì ít triệu chứng, thậm chí nếu sỏi nhỏ, không gây tắc mật thì sẽ không có biểu hiện gì, chỉ khi tình cờ làm siêu âm hoặc chụp điện vùng gan mật mới phát hiện ra sỏi. Nhưng nếu sỏi to thì thường có các triệu chứng khá rầm rộ, mà điển hình là đau, sốt, vàng da (mà y học gọi là Tam chứng Charcot).
Đau: Trường hợp điển hình, người bệnh có cơn đau bụng gan, cụ thể: đau đột ngột, dữ dội vùng hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc ra sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn, không dám thở mạnh, kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Có khi đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đôi khi đau ở vùng thượng vị, lan lên ngực. Các cơn đau thường xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn hoặc bữa ăn nhiều mỡ.
Sốt: khi bị nhiễm trùng đường mật, có thể sốt cao đột ngột kèm rét run, nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ 37,5 độ - 38 độ C, có khi sốt kéo dài. Nếu không có nhiễm trùng thì không sốt.
Vàng da: Da và niêm mạc mắt vàng do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan, tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Nếu chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Rối loạn tiêu hóa: Chậm tiêu, bụng đầy trướng, sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy.
Thăm khám lâm sàng: Nếu tắc mật sẽ thấy gan to, túi mật to, mật càng tắc nhiều, gan càng to. Sỏi túi mật không gây gan to. Chẩn đoán xác định cần dựa vào Tam chứng Charcot. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp ít tốn kém mà có giá trị cao trong chẩn đoán.
Những phương pháp chữa trị khác
Nếu bệnh nhân không muốn hoặc không thể phẫu thuật vì lý do khác trong khi đường kính sỏi mật chưa lớn, một trong số cách giải quyết là uống ursodiol (tên thương mại:Actigali, Urso), hỗn hợp axit mật tự nhiên, uống mỗi ngày 2-4 lần, giúp làm tan sỏi. Loại tân dược này cũng được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa nhằm ngăn cản nguy cơ hình thành sỏi mật cho đối tượng giảm béo hoặc sụt cân vì những lý do khác. Nên biết, ursodiol chỉ có tác dụng làm tan sỏi mật thành phần chủ yếu từ cholesterol và phản ứng mong đợi thường xuất hiện sau thời gian vài tháng.
Việc uống thuốc thường được bác sĩ kết hợp với tán sỏi - phương pháp điều trị làm sỏi tan nhỏ, để dễ đào thải hơn từ đường dẫn mật với sự trợ giúp của sóng siêu âm.
Có thể hạn chế nguy cơ xuất hiện sỏi mật?
- Hàng ngày cần ăn ba bữa cân bằng.
- Duy trì cân nặng không vượt quá chuẩn mực dành cho lứa tuổi
- Thường xuyên tập luyện thể thao (đi bộ) thời gian tối thiểu 30 phút đa số ngày trong tuần.
Những nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án "Nurses' Health Study" cũng cho thấy, tỷ lệ phụ nữ áp dụng thực đơn hàng ngày giầu chất xơ bị sỏi mật thấp hơn hẳn đồng loại đối chứng cùng lứa tuổi.
phunutoday
Dưa hấu: Ăn không cẩn thận "rước" 6 nguy cơ bệnh tật Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều. Dưa hấu ngon ngọt, dễ ăn, cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nếu biết cách chế biến, dưa hấu còn là vị thuốc tuyệt vời. Bên cạnh những lợi...