2 cách làm bánh mì không cần nhồi thơm ngon dễ thực hiện
Bánh mì là một món bánh phổ biến và vô cùng đa dạng nhưng để làm loại bánh này thì không đơn giản nhất là khâu nhồi bột.
Biết được khó khăn đó nên hôm nay sẽ mách bạn 2 cách làm bánh mì không cần nhồi nhưng bánh vẫn bông xốp thơm ngon. Cùng vào bếp nhé!
1. Bánh mì đặc ruột không cần nhồi
Nguyên liệu làm Bánh mì đặc ruột không cần nhồi
Bột mì đa dụng 500 gr
Men khô 2 gr
Bơ 10 gr (hoặc dầu ăn)
Nước 370 gr
Muối 8 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, muỗng, tô, phới dẹt,…
Cách chế biến Bánh mì đặc ruột không cần nhồi
1
Kích hoạt men
Cho 370gr nước và 2gr men khô vào tô rồi khuấy đều cho hỗn hợp hoà lẫn vào nhau.
2
Trộn bột
Cho 497gr bột mì đa dụng vào phần men đã kích hoạt, 8gr muối vào, dùng phới dẹt trộn đều cho các nguyên liệu hòa trộn vào nhau tạo thành một khối bột đồng nhất và không còn dính vào thành tô nữa.
3
Ủ bột
Cho bột đã trộn vào nồi ủ và chỉnh nhiệt độ khoảng 30 độ C (chế độ yogurt) và ủ trong 3 tiếng.
Ủ cho đến khi bột nở gấp đôi hoặc gấp 3 lần ban đầu là được.
4
Tạo hình bánh và ủ bánh lần 2
Lấy phần bột đã ủ ra mặt phẳng đã được phủ bột áo, thoa 2 tay với bột áo.
Thoa nhẹ nhàng bột áo bên ngoài phần bột đã ủ, sau đó chia bột làm 2 phần.
Xếp bột và vê bột thành hình tròn sau đó đem ủ tiếp lần 2 trong 30 phút.
5
Ủ bột lần 3
Lấy phần bột đã ủ ra và tiếp tục xếp và vê tròn bột sau đó đem ủ tiếp lần 3 trong vòng 30 – 45 phút.
Dùng que nhọn chọc bên ngoài để bề mặt bánh được láng hơn.
6
Nướng bánh
Bật lò nướng với nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút.
Cắt một đường trên bánh và xịt nước lên bánh và cho vào lò nướng tại 200 độ C trong 30 phút.
7
Thành phẩm
Bánh mì sau khi nướng vàng đẹp vỏ giòn ruột mềm và xốp trông bắt mắt. Thoa xíu bơ lên bề mặt bánh để bánh bóng đẹp.
Bánh nướng theo cách này thích hợp ăn vói bò kho, cà ri hoặc đem chấm sữa, dùng kèm bơ đều ngon. Do bánh ruột khá đặc nên nếu dùng để ăn bánh mì dồn thịt, chả thì sẽ không ngon.
2. Bánh mì hoa cúc không cần nhồi
Nguyên liệu làm Bánh mì hoa cúc không cần nhồi
Bột mì đa dụng 200 gr
Video đang HOT
Men instant 1 muỗng cà phê
Sữa đặc 10 gr
Trứng gà 2 quả
Bơ lạt 50 gr
Sữa tươi không đường 55 gr
Tinh chất vani 1/2 muỗng cà phê
Nước hoa cam 1/2 muỗng cà phê
Muối 1 ít
Đường 30 gr
Lát hạnh nhân 1 ít
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Nồi chiên không dầu, tô, muỗng, phới dẹt,…
Cách chế biến Bánh mì hoa cúc không cần nhồi
1
Trộn nguyên liệu ướt
Đầu tiên, bạn cho 55gr sữa tươi không đường, 30gr đường, 1 ít muối, 10gr sữa đặc, 50gr bơ động vật, 1 quả trứng gà, 1/2 muỗng cà phê chiết xuất vani, 1/2 muỗng cà phê nước hoa cam vào trong tô rồi dùng muỗng khuấy đều để hỗn hợp trộn lẫn vào nhau.
