2 cách nấu bún măng vịt đơn giản trong 30 phút
Cách nấu bún măng vịt sao cho khử được mùi tanh, mà vẫn giữ được hương thơm đặc trưng của vịt là điều khá khó. Nhưng sẽ thật đơn giản nếu bạn chế biến theo cách giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Món bún măng vịt thơm nức lòng người thưởng thức. Ảnh: Internet
Trong bài viết này, Yeutre.vn sẽ chia sẻ hai cách nấu bún măng vịt thơm ngon đúng điệu, các bạn có thể tham khảo để áp dụng cho thực đơn nhà mình.
1. Nấu bún măng vịt như người miền Bắc
Nguyên liệu chuẩn bị:
Vịt làm sẵn 1 con
200 gram măng tươi,
100 gram tiết vịt, hành phi
Các loại rau: rau răm, giá đỗ, gừng, hành lá
1 nhánh gừng, hành tươi
Các loại gia vị trong nhà bếp: dầu ăn, ớt, chanh, muối trắng, hạt nêm, bột ngọt
1kg bún tươi
Với măng để nấu bún thì bạn nên chọn lựa măng tươi, không nên dùng măng khô vì sẽ phải chế biến lâu, không còn độ ngọt tự nhiên cho món ăn nữa.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Vịt sau khi làm sạch thì cho vào chậu, thêm một chút nước muối loãng và nước cốt chanh, trộn đều rồi rửa sạch, bạn có thể dùng thêm gừng nướng để khử mùi tanh của vịt. Sau đó cho ra rổ, để ráo.
Làm sạch vịt trước khi chế biến. Ảnh: Internet
Bước 2:
Cho khoảng 1 lít nước, thêm 1-2 muỗng cà phê muối trắng tinh vào nồi, tiếp tục cho măng vào và luộc với lửa vừa phải, đến khi măng sôi thì đổ ra và xả qua măng với nước lạnh rồi để ráo. Sau đó thái thành từng miếng vừa ăn.
Cho măng vào nồi lớn rồi luộc tới khi chín. Ảnh: Internet
Bước 3:
Lấy nồi khác, cho một chút nước vào, thêm một củ gừng cắt lát, thêm một chút hành tây, hành lá, muối trắng rồi cho vịt vào và luộc, lưu ý để nước ngập vịt. Đun lửa vừa, đến khi nước luộc vịt sôi thì vớt bớt bọt, gạn bớt mỡ trong nồi để có nước dùng ngon nhất. Khi nước luộc vịt sôi, bạn cho phần tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra, cắt thành miếng vừa ăn.
Khi vịt đã chín, bạn nên cho vịt ra chần sơ qua với nước lạnh cho phần vịt không bị thâm đen. Đợi vịt nguội dần thì đem vịt ra chặt thành từng miếng vừa ăn, đẹp mắt.
Video đang HOT
Chặt vịt thành những khúc vừa ăn. Ảnh: Internet
Bước 4:
Bắt đầu công đoạn xào măng. Cho hành và tỏi vào chảo, phi cho thật thơm, sau đó cho măng vào rồi tiếp đến cho các gia vị như muối, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, đường. Xào măng thật đều tay cho măng ngấm gia vị, tới khi măng chín, đủ ngon thì cho phần măng đó vào nước luộc vịt đã chuẩn bị.
Măng xào với dầu trên ngọn lửa lớn. Ảnh: Internet
Bước 5:
Để ăn món bún măng vịt này, bạn nên ăn kèm với một chén nước chấm. Bạn cho đường, gừng xay nhuyễn, ớt tươi giã nhuyễn vào cùng chén nước mắm theo tỉ lệ yêu thích rồi trộn đều. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu thêm vài cách pha nước chấm thơm ngon khác để món ăn này thêm đậm đà.
Chuẩn bị nước chấm cho món bún măng vịt. Ảnh: Internet
Bước 6:
Chần bún qua nước sôi rồi cho bún ra tô, sau đó chan nước dùng lẫn thịt vịt cùng các loại rau lên rồi thưởng thức.
2. Nấu bún măng vịt chuẩn vị miền Nam
Nguyên liệu chuẩn bị:
700 gram thịt vịt tươi
200 gram măng tươi
Hành khô, tỏi, gừng
Gia vị: nước mắm, bột nêm, bột ngọt, bột canh, muối trắng, dầu điều, hạt tiêu, rượu trắng
Một số rau ăn kèm như hành lá, rau răm, mùi tàu, các loại rau sống, chanh, ớt1kg bún tươi
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Làm sạch thịt vịt, sau đó pha một chút rượu trắng cùng gừng tươi đập dập, dùng hỗn hợp này chà xát nhẹ nhàng lên phần thịt vịt để làm sạch hết các chất bẩn và khử mùi hôi tanh còn trên da vịt. Để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo và chặt khúc.
