2 câu chuyện tình yêu đẹp hơn phim đằng sau con tàu Titanic ám ảnh giờ mới được công bố
Nhưng sự thật, nó không chỉ là một câu chuyện trên màn ảnh, cặp đôi Rose – Rack chính là hiện thân của những tình yêu tuyệt vời có trong đời thật xuất hiện trên chính con tàu huyền thoại này mà ít ai biết đến.
Đã hơn 20 năm kể từ ngày bộ phim đình đám Titanic ra đời. Cho đến nay, câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính trong phim Rose và Rack vẫn khiến hàng triệu người rơi nước mắt. Nhưng sự thật, nó không chỉ là một câu chuyện trên màn ảnh, cặp đôi Rose – Rack chính là hiện thân của những tình yêu tuyệt vời có trong đời thật xuất hiện trên chính con tàu huyền thoại này mà ít ai biết đến.
Cặp đôi nhân vật chính và chuyện tình yêu rớt nước mắt của cô ca sĩ
Berthe Antonine Mayne là một vũ công cabaret người Bỉ sinh ngày 21 tháng 7 năm 1887. Cô đem lòng yêu Quigg Baxter – một cầu thủ khúc côn cầu trẻ tuổi đến từ Montreal, Canada. Sự kiện đắm tàu Titanic đã trôi qua cả trăm năm nhưng mới đây, người ta lại phát hiện ra chính bà Mayne là người may mắn sống xót sau thảm họa ấy.
Cô ca sĩ đoản mệnh
Trong chuyến đi định mệnh cùng người yêu là ông Baxter, bà đã lấy tên De Villiers để đặt chỗ hạng sang trên con tàu Titanic. Baxter gặp Mayne khi bà đang biểu diễn trong một quán cà phê ở Brussels. Sự dịu dàng và quyến rũ của cô ca sĩ đã làm trái tim Baxter xao xuyến. Thế nên, trong chuyến du lịch cùng gia đình, ông đã đưa cả bạn gái mình đi cùng.
Vào đêm xảy ra bi kịch, mẹ của Baxter hoảng loạn khi nhận ra sự khác lạ của cọn tàu. Ngay sau đó, ông đã lập tức đưa mẹ và em gái của mình lên thuyền cứu hộ còn bản thân thì quay lại cứu Mayne.
Không ngờ, cô ca sĩ lại phải ra mắt gia đình bạn trai trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Baxter chỉ kịp giới thiệu qua loa người yêu với mẹ và nhờ họ chăm sóc cho Mayne. Tuy nhiên, bà từ chối ở lại nơi an toàn vì chưa có Baxter. Một trong số những hành khách lúc đó đã khuyên Mayne nên bỏ lại tất cả vì trở vào trong con tàu là quá nguy hiểm.
Cặp đôi Baxter và Mayne
Cuối cùng, số phận đã an bài, Baxter ra đi mãi mai khi tình yêu mới chớm nở. Ông chỉ kịp để lại lời nhắn nhủ với Mayne: “Tạm biệt, hãy luôn vui vẻ em nhé!”.
Mayne sau đó ở lại với gia đình của Baxter một thời gian tại Montreal. Sau đó bà trở lại châu Âu để tiếp tục sự nghiệp ca sĩ. Người cháu của Mayne nói rằng dì của mình chưa bao giờ lập gia đình. Có lẽ chính lời chào cuối cùng của Baxter đã khiến Mayne day dứt, dằn vặt và đau đớn trong nỗi tiếc thương nhiều năm. Bà quyết định ở vậy cho đến khi từ giã trần thế tại một ngôi nhà ở ngoại ô Beerchen-Ste-Agathe và qua đời vào năm 1962.
Cặp vợ chồng nhân vật phụ xuất hiện vài giây nhưng đằng sau là cả một câu chuyện lay động triệu trái tim
Có lẽ, ai là fan của bộ phim này sẽ nhớ lại hình ảnh đôi vợ chồng già dù cận kề cái chết vẫn không rời tay nhau. Đằng sau khung hình đẹp ấy là cả một câu chuyện chạm đến trái tim người xem.