2
Trộn bột
Cho vào trong thau 200gr bột mì đa dụng, 1 muỗng cà phê men nở, dùng phới dẹt trộn đều hỗn hợp bột.
Tiếp đó, bạn cho phần nguyên liệu ướt đã chuẩn bị vào trong thau bột vừa trộn, dùng phới dẹt trộn đều đến khi hỗn hợp tạo thành một khối bột đồng nhất, ướt và dính.
3
Gập bột và ủ bột
Bạn dùng một miếng vải sạch đậy thau bột lại, để bột nghỉ trong vòng 15 phút. Tiếp đó, bạn dùng phới dẹt đặt bên mép khối bột rồi thực hiện thao tác gấp bột từ ngoài vào trong 10 – 12 lần.
Đậy thau bột bằng vải rồi cho bột nghỉ thêm 15 phút lần 2. Sau thời gian bột nghỉ, bạn mở miếng vải ra rồi lại dùng phới dẹt gấp bột từ mép bột vào theo hướng từ ngoài vài trong 10 – 12 lần.
Lại lấy miếng vải đậy thau bột lần 3, cho bột nghỉ 15 phút nữa. Sau đó mở ra và dùng phới dẹt thực hiện thao tác gập bột tương tự hai lần trước.
Sau lần gập bột thứ 3, bạn dùng phới dẹt ấn khối bột xuống cho xẹp hết bọt khí trong khoảng thời gian nghỉ.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín thau bột, cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 90 phút đến khi bột nở gấp 1.3 hoặc 1.5 lần là được.
4
Tạo hình cho bánh
Sau 90 phút, bạn lấy bột trong tủ lạnh ra, dùng tay ấn bột xuống cho xẹp hết khí. Đặt bột ra thớt hoặc bề mặt phẳng, chia bột thành 6 phần bằng nhau.
Tiếp đến, bạn dùng tay gấp bột từ mép bột vào trong để tạo bề mặt mịn cho các phần bột. Bạn rắc một ít bột mì lên bề mặt phẳng hoặc thớt, xoa một ít bột mì lên cây cán bột, đặt mặt mịn của bột bạn vừa tạo lên trên và lần lượt cán tất cả các phần bột sơ qua lần 1.
Quay lại với phần bột được cán đầu tiên để cán lần 2, lần này bạn cán phần bột dài hơn khuôn bánh từ 1.3 đến 1.5 lần.
Lật mặt sau của bột, gập bột theo chiều ngang thành một sợi bột dài và mím chặt mép bột. Lăn sợi bột để nó dài hơn khuôn bánh từ 1.8 đến 2 lần. Làm tương tự như vậy với các phần bột khác ta thu được 6 sợi bột dài.
Bạn lấy 3 sợi bột tết lại với nhau như thắt bím tóc và đặt vào khuôn bánh chống dính có kích thước 15 x 7 cm, dùng vải sạch đậy khuôn lại và đợi trong khoảng 45 – 60 phút cho bột nở gấp đôi.
5
Nướng bánh
Bạn làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 155 – 160 độ C trong khoảng 10 phút.
Đánh tan một quả trứng gà, lọc qua rây rồi phết một lớp cực mỏng lên bề mặt bánh, rắc thêm một ít hạnh nhân lát để trang trí.
Che mặt bánh bằng giấy bạc, chừa lại một khoảng hở để bánh nở, cho vào trong nồi chiên không dầu và nướng trong 20 – 22 phút ở nhiệt độ 155 – 160 độ C. Sau đó, bạn gỡ giấy bạc ra và nướng thêm 5 phút cho mặt bánh vàng là được.
6
Thành phẩm
Khi bánh đã chín thì bạn lấy bánh ra khỏi khuôn ngay và chờ cho bánh nguội.