Các loại rau thì đem nhặt bỏ lá hư, vàng rồi rửa sạch với nước, để ráo.
Bước 2:
Cho vịt vào tô lớn để ướp gia vị. Bạn lần lượt cho bột ngọt, hạt tiêu, tỏi, hành băm nhỏ, nước mắm, bột canh theo tỉ lệ yêu thích vào ướp trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Trong thời gian này, bạn đem măng cho vào nồi nước, luộc thật kĩ rồi vớt ra xé nhỏ.
Măng luộc chín rồi xé nhỏ thành sợi. Ảnh: Internet
Bước 3:
Phi hành tỏi thật thơm, cho vịt vào rồi bắt đầu xào chín. Cho thêm 1 lít nước vào, nấu tới khi thịt vịt sôi lên, vớt bớt bọt, mỡ vịt ra. Sau đó cho dầu điều và măng xào vào chung. Đợi khi nồi thịt sôi lên thì nêm nếm gia vị lần nữa rồi tắt bếp.
Bước 4:
Chần bún với nước sôi, rồi cho ra đĩa. Sau đó cho vào tô rồi thêm một chút rau mùi, rau răm, hành lá, thêm một chút nước chanh tươi, tiếp theo dùng vá vớt thịt vịt và măng xếp lên tô. Cuối cùng chan nước dùng lên trên và thưởng thức.
Cùng gia đình thưởng thức món bún măng vịt nóng hổi. Ảnh: Internet
Hai cách nấu bún măng vịt như trên sẽ giúp cho bạn có một tô bún nóng hổi, ngon ngọt, đậm vị. Chắc chắn với món bún này bạn sẽ khiến cả nhà trầm trồ khen ngợi khi thưởng thức đấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các cách nấu bún ngon khác tại đây . Hãy thử chế biến và cho Yeutre.vn biết thành quả nhé.
Cách nấu bún măng vịt Sài Gòn chuẩn vị thơm ngon, không bị hôi
Cách nấu bún măng vịt Sài Gòn chuẩn vị thơm ngon, không bị hôi cần phải biết một vài bí kíp nhỏ.
Bún măng vịt là một trong những món ăn phổ biến, được nhiều người ưa chuộng tại Sài Gòn. Món ăn có sự kết hợp độc đáo giữa từng thớ thịt vịt vừa dai mà cũng vừa mềm, cùng với vị thanh ngọt tự nhiên của nước dùng, khiến bao người mê say. Cùng Cachnau.vn vào bếp, để thực hiện nay món bún măng vịt chuẩn hương vị của người Sài Gòn bạn nhé.
Cách nấu bún măng vịt Sài Gòn chuẩn vị thơm ngon, không bị hôi. Ảnh: Internet 1. Cách nấu bún măng vịt Sài Gòn chuẩn vị không bị hôi
Cách nấu bún măng vịt Sài Gòn không bị hôi, là khi các bạn biết cách khử mùi hôi đặc trưng của vịt. Chỉ có như vậy, khi nấu ra thành phẩm, món ăn mới thơm ngon, hấp dẫn. Trước khi bắt tay vào thực hiện, mọi người cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết như sau:
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Vịt ngon: nửa con
Măng tươi: 300g
Nấm rơm: 400g
Tiết vịt: 100g
Rượu trắng: 100ml
Bún tươi
Gừng: 2 củ
Ớt tươi, chanh
Hành tím, tỏi
Hành lá, rau mùi
Rau răm, cải bắp
Các loại gia vị thông dụng
Các dụng cụ cần thiết khác
Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết để nấu bún măng vịt. Ảnh: Internet
1.2. Cách nấu bún măng vịt Sài Gòn chuẩn vị không bị hôi
Bước 1: Sơ chế thịt vịt
Vịt mua về các bạn đem rửa sạch với nước. Sau khi xong hãy lấy một ít muối ăn chà xát lên bề mặt vịt, cả bên trong lẫn bên ngoài khoảng từ 3 - 5 phút.Tiếp đến, lấy một củ gừng đem đập dập ra, trộn chung với rượu trắng đã chuẩn bị sẵn. Xát lên khắp bề mặt vịt khoảng vài phút.Cuối cùng rửa vịt thật sạch với nước và để ráo. Vịt ráo nước dùng dao chặt thành những miếng nhỏ sao cho vừa ăn.