Video đang HOT
Cảnh trong phim
Bà Rosalie Ida Straus là một người Mỹ gốc Đức. Bà được sinh ra ở Worms vào năm 1849. Năm 22 tuổi, bà Ida kết hôn với ông Isidor Straus, một doanh nhân người Mỹ gốc Palatinate, 26 tuổi và là đồng sở hữu cửa hàng bách hóa Macy. Họ được xem là một trong những cặp vợ chồng giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic lúc bấy giờ. Căn phòng họ ở trên tàu thuộc hàng sang trọng và đẹp bậc nhất.
Kiến trúc căn phòng này cũng là niềm cảm hứng cho đạo diễn James Cameron khi ông tái hiện tại căn phòng của nhân vật nữ chính Rose. Isidor và Ida là đôi vợ chồng đã cùng đồng hành với nhau suốt 41 năm. Không ngờ, chuyến đi này lại là ngày kết thúc sinh mệnh của họ, nhưng tình yêu của đôi vợ chồng già để lại thì trường tồn mãi với thời gian.
Cặp vợ chồng ông Isidor
Khi sự cố xảy ra, con tàu khổng lồ đâm vào tảng băng trôi, tất cả mọi người đều hoảng sợ, chen chúc nhau chạy lên boong tàu để được leo lên thuyền cứu sinh. Lúc này thuyền trưởng ra quyết định phụ nữ và trẻ em được ưu tiên lên thuyền trước. Vì thuộc tầng lớp quý tộc, tuổi đã cao cũng như những việc từ thiện mà Isidor đã làm, ông cũng được dành cho một chỗ trên thuyền cạnh vợ.
Isidor với ánh mắt kiên nghị thẳng thừng từ chối: “Tôi sẽ không đi trước những người đàn ông khác”. Bà Ida khi thấy chồng cương quyết cũng không còn lý do gì để chỉ nghĩ đến sự an toàn của riêng mình. Suốt gần nửa thế kỉ đã cùng chia ngọt sẻ bùi bên nhau, bà Ida không thể ở đây mà không có chồng. Thế nên, bà quyết định sẽ đồng hành cùng ông Isidor kể cả trước mắt họ có là cái chết.
Tháng Sáu, nhà văn Hall McCash đã viết trong cuốn sách của mình – “A Titanic Love Story” rằng hành khách có mặt lúc đó đã nghe thấy nghe Ida nói: “Isidor, nơi em ở cũng là nơi có anh. Em đã sống cùng anh bao năm. Em yêu anh, nếu là định mệnh, em sẵn sàng chết cùng anh”. Những người chèo thuyền đi đến nơi an toàn đã thấy cặp đôi “đứng cạnh boong tàu, ôm nhau và đón chờ cái chết”.
Xác của Isidor đã được tìm thấy, cùng với 306 người thiệt mạng khác nhưng xác Ida thì mãi chìm đắm dưới lòng đại dương. Đám tang của họ đã thu hút đến 6000 người tham dự. Người ta không ngại chen chúc nhau trong mưa để vào tưởng niệm. Tình yêu của họ như một tượng đài vô hình về lòng chung thủy và sự hi sinh, sống chết có nhau. Có mấy ai trên chuyến tàu ám ảnh đấy sẵn sàng đối diện với cái chết trong tình yêu ngập tràn như vợ chồng ông Isidor. Dù cái kết là mất mát nhưng ở một thế giới khác, ông bà vẫn tiếp tục hành trình tình yêu vĩnh cửu và dài bất tận.
Câu chuyện tình yêu bất diệt trên con tàu Titanic đã trở thành một huyền thoại. Chính vì thế một công viên được xây dựng lên và đặt tên Straus để tưởng nhớ đến vợ chồng bà Ida. Bảng tưởng niệm ông bà Straus cũng được đặt trong một dinh thự ở Manhattan. Dù cuối cùng hai ông bà không thật sự được nằm cạnh nhau nhưng chắc hẳn là tình yêu, tâm hồn của hai người đã hòa quyện vượt khỏi mọi ranh giới, mãi mãi bất tử.
Theo afamily.vn
Sự thật chấn động về thiên tình sử Titanic được phó thuyền trưởng giấu kín nửa đời người
"Chúng ta đã có 40 năm bên nhau thật tuyệt vời cùng 6 đứa con xinh như thiên thần. Nếu anh không lên xuồng thì em cũng vậy"....
Ngày 10/4/1912, con tàu Titanic bắt đầu chuyến hải trình đầu tiên của nó, khởi hành từ Southampton - một thành phố cảng ở phía Nam nước Anh, dự định băng qua Đại Tây Dương đến thành phố New York của Mỹ.
