2 cách làm mực nhồi tôm đơn giản, thơm lừng, cực hấp dẫn ai cũng mê
Mực là món hải sản được nhiều người yêu thích vì sở hữu mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng. Hôm nay, Điện máy XANH sẽ giúp bạn bổ sung thêm vào sổ tay nấu ăn của mình 2 cách làm mực nhồi tôm cực hấp dẫn. Vào bếp thực hiện món ăn này ngay nhé!
1. Mực nhồi tôm chiên hạnh nhân
Nguyên liệu làm Mực nhồi tôm chiên hạnh nhân
Mực ống 600 gr
Tôm sú 100 gr
Giò sống 100 gr
Trứng gà 2 quả
Bột mì 100 gr
Hạnh nhân cắt lát 100 gr
Ngò rí 100 gr
Ớt sừng 1 trái
Nấm mèo 100 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ:
Chảo, xửng hấp, thớt, dao, muỗng,…
Cách chế biến Mực nhồi tôm chiên hạnh nhân
1
Sơ chế mực và tôm
Để sơ chế mực sạch, đầu tiên bạn cần rửa mực sơ qua nước để loại bỏ bụi và bẩn. Sau đó, dùng tay nắm phần râu và kéo ra khỏi thân.
Kế tiếp, bạn cần loại bỏ các phần không cần thiết như túi mực, lớp màng, túi tiêu hóa màu nâu và xương sống.
Sau đó rửa lại với nước muối pha loãng cho thật sạch, đồng thời khử mùi tanh của mực.
Tôm lột vỏ, bỏ đầu và chỉ đen, sau đó rửa sạch rồi cắt hạt lựu vừa ăn.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Nấm mèo khô ngâm nước cho nở, sau đó rửa sạch, băm nhỏ.
Ngò rí rửa sạch, băm nhỏ.
Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt rồi băm nhỏ.
Cách ngâm nấm mèo khô đúng cách
Trước khi ngâm nấm mèo, bạn nên xả sơ nấm qua nước lạnh cho sạch cát và bụi bẩn.Chỉ nên ngâm nấm mèo tối đa 3 – 4 tiếng, không nên ngâm nấm quá lâu vì có thể khiến nấm sản sinh độc tố gây hại cho sức khỏe.Chỉ nên ngâm nấm mèo khô trong nước lạnh, không nên ngâm trong nước nóng vì sẽ sinh ra nhiều chất không tốt cho sức khỏe.
3
Trộn nhân
Cho vào tô 100g giò sống, 100g nấm mèo băm nhỏ, 1 muỗng cà phê ngò rí băm nhỏ, 1 muỗng canh ớt sừng băm, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Quết đều tay để giò sống được dai, ngon.
Kế tiếp, cho thêm phần râu mực và tôm đã băm nhỏ cùng với 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm. Trộn đều cho tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
4
Nhồi nhân
Cho nhân vào bên trong thân mực.
Video đang HOT
Sau đó, dùng tăm xiên vào phần đầu mực để khi hấp, phần nhân không bị trào ra ngoài.
Lưu ý: Không nên nhồi quá nhiều, chỉ nhồi vừa đủ để tránh mực bị vỡ khi hấp.
5
Hấp mực và làm nước chấm
Hấp mực: Cho mực vào xửng hấp, hấp khoảng 5 phút để định hình mực, giúp mực săn lại và chiên dễ dàng hơn. Sau đó để nguội và cắt khúc khoảng 2 – 3 cm.
Làm nước sốt: Cho vào tô 2 muỗng canh sốt Mayonnaise, 1/2 muỗng canh tương cà, 1/2 muỗng canh tương xí muội. Sau đó, bạn trộn đều để hỗn hợp hòa quyện.
6
Chiên mực
Cho vào tô 2 quả trứng gà, sau đó đánh tan. Lăn phần mực cắt khúc qua phần bột mì, sau đó nhúng vào phần trứng đã đánh tan. Kế tiếp áo đều mực thêm một lớp hạnh nhân cắt lát giã nhỏ (không giã nát).