Thịt vịt chà xát với muối và gừng để khử mùi hôi đặc trưng. Ảnh: Internet
Bước 2: Sơ chế măng tươi
Măng tươi rửa sạch, để ráo nước. Chuẩn bị nồi nước, cho măng cùng với một ít muối ăn vào và bật bếp luộc khoảng 30 phút. Sau khi xong thì vớt ra, rửa lại với nước mát và thái thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Lưu ý: trong quá trình luộc măng nên mở nắp vun để độc tố có trong măng theo hơi nước bay ra ngoài nhé.Mẹo sơ chế măng không bị đắng và bớt độc: măng sau khi luộc xong mọi người có thể đem ngâm với nước vo gạo.
Thay nước vo gạo 2 lần 1 ngày để măng không bị hôi và hư. Khi nào nấu thì chỉ cần lấy lượng vừa đủ, đem rửa với nước sạch là có thể dùng được.Hoặc các bạn cũng có thể luộc măng nhiều lần để không bị đắng. Sau khi đã lột bỏ hết vỏ và phần măng bị già đi, mọi người cho vào nồi, đổ nước ngập măng và tiến hành luộc. Thực hiện như vậy khoảng từ 2 - 3 lần, mỗi lần tầm 15 phút.
Măng tươi luộc nhiều lần để khử vị đắng và độc tố. Ảnh: Internet
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Nấm rơm gọt bỏ phần đất còn dính dưới gốc rồi rửa sạch, để ráo nước và thái đôi.Chuẩn bị nồi nước sôi, cho tiết vịt vào luộc rồi vớt ra ngoài để nguội. Tiếp đến thái thành từng khúc nhỏ vừa ăn.Hành lá nhặt bỏ lá hư, cắt gốc và rễ rồi rửa sạch, để ráo, thái khúc nhỏ. Các loại rau như: rau mùi, rau răm nhặt lấy lá, rửa sạch, để ráo nước.Cải bắp bỏ lá bên ngoài rồi thái nhỏ, đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt ra rửa lại rồi để ráo.Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành sợi chỉ. Hành tím, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Nấm rơm rửa sạch, để ráo nước rồi thái đôi. Ảnh: Internet
Bước 4: Nấu nước dùng bún măng vịt
Chuẩn bị bát, cho thịt vịt vào trong rồi thêm các loại gia vị gồm: gừng thái sợi chỉ, một ít hành tím, tỏi băm nhỏ, 1/2 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa mì chính, 1 thìa tiêu xay, một chút muối ăn. Đảo đều rồi để ướp trong vòng 30 phút cho thịt vịt ngấm đều gia vị.Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho thịt vịt đã ướp vào xào đến khi nào thịt săn lại là được. Sau khi xong, thêm khoảng 2 lít nước hoặc hơn vào nồi. Khuấy đều, đậy kín vun và bật lửa lớn đun sôi.Nước sôi hạ nhỏ lửa xuống và tiến hành ninh khoảng 30 phút, cho thịt vịt chín mềm đều.Trong khi đợi nước dùng, các bạn chuẩn bị chảo, thêm dầu ăn.
Đợi dầu nóng đổ hành tím, tỏi vào phi thơm và cho măng tươi vào xào.Măng vừa chín tới các bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi tiếp tục đảo thêm khoảng 3 phút nữa cho măng thấm gia vị thì tắt bếp.Nước dùng đã hầm đủ thời gian, bạn cho nấm rơm, măng, huyết vịt vào nồi. Đảo đều nấu sôi khoảng vài phút. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và tắt bếp. Thêm ít hành lá cho đẹp mắt.
Nấu nước dùng bún măng vịt. Ảnh: Internet
Bước 5: Hoàn thành cách nấu bún măng vịt Sài Gòn
Chuẩn bị chén, cho gừng thái sợi, tỏi băm nhỏ vào và dùng chày giã nhuyễn ra. Tiếp đến cho gia vì gồm đường, mì chính, nước mắm và một ít nước cốt chanh vào. Khuấy đều lên đến khi nào gia vị tan hết thì hoàn thành.Cho bún tươi vào tô, xếp thịt vịt, rau sống, huyết vịt, măng lên trên rồi chan nước dùng xấp mặt bún.
Thêm một vài lát ớt tươi và chanh để kích thích vị giác.Cuối cùng là thưởng thức. Khi ăn nhớ chấm thịt vịt với nước mắm gừng để cảm nhận trọn vẹn hương vị tuyệt vời của món ăn nhé.
2 món bún nước dễ làm giúp giải ngán sau dịp nghỉ lễ Sau dịp nghỉ lễ, hẳn nhiều người muốn ăn món gì đó thanh đạm, giải ngán. Vậy thì bún nước chính là sự lựa chọn rất tuyệt vời. Bún sườn chua Nguyên liệu - Sườn: 500g - Sấu: 5-7 quả - Cà chua: 3-5 quả - Hành hoa: 2 nhánh - Hành khô: 2 củ - Bún: 1kg - Rau thơm ăn kèm...