2 Cách nấu chè bột lọc thơm ngon như người xứ Huế
Chè bột lọc là một món ăn nhất định phải thử qua nếu có dịp tới các tỉnh thành miền Trung và đặc biệt là Huế.
Món chè này được ưa chuộng bởi lớp vỏ dẻo dai trái ngược với phần nhần cùi dừa và đậu phộng giòn sần sật kich thích vị giác của người ăn. Không những thế, chè bột lọc còn chinh phục được các khẩu vị khó tính nhất bởi phần nước cốt thơm ngon, thơm phức.
Mặc dù đơn giản nhưng để nấu được một bát chè bột lọc thơm ngon thì vẫn cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Nếu bạn chưa biết tới cách làm món chè bột lọc thơm ngon này thì còn chần chừ gì mà không tìm hiểu 2 công thức Zicxa.com giới thiệu ngay sau đây nhé!
1. Cách nấu chè bột lọc Huế thơm ngon, chuẩn vị
Nói tới chè bột lọc thì cần phải nhắc tới chè bột lọc tại Huế . Không hề cầu kỳ với các nguyên liệu đơn giản có thể tìm thấy tại bất cứ chợ nào nhưng lại có mùi vị vô cùng ngon được tạo lên từ những khâu chế biến tỉ mỉ, chăm chút, chè bột lọc Huế đã để lại một dấu ấn khó phai trong nền ẩm thực Việt Nam. Một món ngon mà lại đơn giản như vậy thì đừng ngại mà hãy bắt tay vào bếp để chuẩn bị một bát chè bột lọc thơm ngon chiêu đãi cả gia đình nhé!
Chè bột lọc Huế
Nguyên liệu cần chuẩn bị
200g Bột năng
100g Cùi dừa: Bạn nên chọn cùi dừa già để phần cùi dừa có độ cứng cần thiết để tạo độ giòn cho phần nhân.
50g Đậu phộng
100g Đường phèn
1 Củ gừng
Muối
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cùi dừa bạn dùng nạo để nạo sạch phần vỏ nâu còn bám vào cùi rồi bạn rửa sạch với nước. Tiếp theo đó bạn thái cùi dừa hạt lựu kich thước khoảng 0.5 cm.
Gừng bạn rửa qua 1 lần với nước để hết bùn đấy rồi dùng thìa nạo sạch vỏ rồi thái sợi.
Bước 2: Chế biến đậu phộng
Bạn cho 1 chiếc chảo trũng lên trên bếp và bật lửa to để nóng chảo. Đậu phộng sau khi rửa sạch và để thật ráo nước thì bạn cho lên chảo và đảo đều. Sau khi rang đậu phộng vàng và thơm thì bạn bắc xuống và xát hết vỏ rồi chia làm 2 phần. Một phần bạn giã vụn còn 1 phần bạn tách làm đôi.
Bước 3: Chế biến vỏ bánh
Nhào nặn vỏ bột lọc
Bột năng bạn cho thêm 1 nhúm muối nhỏ và trộn đều rồi đổ ra 1 mặt phẳng sạch. Bạn dùng tay khoét 1 lỗ nhỏ ở ngay giữa núi bột và chế thêm nước vào. Bạn lưu ý chế nước dần dần và đan xen với việc dùng tay nhào trộn thật đều. Khi cảm thấy khối bột đã có một kết cấu ổn định thì bạn cho khối bột vào 1 bát lớn và dùng bọc thực phẩm hoặc 1 cái khăn ẩm bọc lại để ủ bột.
Bước 4: Gói bánh bột lọc
Bột sau khi ủ khoảng 15 phút thì bạn lấy bột ra, rải 1 lớp bột xuống để bột không dính tay rồi lấy bột ra nhào khoảng 1 phút để bột dẻo mịn trở lại. Khi bột đã đạt bạn lấy lượng bột vừa đủ và vê thành khối tròn và dùng tay ấn dẹt. Tiếp theo đó bạn cho cùi dừa và đậu phộng giã nhỏ vào và vo tròn cho kín. Bạn lặp lại bước này cho tới khi hết bột hoặc hết nhân.
Video đang HOT
Bước 5: Luộc bột lọc
Bạn cho một nồi nước lên bếp và đun thật sôi. Khi nước đã sôi bạn cho thêm bột lọc vào với 1 lượng nhỏ để các miếng bột lọc không dính vào nhau. Khi luộc bạn cũng dùng thìa đảo thật nhẹ để viện bột lọc chín đều. Khi các viên bột lọc đã chín trở nên hơi trong và nổi trên mặt nước thì bạn dùng thìa thủng để vớt bột lọc ra. Sau khi vớt bạn cho ngay các viên bột lọc vào một bát nước đá chuẩn bị sẵn để giữ dạng cho viên bột.
