2 cách nấu chè đậu nành thơm ngon, độc đáo thanh mát giải nhiệt
Chè đậu nành nghe tuy lạ nhưng lại có hương vị độc đáo, vô cùng thơm ngon, béo ngậy cùng với cách chế biến cực kì đơn giản mà chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê. Cùng vào bếp trổ tài thực hiện món chè này nhé!
1. Chè đậu nành
Nguyên liệu làm Chè đậu nành
Hạt đậu nành 700 gr
Đường 400 gr
Nước 1.3 lít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chè đậu nành
1
Vo và ngâm đậu nành
Đậu nành mua về bạn vo sạch, loại bỏ những hạt bị hư rồi đem ngâm với nước khoảng 2 giờ.
Sau khi đậu nành đã được ngâm nở thì bóc vỏ phần vỏ bên ngoài đi, chỉ giữ lại phần hạt rồi vớt ra rổ để ráo.
2
Bắc nồi lên bếp, đổ vào 400gr đường và 1.3 lít nước vào. Khuấy đều để đường hòa tan hoàn toàn rồi đợi nước sôi thì bạn đổ đậu nành vào.
Điều chỉnh lửa nhỏ, nấu thêm khoảng 20 – 25 phút đến khi những hạt đậu nành mềm thì lúc này bạn nêm nếm lại vị ngọt của chè cho hợp khẩu vị gia đình bạn rồi tắt bếp.
3
Thành phẩm
Chè đậu nành được nấu một cách đơn giản nên có hương vị ngọt thanh, dịu nhẹ, đậu nành được hầm mềm, có vị bùi ngậy vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Vào những ngày trời nóng, bạn có thể thêm một ít đá vào để món chè thêm mát lạnh và ngon hơn nhé!
2. Chè đậu nành nước cốt dừa
Nguyên liệu làm Chè đậu nành nước cốt dừa
Hạt đậu nành 60 gr
Nước cốt dừa 200 ml
Bột năng 20 gr
Đường nâu 50 gr
Muối/ đường 1 ít
Cách chế biến Chè đậu nành nước cốt dừa
1
Sơ chế đậu nành
Đổ đậu cho ra tô rửa đậu qua khoảng 2 lần nước, nhặt bỏ những hạt đã hư. Đến lần thứ 3 thì cho vào khoảng 200ml nước và ngâm đậu qua đêm để vỏ đậu mềm ra, dễ bóc hơn.
Sau 1 đêm, bạn rửa đậu lại lần nữa với nước cho thật sạch rồi lần lượt bóc vỏ từng hạt đậu nành nhé.
Video đang HOT
2
Nấu chè đậu nành
Sau khi đậu nành đã được tách vỏ xong hết thì bạn đổ vào nồi với khoảng 400ml nước, điều chỉnh lửa nhỏ, hầm đậu trong khoảng 1 tiếng 45 phút đến 2 giờ. Sau khi đậu đã được hầm mềm thì bạn vớt đậu ra rây để ráo.
Cho 50gr đường nâu và 200ml nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Khi hỗn hợp nước đường này đã sôi, bạn cho toàn bộ đậu nành vào, đậy nắp.
Cho 13gr bột năng và 40ml nước lạnh vào tô, khuấy đều để bột năng tan hết thì bạn cho vào nồi chè đậu nànnh. Khuấy đều và nấu thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
3
Nấu nước cốt dừa và hoàn thành
Để làm nước cốt dừa ăn kèm với chè, bạn cho 200ml nước cốt dừa, 7gr bột năng, 2 muỗng canh đường trắng, 30ml nước và 1/3 muỗng cà phê muối vào nồi, bắc lên bếp, đun với lửa nhỏ và khuấy đều.
Sau khoảng 3 phút, nước cốt dừa dần sệt lại thì bạn tắt bếp, để nguội.
Để thưởng thức, bạn múc chè đậu nành ra chén, chan thêm một ít nước cốt dừa lên bề mặt, trộn đều và thưởng thức.
4
Thành phẩm
Chè đậu nành nước cốt dừa là một món chè khá mới lạ, hương vị bùi béo và nước cốt dừa cực kì thơm ngon.
Chè sử dụng đường nâu để nấu nên vị ngọt không quá gắt, rất vừa miệng và tạo nên màu nâu đậm tự nhiên cho món chè thêm bắt mắt.