Bắc chảo lên bếp cùng một ít dầu ăn, cho mực vào và chiên lửa vừa đến khi mực vàng giòn hai mặt. Khi mực chín, cho ra đĩa lót giấy thấm dầu.
7
Thành phẩm
Xếp mực ra đĩa, trang trí bằng ngó rí, ớt sừng và sốt ăn kèm.
Mực khi ăn có độ giòn của lớp bột chiên xù bên ngoài, độ dai giòn sần sật của phần mực tươi ngon. Bên trong còn có nhân tôm thịt đậm đà ăn cùng nước sốt beo béo sẽ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn và thơm ngon hơn.
2 . Mực nhồi tôm sốt tiêu xanh
Nguyên liệu làm Mực nhồi tôm sốt tiêu xanh
Mực ống 500 gr
Tôm đất 500 gr
Giò sống 100 gr
Nấm mút 120 gr
Tiêu xanh 2 nhánh
Gừng 1 củ
Hành tím băm 1 muỗng cà phê
Tỏi băm 1 muỗng cà phê
Dầu điều 1 muỗng canh
Nước bột năng 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (hạt nêm/ muối/ đường)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Nồi hấp, chảo, dao, tô, muỗng,…
Cách chế biến Mực nhồi tôm sốt tiêu xanh
1
Sơ chế tôm và mực
Mực, tôm mua về rửa sạch, để ráo. Lấy phần râu mực và tôm đem đi cắt nhỏ.
Để khi hấp mực không bị bung, bạn dùng dao cắt phần đuôi mực 1 gạch nhỏ.
Sau đó chần sơ mực vào nồi nước sôi với 1 ít gừng trong 1 phút rồi cho vào thau nước lạnh để mực săn lại.
2
Trộn nhân
Cho vào tô: phần tôm và mực đã cắt, giò sống, 1 muỗng cà phê gừng băm, 1 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê tiêu xanh đập dập, trộn đều.
3
Nhồi và hấp mực
Cho phần nhân đã làm vào túi đựng kem để nhồi nhân vào thân mực dễ dàng hơn.
Dùng muỗng ấn phần nhân xuống phía dưới đuôi mực, gắn phần đầu mực vào rồi dùng tăm cố định lại đầu mực.
Cho mực vào nồi hấp 20 phút, trong quá trình hấp cứ 5 – 10 phút thì mở nắp nồi 1 lần để xả bớt hơi nước trong nồi.
4
Làm sốt
Bắc chảo lên bếp với 1 muỗng canh dầu điều, 1 muỗng canh gừng cắt sợi, phi thơm với lửa vừa.
Tiếp theo cho phần nấm mút cắt mỏng, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 50ml nước dừa, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh tiêu xanh đập dập, đảo đều 2 phút.
Khi nước sôi bạn thêm vào 2 muỗng canh nước bột năng, đun sôi đến khi nước sệt lại. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
5
Hoàn thành
Cho phần sốt đã làm ra dĩa rồi cắt mực vừa hấp xong đặt lên trên nữa là thưởng thức được rồi.
6
Thành phẩm
Món mực nhồi tôm sốt tiêu xanh có mùi thơm hấp dẫn lan tỏa. Mực dai dai giòn giòn với phần nhân ngon ngọt đậm đà hòa với vị nước sốt sánh mịn hòa hảo vô cùng.
Cách làm sò lông xào tỏi thơm ngon, hấp dẫn chiêu đãi gia đình
Khi nhắc đến những món hải sản, không thể thiếu các món từ sò lông. Hôm nay chuyên trang Vào bếp của Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách làm một món xào từ sò lông cực ngon, cực bổ dưỡng.
Đó là món sò lông xào tỏi, hãy cùng vào bếp ngay thôi nào!
