2 cách làm ruốc gà màu sắc hấp dẫn, hương vị đậm đà thơm lừng
Ruốc gà hay còn gọi là chà bông gà là món ăn quen thuộc với mọi người. Thay vì phải mua ngoài cửa hàng đắt đỏ bạn có thể tự làm tại nhà.
Ruốc tự làm vừa an toàn vệ sinh, tiết kiệm, ăn thả ga và nêm nếm theo sở thích. Bạn có thể ăn ruốc gà với cháo, cơm, ăn vặt, làm mồi nhậu hay cho bé ăn dặm.
1. Cách làm ruốc gà lá chanh
Ruốc gà lá chanh thơm thơm, thấm vị là món ăn vặt tuyệt vời vào những ngày buồn chán. Đặc biệt chúng có thể dụng để làm “topping” cho món bánh tráng trộn là hết sẩy. Vào ngày rảnh rỗi bạn có thể làm nhiều cho vào hũ để ăn dần.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1 kg ức gà công nghiệp
2 cây sả1 quả ớt sừng
1 nhúm lá chanh
50gra gừng8
0gram hành tím8
0gram tỏi1 thìa cà phê bột cà ri
1 thìa cà phê bột ngũ bvi
5 hương1 thìa cà phê muối hạt
1/2 thìa canh tương ớt hoặc dầu hào
1 thìa canh màu dầu điều
1 thìa canh bột ngọ
t150g đường
1 thìa canh ớt bột Hàn Quốc
Để làm ruốc gà bạn nên chọn loại ức gà công nghiệp sẽ nhiều thịt hơn. Ảnh: Internet
1.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ức gà loại bỏ phần da, ngâm vào nước muối loãng pha gừng giã dập 15 phút. Tiếp theo rửa sạch nhiều lần nước, để ráo.Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái sợi. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.Sả cây rửa sạch, đập dập. Lá chanh rửa sạch. Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch.Lấy 50gram tỏi, 50gram hành băm nhuyễn.Ớt sừng loại bỏ hạt, rửa sạch, băm nhỏ.Nghệ gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn vắt lấy nước.
Thịt gà ngâm với gừng, rượu trắng, nước muối sẽ giúp khử khuẩn và mùi hôi. Ảnh: Internet
Bước 2: Hấp thịt gà, xé sợi
Xếp hành tây, sả cây, vài lá chanh, 60gram hành tỏi tép, vài lát gừng vào dưới đáy nồi. Kế đến xếp thịt gà lên phía trên rắc ít tiêu xay. Đậy nắp nồi bật lửa nhỏ vừa hấp gà trong 10 phút (không đổ nước vào).Hết thời gian gà vừa chín bạn vớt ra tô. Nước gà trong nồi rót ra chén riêng.Thịt gà còn ấm bạn xé chúng thành các sợi vừa ăn.
Khi hấp gà không đổ nước bạn đừng lo khét vì chúng có lớp hành sả phía dưới, hấp nhỏ lửa từ gà ra nước. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Bước 3: Phi hành tỏi, làm nước sốt ướp
Bắc chảo lên bếp cho vào 4 thìa canh dầu ăn. Tiếp theo thả hết hành tỏi ớt băm vào phi thơm vàng. Tiếp theo lọc rây lấy xác hành tỏi ớt phi cho vào chén, phần nước dầu tiếp tục thả lại vào chảo.
Bắc chảo dầu nóng lên cho vào nước cốt của 100gram nghệ và nước luộc gà. Khuấy đều nấu đến khi nước sánh sệt lại. Hạ nhỏ lửa nêm nếm 1 thìa cà phê bột cà ri, 1 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa cà phê muối hạt, 1/2 thìa canh tiêu, 1/2 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh màu dầu điều, 1 thìa canh bột ngọt, 150gram đường, 1 thìa canh ớt bột Hàn Quốc. Khuấy đều cho hỗn hợp gia vị tan đều tồi tắt bếp.
Nước ướp thịt gà trong lúc nấu trộn gà bạn có thể nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng. Ảnh: Internet
Bước 4: Ướp thịt gà
Để hỗn hợp gia vị nguội bớt thì cho thịt gà vào trộn thấm đều tay. Tiếp theo bạn thả 1 nhúm lá chanh vò nát, ít ớt khô, hành tỏi ớt phi lúc nãy vào. Để ướp chúng trong tủ lạnh qua đêm hoặc ướp bình thường 30 phút nếu không có thời gian.
Bước 5: Sấy ruốc gà bằng hơi nước
Bắc chảo gà lên bếp bật lửa nhỏ trộn đều tay đến khi nước rút hết.
