2 con bị bại não, bố làm phụ hồ rớt nước mắt vì không kiếm đủ tiền chữa trị
Tưởng rằng cô con gái út ra đời là niềm hạnh phúc của gia đình, thế nhưng cháu lại mang căn bệnh bại não như người anh của mình. Gia đình anh Nguyễn Văn Công ở Bắc Giang đứng trước khó khăn chồng chất.
Hai đứa con bại não
Nguyễn Văn Minh được 2 ngày tuổi thì lên cơn sốt cao, gia đình anh Nguyễn Văn Công (sinh năm 1977) đưa Minh tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Minh được chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ chẩn đoán Minh bị bại não, bị giảm sút cả về trí tuệ lẫn khả năng vận động.
Chạy chữa cho Minh đến khi cậu được 5 tuổi, kinh tế gia đình anh Công kiệt quệ nên đã đưa cậu bé về quê. 20 năm nay, Minh đặt đâu nằm đấy, chân tay ngày một teo đi. Hiện tại, cậu chỉ nặng 18kg, không nói được, chỉ biết khóc như tiếng rên yếu ớt, thần trí đã bị mất hoàn toàn.
Nguyễn Văn Minh (20 tuổi). Ảnh: ThS Dương Văn Tâm
Gạt nỗi đau, vợ chồng anh Công đứng lên bước tiếp. Hai đứa con, một trai, một gái lần lượt chào đời vào năm 2001 và 2005 như hai nụ cười điểm tô cho cuộc đời đang u tối của vợ chồng anh Công.
Anh đi phụ hồ, chị làm ruộng, đồng tiền ít ỏi nhưng dù sao cũng đủ để lo cho cuộc sống 4 thành viên. Những tưởng cuộc đời cứ êm đềm trôi như vậy, rồi biến cố ập đến vào lúc vợ chồng anh không ngờ nhất.
18 năm sau ngày gia đình anh Công buông xuôi trước tình trạng của đứa con đầu, vợ chồng anh một lần nữa chết lặng khi đón nhận hung tin: đứa con thứ 4 của anh chị cũng bị bại não. Sự việc cô con gái Nguyễn Thị Diệu Huyền bị căn bệnh giống anh trai như một vết dao cứa mạnh vào nỗi đau đang lên da non.
Video đang HOT
Nguyễn Thị Diệu Huyền (gần 2 tuổi)
Nhà có 4 đứa con thì đứa đầu và đứa út bị bại não, gia đình phải chia đôi ngả. Chị Nguyễn Thị Tuyền (sinh năm 1979) ở nhà chăm chút cho cậu con trai lớn và đứa thứ 2, thứ 3 đang tuổi ăn, tuổi học.
Anh Công cứ trở đi trở lại, lúc thì ở Tuyên Quang, khi thì lên Hà Nội với đứa con út đang ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương cùng bà nội.
Vợ chồng anh Công cứ thế nhắm mắt bước tiếp.
Hàng ngày bé Huyền được bà nội chăm sóc tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Không hy vọng có tiền cho con đi học đại học
Hiện tại, vợ chồng anh Công đang nợ ngân hàng 50 triệu. Đây là số tiền tối đa mà gia đình hộ nghèo như nhà anh được ngân hàng cho vay. Bốn năm nay, anh chị chưa trả được đồng nào.
Chị Tuyền ở nhà trông Minh không đi làm được, kinh tế gia đình đặt hết lên đôi vai anh Công với mức thu nhập của một phụ hồ khoảng 4-5 triệu mỗi tháng. Với số tiền này, gia đình anh khó có thể trang trải được cuộc sống.
Anh Công tâm sự, “Hai vợ chồng cố gắng cho hai đứa ăn học hết lớp 12 chứ cũng không có điều kiện để nuôi con học đại học. Chúng tôi chỉ biết cố gắng mỗi ngày. Con người ta có xe điện để đi, con mình đi xe đạp…”
Anh Công vừa làm vừa nguyện cầu mình có đủ sức khoẻ để lao động, kiếm tiền nuôi cả gia đình 6 người, trong đó có 2 đứa con bị bại não. Anh thầm mong hai đứa con giữa của anh không phải bỏ dở con đường học giữa chừng dù kinh tế gia đình khó khăn chồng chất.
Năm học mới đang cận kề, vợ chồng anh Công đang phải chạy đôn chạy đáo để lo những khoản tiền cần thiết để hai đứa con của anh được đến trường.
Phó khoa Điều trị Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương – thạc sĩ Dương Văn Tâm chính là người trực tiếp tiếp xúc và điều trị cho hai con của anh Công.
Ông cho biết, hoàn cảnh gia đình anh Công rất thương tâm, cần sự chung tay của cộng đồng. Câu chuyện về hai đứa con trong một gia đình đều bị bại não khiến không chỉ ông mà toàn bộ y bác sĩ tại khoa rơi nước mắt.
Mọi đóng góp hảo tâm cho gia đình anh Nguyễn Văn Công xin vui lòng gửi về địa chỉ: Anh Nguyễn Văn Công, thôn Ngọc Liễn, xã Châu Minh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
SĐT: 01657768185
Hoặc STK: 700001969151, Ngân hàng Shinhan Bank, chi nhánh Bắc Ninh
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Toán (Người thân gia đình anh Công)
Xin chân thành cảm ơn!