Thế nhưng, vào lúc 11 giờ 40 phút tối ngày 14/4/1912, tàu Titanic đụng phải tảng băng trôi. Hai tiếng đồng hồ sau, cũng tức là 2 giờ 20 phút sáng ngày 15/4, tàu Titanic chìm, có tổng cộng 705 người được cứu sống, 1502 người chết, được xem là vụ tai nạn đường biển lớn nhất thế kỷ 20.
Một trăm năm sau, người ta vẫn còn nhớ đến câu chuyện chân thực từng xảy ra trong cái đêm lạnh lẽo và khủng khiếp đó, và cảm động trước những câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp.
Chuyện tình của họ sau đó được dựng thành phim.
Bí mật được tiết lộ bởi người cuối cùng được đưa lên thuyền cứu hộ
Charles Lightoller, 38 tuổi, là thuyền phó của tàu Titanic, ông ta là người cuối cùng được kéo lên thuyền cứu hộ giữa lòng đại dương lạnh lẽo và cũng là người giữ chức vụ cao nhất trên tàu còn sống sót. Ông đã viết 17 trang hồi ký, miêu tả từng chi tiết về vụ tai nạn chìm thuyền năm ấy.
Trong hồi ký của ông viết rằng: Đứng trước tai nạn chìm tàu, thuyền trưởng ra lệnh đưa phụ nữ và trẻ em lên thuyền cứu hộ trước, rất nhiều hành khách đều tỏ ra rất bình tĩnh, nhưng lại có một số người không chịu tách khỏi gia đình người thân của mình.
"Khi đó, tôi ra sức hét lớn: Phụ nữ và trẻ em hãy tới đây!' Nhưng tôi thấy nhiều người không tình nguyện từ bỏ người thân để nhìn phụ nữ và trẻ em bước lên thuyền cứu sinh...", Phó thuyền trưởng Charles viết.
Bài báo về những gì đã xảy ra được đăng tải cách đây gần 100 năm.
Sau khi nghe đại phó và Charles khuyên nhủ, chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên với sức chứa là 65 người lại xuống nước chỉ với 28 người trên thuyền. Cũng theo hồi ức của Charles, khi chiếc thuyền cứu hộ thứ nhất được hạ xuống, ông có hỏi một phụ nữ đang đứng trên boong tàu có tên là Straw rằng: "Quý bà có muốn cùng tôi lên chiếc xuồng cứu nạn kia hay không".
Điều khiến Charles không ngờ là bà Straw cương quyết lắc đầu và đáp: "Không, tôi nghĩ rằng ở trên tàu vẫn tốt hơn". Bấy giờ, chồng của Straw hỏi: "Vì sao em không muốn lên thuyền cứu nạn?" Straw mỉm cười: "Không, em chỉ muốn ở bên anh".
Từ đó về sau, Charles vĩnh viễn không còn được nhìn thấy đôi vợ chồng ấy, nhưng câu chuyện về tình yêu của họ chưa bao giờ phai nhạt trong ký ức Phó thuyền trưởng...
"Nếu anh không lên xuồng thì em cũng vậy!"
Đạo diễn của bộ phim - James Cameron chia sẻ rằng cặp vợ chồng trong cảnh phim ấy được tạo nên dựa trên một cặp đôi thật ở ngoài đời thực: ông Isidor Straus 67 tuổi và vợ ông - bà Ida Straus 63 tuổi. Họ nằm trong danh sách những nạn nhân xấu số trong thảm họa tàu Titanic năm 1912.
Cặp vợ chồng ấy chính là chủ nhân của chuỗi cửa hàng bách hóa Macy's nổi danh khắp nước Mỹ và là một trong hành khách giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic định mệnh.
Cameron thổ lộ rằng họ chọn ra đi theo cách mà họ đã sống một đời người: yêu thương và bên nhau không rời. Họ gắn chặt với nhau đến hơi thở cuối cùng.
Thời điểm đó, ông Isidor là người giàu có bậc nhất thế giới.