Nguyên liệu làm Sò lông xào tỏi
Sò lông 1 kg
Sả 2 cây
Rau răm 100 gr
ỏi băm 2 muỗng cà phê
Tương ớt 1 muỗng cà phê
Dầu hào 2 muỗng cà phê
Dầu ăn 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ đường/ hạt nêm/ bột ngọt/ tiêu)
Cách chọn mua sò lông tươi ngon
Bạn ưu tiên chọn mua những con sò lông có lưỡi còn thò ra ngoài, đây là những con sò còn sống, đảm bảo độ tươi ngon khi chế biến.Sò còn sống sẽ thường xuyên đóng mở vỏ, khi bạn dùng tay chạm vào vỏ sò, sò sẽ đóng chặt vỏ lại để tự vệ, đây là những con sò lông cần mua.Chọn những con sò lông có kích thước vừa phải, nếu sò to quá thịt sẽ dai, nếu nhỏ quá thịt sò sẽ không nhiều.Tránh mua những con sò luôn đóng vỏ, có mùi hôi tanh khó chịu, đây là sò lông đã chết, sẽ làm tổng thể món ăn không ngon sau khi chế biến.
Dụng cụ thực hiện
Dao, muỗng, tô, thau, vợt vòng, ...
Cách chế biến Sò lông xào tỏi
1
Sơ chế nguyên liệu
Sò lông mua về ngâm trong nước vo gạo khoảng 3 - 4 tiếng, sau đó bạn rửa sạch lại sò dưới vòi nước chảy cho sạch bùn cát.
Cách sơ chế sò lông sạch chất bẩn:
Cách 1: Bạn cho sò vào nước muối pha loãng và cho thêm vài lát gừng, ngâm trong 2 - 3 tiếng rồi rửa sạch lại với nước, sò lông sẽ vừa sạch vừa khử được mùi tanh. Cách 2: Bạn dùng cơm mẻ (mẻ) pha loãng với nước để ngâm sò lông trong khoảng 1 - 2 tiếng, sò sẽ nhả sạch bùn cát bẩn.
Sả cây bạn rửa sạch, cắt khúc và đập dập.
Rau răm mua về lặt bỏ những phần bị héo, úa. Sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối trong vòng 5 phút và vớt ra, để ráo.
2
Trụng sò
Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước và sả đã đập dập vào nồi. Khi nước đã sôi thì bạn cho sò vào trụng và đảo đều trong khoảng 1 phút.
Sau khi vớt ra thì bạn rửa sò với nước một lần nữa để sạch cát và những chất dơ.
3
Xào sò lông
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn và phi thơm 2 muỗng cà phê tỏi băm. Sau đó bạn vớt 1/2 tỏi phi để riêng, rồi cho sò vào xào và đảo đều tay.
Vặn lửa nhỏ lại và cho vào chảo 3 muỗng canh nước, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng cà phê tương ớt và 1 muỗng cà phê tiêu xay.
Bạn mở lửa lớn lên lại và đảo đều sò lên trong vòng 2 phút cho ngấm gia vị rồi tắt bếp.
Cuối cùng là cho sò ra dĩa, rắc tỏi phi còn lại lên để món ăn thêm phần hấp dẫn.
4
Thành phẩm
Khi thưởng thức món ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của thịt sò lông với mùi thơm tỏi phi. Chắc chắn sẽ làm nao lòng bạn và cả nhà đấy. Chúc bạn thành công với món ăn này nhé!
5 loại nước chấm "cân" được tất cả các món ăn: Ghim lại ngay vì kiểu gì cũng có lúc cần! Món ăn muốn ngon xuất sắc thì chắc chắn không thể thiếu nước chấm được rồi. Hãy thử tưởng tượng một trường hợp đơn giản thế này: Bạn chuẩn bị một bữa phở cuốn/gỏi cuốn tại nhà, làm xong xuôi hết tất cả mới nhận ra không biết cách pha nước chấm sao cho hợp. Vậy là coi như bữa ăn giảm mất...