Tiếp theo bạn bắc nồi nước sôi trên bếp, đặt chảo khô gà lá chanh lên phía trên. Cứ khoảng 10 phút bạn trộn đều chúng lên 1 lần. Cứ sấy bằng hơi nước đến khi thấy gà khô lại, dẻo dai, lá chanh giòn rụm thì nhắc xuống.
Lâu lâu bạn xao thịt gà một lần không nên xao liên tục dễ làm gà bị khô cứng, mất độ dai dẻo. Ảnh: Internet
Món ruốc gà lá chanh sấy bằng hơi nước và không luộc bằng nước sẽ có vị ngọt tự nhiên, dẻo dai hơn. Bên cạnh đó là mùi lá chanh thơm lừng, khô gà thấm gia vị mặn ngọt cay cay cực thích. Màu sắc của món khô vàng rực khiến bạn vừa nhìn đã muốn ăn. Thỉnh thoảng thực hiện chúng để dành làm món ăn vặt giải trí rất thú vị.
Ruốc gà lá chanh xé sợi mang đến món ăn vặt, mồi nhậu cực bén nâng ly thú vị. Ảnh: Internet
2. Cách làm ruốc gà cho bé
Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm rất cần bạn bổ sung dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị thường xuyên. Theo đó ruốc gà thơm ngon, dinh dưỡng là gợi ý hấp dẫn. Mẹ có thể làm món ruốc gà này để cho vào món cháo ăn dặm của bé.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1kg ức gà2 củ hành tây
1 nhúm lá chanh
Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, dầu màu điều, dầu hào, bột quế, nước tương
Ức gà nên chọn loại tươi, màu hồng hào, không mùi hôi khó chịu. Ảnh: Internet
2.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ức gà ngâm vào nước muối loãng pha cùng ít gừng giã nát và rượu trắng. Kế đến rửa sạch thịt gà, để ráo nước.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái khoanh dày. Lá chanh rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Luộc và xé thịt gà
Xếp hành tây, lá chanh phía dưới đáy nồi. Xếp hết thịt gà lên phía trên đổ vào 1/6 chén nước. Đậy nắp nồi nấu lửa lớn đến khi thịt gà sôi lên thì trở thịt gà lại. Hạ lửa nhỏ nấu đến khi nước gần cạn, kiểm tra thấy gà chín mềm vừa thì vớt chúng ra.
Thịt gà luộc ít nước sẽ giữ được độ ngọt thịt tự nhiên. Ảnh: Internet
Bước 3: Giã và đánh bong thịt gà
Thịt gà còn ấm cho vào túi zip dùng chày giã đều tay. Giã đến khi thì gà bong dẹp ra là được.
Gà giã dập bỏ vào chậu, mang bao tay vò cho bong ra. Tốt nhất bạn nên dùng máy đánh bột hoặc máy đánh trứng đánh đến khi gà bông bong nhỏ ra. Nếu bé còn quá nhỏ chưa nhai tốt bạn có thể cho thịt gà vào máy xay nát.
Bỏ thịt gà vào túi giã bẹp ra rồi dùng tay vò, dùng máy đánh trứng đánh tơi xốp. Ảnh: Internet
Bước 4: Pha gia vị
Cho vào tô 3 thìa canh đường, 2 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu màu điều, 1 thìa canh hạt nêm, 1/4 thìa cà phê bột quế. Khuấy đều tất cả nguyên liệu cho hòa tan.
Tiếp theo bạn rưới 1/2 lượng gia vị vào thau thịt gà trộn đều tay. Có thể dùng máy đánh trứng trộn nhanh, tiết kiệm thời gian.
Phần nước sốt bạn không nên cho bột ngọt, các hương liệu cay bé sẽ không ăn được. Ảnh: Internet
Bước 5: Xao ruốc gà
Bỏ ruốc gà đã ướp vào chảo bật lửa nhỏ vừa. Dùng đũa xao theo hình vòng tròn xao đến khi chúng gần khô thì tắt bếp. Rưới hết 1/2 phần gia vị còn lại vào chà bông gà . Tiếp tục dùng vá gỗ và đũa xao đến khi chà bông khôi lại, thấm đều gia vị, tơi xốp hoàn toàn thì tắt bếp.
Bạn liên tục xao chà bông gà trên lửa nhỏ đến khi chúng khô lạ, tơi xốp nhất có thể. Ảnh: Internet
Phần ruốc gà hay chà bông gà có mùi hương thơm lừng, màu sắc rực rỡ. Lúc này mẹ hãy nấu cháo trắng sau đó cho chà bông gà mềm xốp này vào đút cho bé ăn dặm cực bắt. Tin rằng con trẻ sẽ thấy lạ miệng, kích thích ăn ngon hơn.
