2 doanh nghiệp bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Đầu tư MST (mã chứng khoán MST) và Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc (mã chứng khoán VPW).
Ngày 10/12, theo Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, MST đã công bố thông tin sai lệch các chỉ tiêu doanh thu giá vốn và lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019 so với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 được kiểm toán.
Cụ thể, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019, công ty báo cáo doanh thu thuần đạt 93 tỷ đồng, cao hơn gần 33 tỷ đồng so với báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán. Bên cạnh đó, giá vốn và lợi nhuận sau thuế năm 2019 cũng bị chênh lệch lần lượt là 24,5 tỷ đồng và gần 10 tỷ đồng giữa hai báo cáo tài chính.
Video đang HOT
Bên cạnh việc phạt tiền, công ty này còn phải khắc phục hậu quả bằng cách cải chính thông tin đối với với nội dung công bố thông tin sai lệch.
Cùng ngày, Công ty Cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc cũng bị phạt 50 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với báo cáo thường niên năm 2018 và giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính năm 2019.
Công ty Cổ phần Cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc tiền thân là Nhà máy nước Vĩnh Yên được thành lập vào năm 1963. Năm 2009, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định chuyển đổi công ty này thành công ty cổ phần với số vốn điều lệ hơn 68 tỷ đồng.
Năm 2011, công ty tăng vốn điều lệ lên hơn 94 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho dự án công trình tuyến ống cấp nước DN315 cho Khu công nghiệp Bình Xuyên II (giai đoạn 1) năm 2010.
Sang đến năm 2016, vốn điều lệ được tăng lên hơn 111,5 tỷ đồng do tăng vốn ngân sách nhà nước cấp cho các công trình do công ty làm chủ đầu tư và nhận bàn giao tài sản Nhà máy nước Lập Thạch.
Chưa lên sàn, ASG đã bị xử phạt vi phạm thuế
Công ty cổ phần Tập đoàn ASG (mã chứng khoán: ASG) vừa bị Cục thuế thành phố Hà Nội ra quyết định truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp thuế với tổng số tiền hơn 170 triệu đồng.
Cụ thể, về thuế giá trị gia tăng, công ty kê khai thuế giá trị gia tăng mua vào hàng hóa của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, vi phạm Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty hạch toán vào trong kỳ chi phí của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, hạch toán chi phí không đúng quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính.
Trước đó, ASG đã được chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE và sẽ chính thức giao dịch 24/9/2020, với hơn 63 triệu cổ phiếu.
Công ty cũng điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 30.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là /-20% so với giá tham chiếu.
Theo ASG, trên quan điểm thận trọng trước các biến động vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với ngành hàng không nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng, Hội đồng quản trị quyết định mức chiết khẩu 15% so với mức giá dự kiến là 36.000 đồng/cổ phiếu trước đó.
Thành lập từ năm 2010, ASG hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chính ban đầu là dịch vụ logistics hàng không, phục vụ hàng hóa hàng không, dịch vụ kho bãi...
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2020 đã soát xét, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019, tương ứng với 71,9 tỷ đồng; lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019, tương ứng 63,4 tỷ đồng./.
Xử phạt trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp đòi hỏi công bằng Với dự thảo Nghị định xử phạt trên thị trường chứng khoán đang được nhà quản lý công khai lấy ý kiến, một số doanh nghiệp quan ngại khả năng thiếu công bằng giữa bên có quyền và bên bị giám sát, xử phạt. Cần quy định trách nhiệm hai chiều Xây dựng chế tài xử lý vi phạm trên TTCK, chắc chắn...