2 điểm khó của các “ông lớn FDI” Samsung, LG, Toyota, Honda,… giữa dịch coronavirus
Cả doanh nghiệp nội và ngoại liên quan đến các ngành sản xuất theo chuỗi cung ứng sẽ đều bị tác động bởi coronavirus.
TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng nCoV tác động đến các ngành sản xuất theo chuỗi cung ứng tại Việt Nam ở hai khía cạnh.
Một là, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, nhiều ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng như điện thoại, điện tử, máy tính, dệt may, da giày, sản xuất – chế biến nông sản, ô tô – xe máy, sắt – thép, lọc hóa dầu, bán lẻ…(đều là những ngành xuất khẩu chủ lực, tạo việc nhiều làm của Việt Nam), đều đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này, do thiếu nguồn cung đầu vào cũng như xuất khẩu đầu ra bị nghẽn, bị giảm.
Hai là, nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thuộc các ngành nêu trên cũng bị ảnh hưởng tương tự. Một số doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, Formosa, Apple, Toyota, Honda….v.v. gặp phải 2 khó khăn lớn: (i) thiếu nguồn cung đầu vào nhập từ Trung Quốc, và (ii) thiếu lực lượng lao động do lệnh phong tỏa, cách ly hoặc hạn chế đi lại đối với nhân công, chuyên gia từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK của hai nước năm 2019 đạt 116,87 tỷ USD; trong đó, Việt Nam nhập khẩu 75,45 tỷ USD (chiếm 27,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam), xuất khẩu 41,41 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó giá trị của hàng sản xuất trong nước chiếm 55,5%) và nhập siêu từ Trung Quốc ở mức 34,04 tỷ USD.
Tuy nhiên, thương mại hai nước Việt – Trung quý 1, quý 2 và cả năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng khi từ 29/01/2020, Trung Quốc thực hiện tạm dừng thông quan, tăng cường quản lý và siết chặt các cửa khẩu như một biện pháp ngăn chặn sự lan rộng của dịch nCoV.
Theo đánh giá sơ bộ của Ngân hàng ANZ, Việt Nam là một trong những nước khu vực Châu Á chịu nhiều tác động tiêu cực về xuất khẩu sang Trung Quốc (chỉ sau Đài Loan), với mức thiệt hại ước tính khoảng 0,44 điểm %GDP khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 20% trong 3 tháng tới.
Những tác động này là khá lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, việc làm và tiêu dùng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nan giải. Đến thời điểm này, số lượng người bị nhiễm là 16, chưa có người tử vong và lượng người bị cách ly khoảng trên 1.000, cùng với việc các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức làm việc linh hoạt (làm việc tại nhà, họp và đào tạo trực tuyến, làm bù ngoài giờ), nên mức độ ảnh hưởng chưa đáng kể.
Tuy nhiên, một số chuyên gia và công nhân nước ngoài (nhất là người Trung Quốc) đang làm việc tại Việt Nam vẫn chưa thể quay lại làm việc hoặc bị cách ly đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ
Các hãng xe rục rịch hoạt động trở lại
General Motors có thể hoạt động bình thường từ 15/2, trong khi Toyota và Nissan dự kiến từ đầu tuần sau, sau thời gian tạm ngưng sản xuất vì corona.
Hãng xe Mỹ sẽ khởi động lại theo từng giai đoạn, ưu tiên sự an toàn đối với công nhân địa phương cũng như dựa vào khâu chuẩn bị của chuỗi cung ứng. GM và liên doanh ở Trung Quốc hiện có hơn 58.000 nhân công, bán hơn 3,64 triệu xe tại quốc gia này trong năm 2018.
Toyota cho biết dự kiến trở lại hoạt động tại tất cả các nhà máy ở Trung Quốc từ đầu tuần sau, và đã chuẩn bị các kế hoạch trong tuần này. Hãng Nhật có 12 nhà máy ở quốc gia Đông Á.
Một nhà máy của Honda ở Vũ Hán, sẽ dừng hoạt động đến hết tháng hai. Ảnh: Nikkei
Một đại diện của Nissan cho biết, sẽ "khởi động lại các dây chuyền sản xuất sớm nhất là từ 17/2, tại nhà máy Huadu (tỉnh Quảng Châu) và Dalian (tỉnh Liêu Ninh). Thời gian đối với các nhà máy khác sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế. Trong năm 2019, Nissan sản xuất hơn 1,5 triệu xe tại Trung Quốc.
Nhà máy ở Thượng Hải của hãng xe điện Mỹ Tesla đã mở cửa lại từ ngày 10/2.
Trước đó, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được kéo dài thêm hai tuần do sự bùng phát của dịch viêm phổi cấp. Nhiều hãng lần lượt tạm dừng hoạt động, kéo theo sự sụt giảm nguồn cung đối với ngành công nghiệp ôtô trên khắp thế giới.
Hãng xe Hàn, Hyundai, đã phải đóng cửa ba nhà máy ở quê nhà do thiếu nguồn cung. Nhiều hãng khác dừng sản xuất ở Trung Quốc như BMW, Daimler, Ford, Honda, Nissan, Renault, Tesla, Toyota và Volkswagen hay nhà cung ứng Bosch. Trong đó, Honda sẽ tiếp tục đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc đến hết tháng hai.
Hôm 10/2, Nissan cho biết, sự ngắt quãng của chuỗi cung ứng tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới hoạt động của một nhà máy của hãng ở Nhật. "Nhà máy Kyushu sẽ điều chỉnh sản xuất tạm thời trong thời gian 14 và 17/2", đại diện hãng nêu rõ.
Theo Vnexpress.
5 ôtô có doanh số thấp nhất VN tháng 1/2019 - Suzuki Swift bán 1 xe 2 trong 5 cái tên ở danh sách này đến từ Toyota. Mitsubishi Mirage là mẫu xe có doanh số tốt nhất trong nhóm này với 28 xe được bán ra. 5 mẫu xe có doanh số thấp nhất VN trong tháng 1/2019 đều tới từ các hãng xe Nhật. Trong số này, Toyota có 2 mẫu xe, còn lại là Suzuki, Mitsubishi...