Cụ thể:
Khi con tàu Titanic được mệnh danh "không bao giờ chìm" đã va phải một tảng băng trôi, nước biển bắt đầu tràn vào tàu qua các lỗ hổng Isidor và Ida lập tức mặc áo phao cứu hộ và chạy tới boong tàu - nơi các thuyền viên đang hạ những chiếc xuồng cứu hộ xuống và ưu tiên cho phụ nữ, trẻ em và các hành khách khoang hạng nhất lên trước.
Theo lời kể của người giúp việc của bà Ida và cộng sự của ông Isidor - 2 nhân chứng sống sót sau vụ đắm tàu lịch sử ấy, viên thuyền phó đã yêu cầu bà Ida (khi đó đang mặc chiếc áo khoác dày dặn đủ để chống chọi với thời tiết băng giá bên ngoài) lên xuồng. Bà lập tức nghe theo. Tuy nhiên, khi thuyền phó lặp lại yêu cầu với ông Isidor, ông bỗng dưng lắc đầu từ chối.
Ông Isidor quả quyết nói: "Không, tôi sẽ không lên xuồng cho đến khi tôi tận mắt nhìn thấy toàn bộ phụ nữ và trẻ em đều đã được giải cứu". Người chắt trai của cặp đôi đồng thời là nhà sử học của dòng họ Straus - giáo sư Paul Kurzman chia sẻ với báo chí: "Vị thuyền phó ấy đã bảo rằng: 'Ông Straus, chúng tôi đều biết ông là ai, vậy nên ông đã có sẵn một vị trí trên xuồng cứu hộ', thế nhưng cụ ấy vẫn đứng yên trên boong tàu".
Thấy vậy, bà Ida liền xuống khỏi xuồng, đến bên người chồng thân yêu. Bà nói với ông rằng: "Chúng ta đã có 40 năm bên nhau thật tuyệt vời cùng 6 đứa con xinh như thiên thần. Nếu anh không lên xuồng thì em cũng vậy". Bà cẩn thận cởi chiếc áo lông lông của mình ra và đưa cho cô giúp việc Ellen Bird: "Tôi không cần đến nó nữa. Cô hãy cầm lấy chiếc áo này để giữ ấm khi lên xuồng cứu hộ, nó sẽ giúp cô sống sót chờ đến lúc được giải cứu".
"Cụ Isidor vòng tay ôm chặt lấy vợ. Sau đó, một cơn sóng lớn ập đến và cuốn cả hai vào lòng biển sâu. Đó là lần cuối người ta nhìn thấy họ", Kurzman bồi hồi kể lại.
Kurzman - Nhà sử học, chắt trai của cặp vợ chồng tạo nên thiên tình sử lay động toàn thế giới.
Khoảnh khắc dịu dàng ấy, cái kết ngọt ngào xen lẫn đắng cay ấy chỉ là một trong vô vàn những câu chuyện cuối đời của các nạn nhân trong thảm kịch Titanic, thế nhưng nó lại không giống số còn lại, nó được người ta ghi nhớ và truyền tai nhau tới tận bây giờ.
Tại quận Brown của thành phố New York có một đài tưởng niệm dành cho đôi vợ chồng Ida Straus, bên trên còn có khắc dòng chữ: "Biển có lớn cách mấy cũng không nhấn chìm được tình yêu". (Nguyên bản: Many waters cannot quench love, neither can the floods drown it). Hơn 6000 người đã tham gia bữa tiệc tưởng nhớ về Ida Straus được tổ chức tại Carnegie Hall ở Manhattan.
Cơ thể của Ida không bao giờ được tìm thấy, nhưng cơ thể của Isidor vẫn còn nguyên vẹn và mang về thành phố New York. Tất cả mọi thứ trên người của ông đã được niêm phong và gửi đến Sara - con gái cả của ông. Trong đó, phải kể tới mảnh trang sức với chữ cái đầu I S (với chữ "I" đứng cho cả Ida và Isidor) và một bức ảnh của Jesse, Sara (2 con của họ).
Theo eva.vn
Cái kết bất ngờ khi thử yêu bạn thân Từng yêu ba người đàn ông đẹp trai, có điều kiện nhưng cô gái vẫn chưa có cái kết đẹp. Vì những câu chuyện ngoại tình tréo nghoe mà bạn thân đã trở thành "từ khóa" khá nhạy cảm đối với nhiều cặp đôi đang yêu. Thế nhưng, đối với cô gái trong dòng tâm sự chia sẻ trên trang NEU confession mới...