Bước 6: Chuẩn bị nước đường và hoàn thiện món chè
Bạn chế khoảng 1 lít nước và đường vào nồi rồi bắc lên bếp đun. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn thì bạn cho gừng vào và dùng thìa khuấy thật đều để đường tan hết.
Chuẩn bị nước đường nấu với gừng
Để chuẩn bị ăn bạn cho từng viên bột lọc vào nồi nước đường tầm 30 giây để làm nóng rồi múc ra bát kèm theo 1 chút nước đường. Bạn trang trí thêm với một chút đậu phộng đã tách nửa và một chút dừa nạo tùy theo khẩu vị. Như vậy là bạn đã chuẩn bị xong một bát chè bột lọc thơm ngon và sẵn sàng để thưởng thức rồi.
Chè bột lọc Huế
Trải qua 6 bước chế biến có đôi chút cầu kỳ nhưng thành quả mang lại rất xứng đáng với công sức bỏ ra đùng không? Món chè bột lọc với những viên bột lọc thơm ngon, dẻo quạnh cùng với nước đường ngọt thanh, hơi cay nồng vị gừng tươi. Nghe thật hấp dẫn phải không? Vậy thì hãy thực hiện theo công thức trên ngay nhé! Chúc bạn thành công!
2. Cách nấu chè bột lọc nước cốt dừa thơm ngậy
Nếu như bạn là không thích phần nước cốt chè có vị nồng cay của gừng thì đây là một công thức biến tấu với phần nước cốt được thêm vào vị ngọt ngậy của nước cốt dừa rất phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ hoặc những người ưa ngọt. Nếu bạn chưa biết tới công thức ngon miệng này thì hãy để Zicxa.com giới thiệu tới các bạn ngay sau đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
200g Bột năng
100g Cùi dừa: Bạn nên chọn cùi dừa già để phần cùi dừa có độ cứng cần thiết để tạo độ giòn cho phần nhân.50g Đậu phộng
100g Đường cát trắng
1/2 Củ gừng
Muối1 Hộp nước cốt dừa
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cùi dừa bạn dùng nạo để nạo sạch phần vỏ nâu còn bám vào cùi rồi bạn rửa sạch với nước. Tiếp theo đó bạn thái cùi dừa hạt lựu kich thước khoảng 0.5 cm.
Gừng bạn rửa qua 1 lần với nước để hết bùn đấy rồi dùng thìa nạo sạch vỏ rồi thái sợi.
Bước 2: Chế biến đậu phộng
Đậu phộng bạn cho vào 1 chiếc chảo và rang đều tay tới khi vỏ ngoài của đậu phộng cháy xém và mùi thơm lừng thì bắc xuống bếp. Bạn cho đậu phộng ra một 1 rổ và xát mạnh để rơi hết phần vỏ đậu phộng. Tiếp theo bạn dùng chày đập dập phần đậu phộng.
Bước 3: Chế biến vỏ bột lọc
Bạn ray phần bột năng ra một mặt phẳng sạch. Bạn lưu ý không nên bỏ qua phần rây bột vì đây là bước quan trọng để vỏ bột không bị bì, không vón cục. Bạn dùng ngón tay tạo 1 lỗ nhỏ ở chính giữa khối bột và chế dần dần 1 lượng nhỏ nước vào. Bạn dùng tay trộn đều nước với bột và tiếp tục lặp lại quá trình này cho tới khi thấy khối bột có kết cấu ổn định. Khi bột đã đạt yêu cầu bạn cho bột vào một cái bát và dùng khăn ẩm phủ lên để ủ bột.
Bước 4: Gói bánh bột lọc
Chia phần bộ thành những phần nhỏ
Sau khi ủ bột khoảng 15 phút bạn lấy bột ra và dùng tay nhào lại từ 1 đến 2 phút để bột dẻo trở lại. Bạn lấy 1 lượng bột nhỏ rồi vê thành hình tròn và dùng tay ấn dẹt. Bạn đặt vào chính giữa 1 miếng cùi dừa và dùng tay vê tròn kín lại. Bạn lưu ý dùng 1 lượng nhỏ sao cho phần vỏ bánh vừa đủ bao bọc cùi dừa, không bị quá dày.
Cho cùi dừa vào chính giữa miếng bột và vê tròn kín lại
Bạn cho 1 nồi nước lên bếp và đun thật sôi. Khi nước sôi bạn cho các viên bột vào dùng thìa đảo nhẹ tay để các viên bột không dính vào nhau. Khi các viên bột chuyển thành màu trong và nổi dần lên mặt nước thì bạn dùng 1 chiếc muôi thủng vớt ra và cho ngay vào một bát nước đá đã chuẩn bị sẵn để các viên bột lọc giữ được hình dạng và không bị chảy.