2 cách làm chè khoai dẻo và chè khoai dẻo với nước thảo mộc đơn giản
Chè khoai dẻo là một trong những loại chè được khá nhiều người ưa thích bởi hương bị bùi béo, hấp dẫn. Vậy làm sao để nấu được món chè này ngon? Hãy cùng vào bếp để học ngay 2 công thức món chè khoai dẻo đơn giản sau đây nhé!
1. Chè khoai dẻo
Nguyên liệu làm Chè khoai dẻo
Khoai lang tím 200 gr
Khoai lang vàng 200 gr
Bột năng 340 gr
Bột thạch sương sáo 18 gr
Nước cốt dừa 170 ml
Vừng rang 10 g
Đường 150 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, nồi, tô, dao, vá canh, khuôn...
Cách chế biến Chè khoai dẻo
1
Sơ chế khoai, nghiền bột
Đầu tiên, rửa sạch khoai lang vàng và tím với nước, gọt bỏ phần vỏ và phần đầu, đuôi của củ khoai. Tiếp đến, cắt khoai thành nhiều khoanh dày khoảng 1 lóng tay nhỏ, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút cho khoai chín.
Sau khi khoai chín, bạn đem khoai lang tím và vàng đã hấp bỏ vào 2 cái tô, sau đó dùng nĩa nghiền nhuyễn. Tiếp đến, cho vào thêm 160gr bột năng và trộn đều.
2
Luộc bột khoai, làm nước cốt dừa
Sau khi đã trộn khoai nghiền cùng bột năng, bạn dùng tay nhào hỗn hợp đến khi tạo thành khối bột dẻo mịn.
Tiếp theo, chia khối bột thành 3 phần bằng nhau, sau đó bạn lăn dài từng phần bột rồi dùng dao cắt thành nhiều viên bột nhỏ có kích thước vừa ăn (khoảng 1 lóng tay nhỏ).
Lưu ý:
Để bột tạo thành khối dẻo, bạn cần đảm bảo khoai lúc nhào phải nóng. Nếu khoai không nóng sẽ khiến bột bị rời rạc và không kết dính được.Nếu bột bị khô, bạn có thể cho vào thêm 1 ít nước sôi và tiếp tục nhào.
Đun sôi 1 nồi nước, kế đến cho bột khoai vào rồi nấu trên lửa vừa đến khi viên bột nổi lên mặt nước là chín. Khi bột khoai đã chín, bạn vớt ra tô nước đá cho nguội bớt rồi để ráo nước.
3
Làm nước cốt dừa
Cho 170ml nước cốt dừa cùng với 1 lít nước lọc vào nồi, thêm 150gr đường và khuấy đều trên lửa vừa cho sôi.
Tiếp đến, hoà 20gr bột năng còn lại với một chút nước. Khi nước cốt dừa sôi, bạn hãy cho hỗn hợp bột năng đã pha vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh.
4
Làm thạch sương sáo
Cho vào nồi 18gr bột sương sáo, 50ml nước lạnh rồi khuấy đều cho tan. Sau đó, bạn cho vào thêm 240ml nước sôi và khuấy đều hỗn hợp này trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp.
Tiếp theo đổ hỗn hợp ra khuôn chờ thạch sương sáo đông lại.
5
Thành phẩm
Cho viên khoai dẻo, thạch sương sáo ra chén, sau đó rưới nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể rắc thêm hạt mè để tăng giá trị thẩm mỹ cho thành phẩm.
Chè khoai dẻo ngon có vị ngọt thanh dịu nhẹ, mùi thơm lừng của khoai và nước dừa. Đây là loại chè phù hợp cho những ngày thời tiết nóng bức bởi sự thanh mát mà nó mang lại.