Ruốc gà cho bé ăn dặm nên cất vào hũ thủy tinh đã tiệt trùng. Ảnh: Internet
Ruốc gà hứa hẹn sẽ mang đến món ăn vặt, ăn chơi tuyệt vời. Đặc biệt chúng còn có thể cho vào cháo, bánh mì, bánh tráng trộn… Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện chúng để sẵn khi buồn mang ra nhâm nhi vài lon bia cùng bạn bè. Tin chắc món ăn ngon miệng sẽ khiến bạn “nghiện”, ăn không thể dừng.
Cách nấu mì Quảng vịt ngon đậm vị mà không bị tanh
Cách nấu mì Quảng vịt có nhiều kiểu với hương vị khác nhau, nhưng ngon và đậm vị nhất phải kể đến cách nấu của vùng đất Phan Thiết.
Ở đây, từ cách sơ chế cho đến nấu nước dùng, ướp thịt vịt đều được làm khá cầu kỳ, tỉ mỉ và tạo ra một tô mì Quảng thịt vịt đậm đà hơn so với nhiều vùng khác. Bài viết sau, Cachnau.vn sẽ giới thiệu chi tiết những bí quyết để nấu món ngon trứ danh này tại Phan Thiết nhé!
1. Cách nấu mì Quảng vịt ngon lạ miệng, không bị tanh
Cách nấu mì Quảng vịt kiểu Phan Thiết được biến tấu khá nhiều, đặc biệt là cách chế biến nước lèo. Không đậm đặc như nước lèo mì Quảng gốc, nước lèo mì Quảng vịt Phan Thiết có vị ngọt thanh của nước dừa già. Sau đây là thông tin chi tiết để nấu món mì Quảng lạ miệng này.
1.1. Nguyên liệu cần có
500 gram sợi mì
Quảng1 kg thịt vịt
2 lít nước dừa tươi
100 gram ớt sừng đỏ không cay
2 muỗng canh dầu màu điều
Gia vị gồm: gừng, rượu gạo, muối, giấm, tỏi, củ hành tím, muối, nước mắm , đường phèn, ớt xiêm xanh, chanh tươiRau ăn kèm: giá, xà lách, rau húng lủi
Đậu phộng rang
Hướng dẫn cách chọn thịt vịt ngon nhất để nấu mì Quảng:
Không nên chọn thịt vịt quá già để tránh thịt dai, hoặc vịt quá ngon thịt bị tanh. Nên mua vịt được nuôi khoảng 75 ngày - 90 ngày.Nấu mì Quảng vịt nên chọn loại thịt vịt cỏ có ít mỡ, thịt ngọt, xương mềm, ăn sẽ không có cảm giác ngán.Nếu có thời gian bạn có thể mua nguyên con vịt còn sống về làm sạch rồi chế biến. Tuy hơi mất thời gian nhưng đổi lại bạn có thể chọn cho mình thịt vịt tươi ngon nhất.
Thịt vịt là nguyên liệu mới được nấu mì Quảng. Ảnh: Youtube Ghiền nấu ăn
.2. Hướng dẫn cách nấu mì Quảng vịt chi tiết
Để hoàn thành món mì Quảng vịt ngon, ngọt, mát và không bị tanh bạn đọc cần làm theo hướng dẫn sau nhé.
1.2.1. Cách sơ chế thịt vịt để nấu mì Quảng không bị tanh
Khác với những nguyên liệu như thịt bò, thịt gà, cách nấu mì Quảng vịt khâu sơ chế quan trọng và mất thời gian nhất. Vì thịt vịt dễ bị tanh nếu sơ chế không kỹ. Dưới đây là cách làm chi tiết món ăn này.
Thịt vịt mua về rửa sạch, chặt khúc cỡ ba ngón tay vừa ăn.Gừng rửa sạch, bỏ vỏ ngoài rồi băm nhỏ trộn đều với 50 ml rượu gạo.Dùng hỗn hợp rượu gừng cho vào thịt vịt để khử mùi hôi trên da vịt. Dùng tay chà xát quanh thịt vịt khoảng 2 phút thật đều rồi mang rửa với nước thật sạch.Nấu 1,5 lít nước sôi cùng 2 muỗng muối, 2 muỗng giấm, 2 muỗng canh rượu gạo.Tiếp theo cho thịt vịt vào nấu sôi thì vớt thịt ra để ráo. Cách làm này giúp loại bỏ bớt mỡ vịt, ăn đỡ ngán, hết mùi hôi tanh.