Bước 5: Nấu nước đường và hoàn thiện món chè
Bạn cho đường và 1 lít nước vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi lăn tăn thì bạn thả gừng vào đun tiếp cùng với đó là dùng thìa khuấy thật đều để lượng đường tan hết. Khi nước sôi trở lại bạn cho thêm 100ml nước cốt dừa vào nồi và tiếp tục khuấy thật đều.
Chè bột lọc nước cốt dừa
Khi chuẩn bị ăn bạn đun sôi lại phần nước cốt đã chuẩn bị và thả các viên bột vào tầm 30 giây để các viên bột nóng trở lại rồi múc ra bát cùng với 1 chút nước cốt và rải thêm 1 chút đậu phộng rang là bạn đã có thể thưởng thức rồi. Chúc bạn thành công.
Có món chè mát từ hình thức đến nội dung, ngày nghỉ phải tranh thủ làm ngay thôi các chị ơi!
Món chè nhìn đã thấy mát mắt mà ăn thì đảm bảo ngon, ngày nghỉ trổ tài làm ngay thôi!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Phần thạch khoai lang tím: 80g khoai lang tím, 320ml sữa tươi, 20g gelatin, 20g đường trắng
.2. Phần thạch trà xanh: 5g bột trà xanh, 400ml sữa tươi, 20g gelatin, 25g đường trắng.
3. Phần trân châu: 130g bột gạo nếp, 20g bột năng, 100ml nước nóng.Món ăn mùa hè: Cách nấu chè khoai lang tím ngon chuẩn vị
1
Làm thạch khoai lang tím
Khoai lang tím gọt vỏ, hấp chín sau đó cho vào máy xay sinh tố. Thêm 20g đường và 320ml sữa tươi vào xay nhuyễn.
Rây hỗn hợp sữa khoai lang tím vừa xay vào nồi qua một cái rây lọc.
Cắt nhỏ 20g gelatin cho vào bát rồi thêm nước lạnh vào ngâm trong khoảng 10 phút cho mềm.
Đun sữa khoai lang tím đến khi nóng khoảng 60 độ C hoặc cho sữa khoai hơi sôi sủi tăm thì tắt bếp. Thêm gelatin vào khuấy cho gelatin tan hoàn toàn.
Đổ thạch khoai lang tím vào khuôn và để nguội sau đó để khuôn thạch vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 6 giờ.
2
Làm thạch trà xanh
Làm tương tự với phần thạch trà xanh. Đổ 5g bột trà xanh vào nồi với 400ml sữa tươi, khuấy đều. Đun cho sữa nóng khoảng 60 độ C thì cho gelatin ngâm mềm vào, khuấy cho gelatin tan rồi đổ phần thạch trà xanh ra khuôn để làm nguội đến nhiệt độ phòng. Sau đó để khuôn thạch trà xanh vào ngăn mát tủ lạnh cho đông đặc.
3
Làm trân châu
Trộn đều bột gạo nếp với bột năng sau đó thêm từ từ nước sôi vào khuấy đều bằng đũa, sau đó dùng tay để nhào bột thành khối dẻo mịn. Ngắt lượng bột thích hợp rồi lăn thành dải dài nhỏ, dùng dao cắt dải bột thành từng đoạn ngắn dạng hạt lựu. Cuối cùng viên tròn từng viên trân châu là xong.
Đun nóng lượng nước thích hợp trong nồi, cho trân châu gạo nếp vào vừa đun vừa khuấy đều để trân châu không bị dính dưới đáy nồi, tiếp đó đậy vung và đun sôi. Khi trân châu chín sẽ chuyển màu trong và nổi lên trên.
Vớt trân châu ra tô nước lạnh.
4
Hoàn thành
Sau khi thạch đã đông đặc thì cắt thạch khoai lang và trà xanh thành từng miếng vừa ăn, cho thạch ra bát rồi thêm trân châu, đậu đỏ sên đường vào. Cuối cùng thêm sữa tươi vào là hoàn thành.
Thành phẩm:
Trong những ngày nóng oi ả của mùa hè thì không thể nào thiếu được những món chè mát lịm thơm ngon. Tuy nhiên món chè truyền thống thường ngọt quá và tạo cảm giác ngán ngấy khi ăn. Vì thế mà món chè khoai lang trà xanh thơm ngon trên đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Để làm được món chè trên thì bạn sẽ chi phí khoảng 65.000 đồng với thời gian chế biến khoảng 40 phút.
Chúc bạn thành công với cách nấu chè khoai lang tím này nhé!
2 cách nấu chè hột gà trà tàu, chè heo quay lạ miệng, thơm ngon đơn giản Tiết trời đang oi ả, những món chè ngon sẽ giúp vơi đi bớt cái nóng ngoài trời. Với 2 công thức đơn giản, thật dễ làm, hãy cùng vào bếp thực hiện ngay món chè ngon từ trứng và heo quay lạ miệng cho gia đình bạn nhé! 1. Chè hột gà trà tàu Nguyên liệu làm Chè hột gà trà tàu...