2. Chè khoai dẻo với nước thảo mộc
Nguyên liệu làm Chè khoai dẻo với nước thảo mộc
Nước sâm 1 lít
Khoai lang vàng 1 củ
Khoai mỡ 1 củ
Bột sương sáo 25 gr
Bột năng 40 gr
Đường phèn 200 gr
Đường trắng 10 gr
Nước cốt dừa 1 ít
Cách chọn mua khoai mỡ ngon
Bạn để ý và chọn những củ có màu sắc tối, còn nhiều đất bấm bên ngoài củ. Hình dáng củ suôn dài, không bị méo mó và ít râu bên ngoài vỏ.Bạn có thể nhân biết khoai ngon bằng cách bấm nhẹ vào đầu khoai, nếu cảm thấy cứng thì khoai đó dẻo và chắc, còn nếu khoai non sẽ thấy bị chảy nước nhớt.Để món chè bắt mắt và ngọt hơn, bạn cạo nhẹ lớp vỏ và chọn những củ khoai bên trong có màu tím đậm nhé!
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, nồi, tô, dao, vá canh, khuôn...
Cách chế biến Chè khoai dẻo với nước thảo mộc
1
Nấu nước sâm
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước sâm rồi nấu trên lửa vừa khoảng 15 phút cho sôi. Sau đó, bạn cho vào thêm 200gr đường phèn và tiếp tục khuấy đều cho đường tan thì tắt bếp.
Mách nhỏ: Bạn cho 1 ít nước sâm vào khuôn đá rồi để đông trong tủ lạnh để làm đá thảo mộc ăn kèm nhé!
2
Làm thạch sương sáo
Bắc 1 cái nồi mới lên bếp, cho vào 500ml nước, 25gr bột sương sáo, khuấy đều trên lửa vừa đến khi hỗn hợp sánh mịn, sôi nhẹ thì tắt bếp.
Tiếp theo, đổ hỗn hợp thạch sương sáo vào khuôn, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh đến khi đông hoàn toàn.
Khi thạch đông, dùng dao khứa nhiều đường sọc dọc và ngang để cắt thạch thành nhiều khối vuông nhỏ khoảng 1 lóng tay nhỏ.
3
Sơ chế, hấp, nghiền khoai
Bào vỏ khoai lang, rửa sạch rồi cắt khoai thành nhiều khúc nhỏ có độ dày khoảng 1 lóng tay nhỏ. Làm tương tự đối với khoai mỡ.
Kế tiếp, cho vào xửng khoai lang, khoai mỡ và hấp chín trên lửa vừa khoảng 15 - 20 phút.
Tiếp theo, cho 2 loại khoai ra 2 tô rồi dùng muỗng tán cho nhuyễn mịn.
Mách nhỏ: Để khoai dễ tán và mịn hơn, bạn nên tán khoai lúc còn nóng.
4
Trộn và luộc bột khoai
Cho vào tô khoai lang 20gr bột năng, 15ml nước nóng dùng tay trộn đều đến khi tạo thành khối dẻo mịn.
Tiếp theo, dùng tay lăn dài khối bột và cắt thành nhiều viên nhỏ có kích thước tương đương khoảng 1/2 lóng tay lớn.
Bạn làm thao tác tương tự như trên đối với phần khoai mỡ nhé!
Nấu sôi 1 nồi nước, sau đó cho 2 phần khoai vào luộc trên lửa vừa khoảng 10 - 15 phút đến khi thấy bột khoai nổi lên mặt nước là chín.
Kế đến, vớt bột khoai vào tô nước đá 10 phút cho nguội rồi để ráo nước. Cuối cùng, trộn đều bột khoai cùng 10gr đường trắng là hoàn tất.
5
Hoàn thành
Cho ra chén 1 vá canh bột khoai, 1 vá canh thạch sương sáo, 1 vá canh đá thảo mộc đập nhuyễn, 2 vá canh nước sâm cùng 1 ít nước cốt dừa là có thể thưởng thức rồi.
6
Thành phẩm
Chè khoai dẻo với nước thảo mộc có vị ngọt thanh, mát lạnh, từng viên bột khoai thì dẻo mềm bùi thơm hòa quyện với nước sâm thanh mát, ngọt dịu và nước cốt dừa béo ngậy, khi ăn cực kỳ ngon miệng luôn đấy!
Công thức nấu món chè bánh lọt ngọt mềm, mát lạnh Món chè của người miền Tây cực thích hợp để ăn vào những ngày oi bức, thèm ăn chút gì đó ngọt ngào, mát lạnh đấy. Chè bánh lọt hay còn gọi là chè giun bởi hình dáng "xấu xí mà đáng yêu" của những miếng bánh lọt, xuất phát từ Campuchia nhưng lại sớm trở thành món ngon đặc trưng của miền...