Sơ chế các nguyên liệu khác:
Ớt sừng băm nhuyễn cho ra chén
Hành tím, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn
Rau thơm rửa sạch, để ráo
Thịt vịt cần sơ chế kỹ để loại bỏ mùi hôi tanh trước khi nấu mì Quảng. Ảnh: Youtube Ghiền nấu ăn
1.2.2. Cách nấu mì Quảng vịt ngon chuẩn vị Phan Thiết
Dưới đây là cách nấu mì Quảng thịt vịt ngon theo công thức của một người dân Phan Thiết. Bạn đọc có thể tham khảo như sau.
Bật bếp, cho 1 muỗng canh dầu điều vào chảo. Cho tỏi băm, hành tím băm, ớt băm vào xào cho vàng thơm lên.Cho thịt vịt vào xào sơ cho vịt được ngấm gia vị.Cho nước dừa vào nồi thịt vịt. Các bạn lưu ý chọn dừa già lấy nước nấu nếu không sẽ bị chua. Nêm nếm thêm gia vị gồm muối, nước mắm, đường phèn vào nồi.Nấu thịt vịt trong khoảng 30 phút cho nước lèo lên màu đỏ đẹp, thịt vịt chín mềm là hoàn thành. Lưu ý, nước lèo mì Quảng vịt sẽ nhiều nước chứ không đậm đặc như các loại mì Quảng khác.Cuối cùng là trụng sơ qua chút giá và cọng mì Quảng.
Các bước nấu món mì Quảng thịt vịt ngon. Ảnh: Youtube Ghiền nấu ăn
1.2.3. Hoàn thành và thưởng thức mì Quảng vịt ngon
Cho mì ra tô, gắp thịt vịt cho vào tô sau đó chan nước lèo ngập hết cọng mì Quảng. Thêm rau xà lách, húng lủi, đậu phộng rang, cho thêm ớt xanh ăn kèm.Nước lèo mì Quảng vịt hơi ngọt chứ không ngọt đậm, ngọt gắt. Sợi mì quảng mềm ngon với sắc đỏ hấp dẫn, ớt xanh cay nồng, lá húng lúi thơm thơm, ăn cùng chút đậu phộng rang giòn thơm.
Tô mì Quảng vịt thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: Yotube Ghiền nấu ăn
2. Những lưu ý để chế biến thịt vịt sạch, hết mùi tanh
Sau khi chọn được thịt vịt tươi ngon, bạn đọc cần sơ chế thật kỹ. Vì thịt vịt khá nhiều lông, có mùi tanh nặng nên bước sơ chế cần làm thật cẩn thận. Dưới đây là các bước để thịt vịt sạch, hết mùi tanh trước khi nấu mì Quảng nhé.
Nếu mua nguyên con vịt, trước tiên bạn cần biết cách nhổ lông vịt. Hãy nhúng vịt vào trong nước lạnh để thịt vịt ngấm đều nước cho lông mềm hơn. Sau đó nấu nước sôi, nhúng vịt vào đều toàn thân rồi vớt vịt ra để nhổ lông sẽ dễ, nhanh hơn.Khi mua vịt đã làm sẵn, bạn cần kiểm tra kỹ nếu vịt bị bơm nước khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác trơn, vùng ức và đùi của vịt nhão, không săn chắc.Dùng một ít gừng giã nát, một ít rượu gạo chà xát lên phần thịt vịt để loại bỏ, khử mùi tanh nhanh hơn.Rửa lại nhiều lần với nước sạch, sau đó luộc sơ với hỗn hợp muối, giấm, rượu gạo sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mùi hôi tanh từ thịt vịt.
Cách nấu mì Quảng vịt không hề khó, quan trọng nhất vẫn là bước sơ chế sao cho thịt vịt được sạch, không còn mùi tanh. Thành phẩm là món mì Quảng vịt với nước dùng ngọt thanh, hấp dẫn, lạ miệng. Món ăn này có thể dùng cho bữa sáng, trưa, tối đều được.
Cá thu nướng - Món ăn vàng ươm, thơm dậy mùi và cực dinh dưỡng Cá thu nướng là một trong những món ăn lý tưởng để thay đổi khẩu vị cho cả nhà. Không những thế loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đã ngán ngấy các món ăn chiên xào, thịt mỡ thì hãy trải nghiệm món cá thu nướng thơm ngon, ngọt thịt này nhé! 1....