Theo www.giadinhmoi.vn
Bác sĩ 30 năm châm cứu chữa cho những em bé tự kỷ, bại não
Khởi đầu một ngày mới, bác sĩ Dương Văn Tâm ở Bệnh viện Châm cứu trung ương đến gõ cửa từng phòng bệnh nhi.
Đôi mắt tròn xoe của bé Hoàng 3 tuổi đang chữa tự kỷ, nhìn bác sĩ Trưởng khoa điều trị Liệt vận động - Ngôn ngữ trẻ em. "Hôm qua con ngủ có ngoan không?", bác sĩ Tâm hỏi han. Cậu bé chạy lại quấn lấy chân bác sĩ và cất tiếng cười giòn tan.
Nhìn Hoàng, không ai nghĩ chỉ hai tháng trước em còn không biết nói cười, chạy nhảy. Hội chứng tự kỷ khiến bé không biết phản xạ, giao tiếp. Mẹ em kể ngày trước bé cứ thấy ai mặc áo blouse trắng đến gần là sợ khóc thét lên. Từ khi về Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị, "thấy bác sĩ Tâm là cháu cười, còn đòi bế, bác sĩ quan tâm như người nhà vậy", mẹ bé nói. Hôm nay bác sĩ Tâm xin được một suất quà cho hai mẹ con bé Hoàng. Đây là một số tiền được viện quyên góp từ các nhà hảo tâm dành cho những bệnh nhi nghèo không có tiền chữa trị.
Bác sĩ Tâm đang châm cứu cho bệnh nhi. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Sau khi hỏi han, bác sĩ Tâm lại gần giường của bé Hoàng để bắt đầu châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp. Những ngày đầu cậu bé sợ và đau nên khóc rất to khiến kim châm bị tuột ra. Với người lớn, châm cứu rất êm vì họ có thể ngồi im. Tuy nhiên trẻ nhỏ hiếu động, chân tay không yên lại hay sợ hãi nên nếu cử động sẽ dẫn đến bị đau ở các vị trí châm kim, bác sĩ và bố mẹ phải dỗ dành. Bác sĩ Tâm lấy điện thoại cho bé Hoàng xem. Một lúc sau, bé nằm yên xem điện thoại để bác sĩ châm cứu, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Theo bác sĩ, đông y coi tự kỷ là chứng bệnh với những biểu hiện suy giảm giao tiếp, trí tuệ, hành vi. Những tổn thương kinh mạch, tạng phủ, điều trị bằng cách tác động lên huyệt vị, kinh lạc. Trẻ nhỏ bị thiếu hụt, khiếm khuyết những chức năng về tâm trí, ngôn ngữ, vận động. Phương pháp phục hồi chức năng cho các cháu bằng Đông y như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ... đem lại hiệu quả rất tốt. Bé Hoàng sau ba tháng điều trị đã có thể chạy nhảy, biết phản xạ, giao tiếp.
Một bé khác đang được bác sĩ Tâm điều trị là cháu Nam 5 tuổi (Nghệ An). Nam bị viêm dây thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt tứ chi. Gia đình đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương để giúp bé phục hồi chức năng. Bác sĩ Tâm chữa trị theo liệu trình, kết hợp cho Nam tham gia các hoạt động tập thể vào mỗi buổi chiều tại bệnh viện. Lúc đầu, bác sĩ hướng dẫn Nam và các em nhỏ cách chạy nhảy, cầm nắm từng quả bóng, trượt cầu. Sau dần, Nam có thể tự cầm nắm và vui chơi cùng các bạn. Hành lang bệnh viện được tạo dựng thành khu vui chơi, có cầu trượt, xe đạp, tranh ảnh trang trí... Đây là thành quả mà bác sĩ Tâm phải mất hơn một năm kêu gọi đóng góp để xây dựng.
Buổi sinh hoạt rộn ràng tiếng nói cười, thỉnh thoảng lại vang lên những câu nói đùa như "ông Tâm đẹp trai nhất", "ông Tâm đẹp trai không"... Theo bác sĩ, đây là cách dạy các bé tập nói, tập nhận thức. "Vừa chữa bệnh vừa vui đùa sẽ giúp các cháu không bị căng thẳng, áp lực và sợ hãi", bác sĩ Tâm cho biết. Các bé đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn. Quá trình điều trị phải kiên trì lâu dài, do đó cần tạo môi trường vui vẻ, sạch đẹp để các cháu không ghét bệnh viện, ghét bác sĩ.
Tại khoa Liệt vận động, ngôn ngữ trẻ em Bệnh viện Châm cứu Trung ương, các bác sĩ điều trị không những cho các bé tự kỷ mà cả bại não, liệt vận động, chậm ngôn ngữ. "Nhiều bé bị tự kỷ, liệt vận động, chưa nói được, trí não chưa hoạt động bình thường nhưng cháu có thể đi lại, vận động bình thường là chúng tôi đã rất vui rồi", bác sĩ chia sẻ.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Cặp song sinh tự kỷ được chữa trị bằng y học cổ truyền Hàng ngày hai cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) để điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, trong liệu trình một tháng. Hai năm trước, chị Nguyễn Thị Thiệp (Thái Nguyên) sinh đôi hai bé trai đầu lòng. Hơn một tuổi, hai bé vẫn không biết ê a. Mẹ cũng thắc mắc "vì sao các con cứ không...