Vậy là cuối cùng chúng ta cũng đã hoàn thành xong món bánh mì hoa cúc không cần nhồi. Mùi bánh thơm lừng, chiếc bánh mềm và xốp, khi ăn có vị beo béo, ngậy mùi. Bánh mì này mà để ăn sáng thì đúng là tiện lợi đó nha!
2 cách làm bánh mì đen bằng nồi cơm điện mềm xốp thơm ngon bổ dưỡng
Bánh mì là món bánh có vô vàn "phiên bản" hấp dẫn và đặc biệt lúc nào cũng đem đến những xúc cảm khó tả mỗi khi thưởng thức.
Nhân đây,sẽ mách nhỏ cho bạn 2 cách làm bánh mì đen bằng nồi cơm điện đơn giản nhưng lại thơm ngon, mềm xốp hết chỗ chê. Nào cùng vào bếp thôi!
1. Bánh mì đen bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm Bánh mì đen bằng nồi cơm điện
Bột mì nguyên cám 590 gr
Men khô 1 muỗng cà phê
Hạt lanh rang xay 1 muỗng cà phê
Dầu oliu 1 muỗng cà phê
Nước ấm 80 ml
Đường thốt nốt 1 muỗng cà phê
Muối 1/2 muỗng cà phê
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, sạn dẹt, khăn sạch, muỗng, dĩa,...
Cách chế biến Bánh mì đen bằng nồi cơm điện
1
Kích hoạt men nở
Bạn lấy nồi cơm điện rồi lần lượt cho 1 muỗng cà phê men khô, 1 muỗng cà phê đường thốt nốt, 1 muỗng cà phê hạt lanh rang xay, 1/2 muỗng cà phê muối và 80ml nước ấm (khoảng 50 độ C) vào.
Dùng sạn dẹt khuấy đều rồi để yên cho men nở trong vòng 5 phút.
2
Trộn bột và ủ lần 1
Kế đến, bạn cho 590gr bột mì nguyên cám vào, dùng sạn dẹt đảo đều rồi dùng tay nhồi liên tục khoảng 10 phút.
Đến khi bột trở thành khối đồng nhất, đồng thời không còn dính tay nữa thì bạn lấy khăn khô sạch phủ lên bề mặt nồi, để bột nghỉ khoảng 1 - 2 tiếng.
3
Nhồi bột và ủ lần 2
Thấy bột đã nở gấp đôi so với ban đầu, thì bạn dùng tay ấn cho bột xẹp hết bọt khí, rồi tiếp tục nhồi khoảng 3 phút.
Sau đó, bạn cho 1 muỗng cà phê dầu oliu vào, dùng tay nhồi thêm 5 phút. Cuối cùng, bạn phủ khăn khô sạch lên lần nữa, tiến hành ủ bột lần 2 trong vòng 60 phút.
4
Nướng bánh
Khi bánh đã nở gần gấp đôi so với lần ủ trước, thì bạn cho vào nồi cơm điện, bật sang chế độ nấu nấu khoảng 15 - 20 phút.
Sau đó, bạn tiến hành trở mặt bánh, đồng thời nướng bánh thêm 20 phút nữa. Thấy bánh chín đều thì bạn tắt nồi, cho bánh ra dĩa thưởng thức thôi nhé!
5
Thành phẩm
Bánh mì đen bằng nồi cơm điện là món ăn hấp dẫn mà bạn đừng nên bỏ qua đấy! Bên cạnh hương thơm nồng nàn thì màu sắc bắt mắt của bánh mì sẽ lôi cuốn bạn lắm cho mà xem.
Bánh mì đen có vị mặn ngọt dịu nhẹ, mềm mịn, không hề khô và đặc biệt lại rất dễ thực hiện thì tại sao lại bỏ qua món bánh bổ dưỡng như thế được các bạn nhỉ?
2. Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện
Bột mì nguyên cám 20 gr
Bột làm bánh mì 180 gr (bread flour)
Men nở instant 3 gr
Hạt óc chó 60 gr (đã được tách vỏ)
Sữa tươi 140 ml (không đường hoặc có đường)
Mật ong 1 muỗng canh
Bơ lạt 20 gr
Muối 1/2 muỗng cà phê
Đường 4 muỗng cà phê
Cách chọn mua hạt óc chó chất lượng
Hiện nay, hạt óc chó có 2 loại được bày bán phổ biến trên thị trường đó là loại nguyên hạt và loại đã được tách hạt.Nếu bạn sử dụng loại nguyên hạt, thì nên chọn hạt óc chó có kích thước lớn và trông đồng đều với nhau, không khác biệt quá nhiều. Ngoài ra, khi cầm lên cảm nhận được độ chắc và nặng tay rõ rệt.
Còn với loại đã tách hạt thì bạn nên chọn hạt óc chó trông đầy đặn, không bị teo phần thịt, đồng thời bẻ thử thì có độ giòn, không quá mềm nhũn.Nên hạn chế mua hạt óc chó đã có dấu hiệu ẩm mốc, bề mặt xuất hiện các đốm thâm đen lạ thường bởi đó là hạt óc chó đã hỏng.
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, thớt, sạn dẹt, dao, muỗng,...
Cách chế biến Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện
1
Trộn bột bánh
Bạn lấy nồi cơm điện rồi lần lượt cho 180gr bột làm bánh mì (bread flour), 20gr bột mì nguyên cám, 3gr men nở instant, 1/2 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh mật ong, 20gr bơ lạt và 140ml sữa tươi đã được đun ấm vào, dùng sạn dẹt đảo đều.
2
Nhồi bột và ủ lần 1
Đồng thời, bạn cho bột ra bề mặt phẳng như thớt. Để bột được dẻo và dai, bạn dùng tay nhồi bột, liên tục kéo giãn rồi gập lại khoảng 5 phút, đến khi bột trở thành khối đồng nhất, không còn dính tay.
Kế đến, bạn cho bột vào nồi cơm điện, đậy nắp lại và tiến hành ủ lần 1 trong vòng 40 - 50 phút ở nơi ấm (khoảng 35 - 37 độ C).
3
Tạo hình bánh và ủ lần 2
Khi bột đã nở gấp đôi so với lần trước, bạn tiếp tục cho 60gr hạt óc chó vào, rồi trộn đều lên để cho các nguyên liệu được hòa quyện với nhau.
Kế đến, bạn chia phần bột thành 6 phần bằng nhau, đồng thời dùng tay vo tròn rồi đặt vào nồi cơm điện, đậy nắp lại. ủ thêm lần nữa trong vòng 40 - 50 phút ở nhiệt độ 35 - 37 độ C.
4
Nướng bánh
Kế đến, khi đã ủ lần 2 xong, bạn chuyển nồi cơm điện qua chế độ nấu, tiến hành nướng bánh khoảng 45 phút.
Sau đó, bạn nhẹ nhàng lật bánh qua mặt còn lại, đồng thời nướng thêm lần nữa ở chế độ nấu trong vòng 45 phút.
Khi bánh đã chín đều 2 mặt thì bạn tắt nồi cơm điện, cho bánh ra dĩa thưởng thức nhé!
5
Thành phẩm
Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện có hương thơm nồng nàn từ bơ ắt hẳn sẽ khiến mọi người chẳng thể làm ngơ đâu! Đặc biệt, nhờ sự góp mặt của bột mì nguyên cám nên còn cực kì bổ dưỡng nữa đấy!
Bánh mì chín vàng đều, còn có độ mềm xốp cực kì kích thích, đặc biệt hơn bên cạnh bơ béo béo còn có hương vị thơm ngon của hạt óc chó và chút dịu nhẹ từ mật ong nữa đó nha!
Bánh mì Hà Nội - thức quà tuổi thơ Những chiếc bánh mì Hà Nội bố mua làm quà cho 3 chị em mỗi khi có dịp về thủ đô lấy hàng cho mẹ bán ở chợ huyện vẫn theo tôi mãi. Bánh mì Hà Nội vẫn là món quà nhiều người mua về các địa phương - ẢNH NGỌC THẮNG "Bánh mì Hà Nội, đặc ruột thơm bơ" là tiếng rao...