2 cách làm bánh mì cực ngon, vỏ giòn, ruột thơm mềm
Bánh mì là món ăn “quốc dân” ở Việt Nam, ai cũng từng thưởng thức một lần trong đời. Hãy cùng bắt tay vào thực hiện món ngon này với 2 công thức cách làm bánh mì cực ngon, vỏ giòn, ruột thơm mềm được chia sẻ sau đây nhé.
1. Hướng dẫn cách làm bánh mì tại nhà cực dễ
1.1. Cách làm bánh mì ruột xốp
Nguyên liệu làm bánh mì ruột xốp:
Bột mì số 13: 500g
Bơ: 25g
Nước: 260g
Trứng gà: 50g
Muối: 4g
Đường: 10g
Men instant (một loại men nở): 8g
Cách làm bánh mì ruột xốp:
Làm bột bánh:
Trộn muối vào bột. Khuấy đều nước, đường, men, trứng rồi cho bột vào trộn đều đến khi bột không còn khô. Cho tiếp bơ vào trộn.Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để nghỉ từ 10 – 15 phút.Gấp bột lại nhồi vài lần cho dai hơn, rồi cuộn thành khối tròn, để nghỉ thêm 10 – 15 phút. Lặp lại thao tác gấp bột.Ủ đến khi bột nở gấp đôi. Ấn cho xẹp hết bọt khí.Chia bột làm 8 phần, mỗi phần khoảng 100g.Vo tròn rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Để nghỉ 15 phút.Đặt mặt láng mịn của viên bột xuống dưới, ấn nhẹ cho tan hết bọt khí, cán mỏng theo chiều dài.Cuộn bột lại, vừa cuộn vừa ấn để bánh căng, tròn, dễ bung cánh khi nướng. Khi cuộn còn khoảng 7cm thì không ấn nữa mà chỉ cuộn nhẹ lại rồi bóp kín mép, vê nhẹ để tạo hình 2 đầu bánh.
Các bước làm phần bột bánh mì ruột xốp
Nướng bánh:
Các bước nướng bánh mì ruột xốp
Cho bánh vào khay nướng có lót sẵn giấy nến, đặt phần mép bột xuống dưới.Cho bánh vào lò ủ với một ca nước sôi nhỏ phía dưới trong 30 – 35 phút rồi lấy bánh ra. Bật lò cho nóng từ 10 – 15 phút với nhiệt độ 250 độ C.Dùng khăn ẩm phủ lên khay bánh, cho bánh và 1 ca nước sôi vào lò. Để thêm 5 phút thì lấy bánh ra.Rạch một đường nông ở giữa bánh, xịt nước lên toàn bộ mặt bánh.Xoay dao nằm ngang, rạch thêm vào đường rạch trước đó cho bánh dễ bung cánh. Xịt nước vào vết rạch.Cho bánh vào lò, xịt nước 3 lần trong 7 phút.Khi vỏ bánh khô, xoay khay bánh cho bánh chín và vàng đều.Khi bánh chín vàng, tắt lò. Lấy ca nước ra, để bánh trong lò thêm vài phút để bánh giòn hơn là hoàn tất.
1.2. Cách làm bánh mì đặc ruột
Nguyên liệu làm bánh mì đặc ruột:
Bột mì: 250g
Video đang HOT
Men nở: 5g
Đường: 25g
Nước lọc: 160ml
Bơ: 1 ítMuối: muỗng cà phê
Cách làm bánh mì đặc ruột:
Hòa tan men nở và đường vào nước.Cho nước men, muối vào bột mì, trộn đều lên.Cho bơ vào, nhồi bột thành một khối kết dính.Ủ 1 tiếng cho bột nở ra gấp đôi rồi nhồi thêm 1 tí đến khi bột xẹp xuống.Chia bột ra làm 7 phần, cán mỏng bột theo chiều dài.Gấp mép bột theo hình tam giác rồi cuộn lại.Ủ bánh 40 – 60 phút.Rạch một đường trên lưng bánh, xịt 1 ít nước, nướng 15 – 18 phút ở nhiệt độ 200 độ C là hoàn tất.
2. Lưu ý khi làm bánh mì
Nên chọn bột mì có hàm lượng protein từ 13% trở lên, nếu thấp hơn bánh sẽ không dai. Không dùng loại dưới 10% vì loại này chỉ dùng làm bánh ngọt hay bánh bông lan.Không cho men vào nước có nhiệt độ cao hơn 50 độ C vì sẽ khiến men chết, không nở.Không trộn quá nhiều muối vào bột vì sẽ khiến men chết hoặc hoạt động kém.Sau khi trộn bơ, nếu bột hơi ướt, có thể thêm chút bột khô
.Ở môi trường có nhiệt độ mát, lạnh hoặc nóng quá 45 độ C, men đều không nở được. Tốt nhất là nên ủ men ở nhiệt độ ấm.Khi ủ cho bột nở gấp đôi, thay vì ủ nhiệt độ phòng, có thể cho vào lò, mở nhiệt độ ấm khoảng 30 – 35 độ C để bột nở nhanh hơn.Không ủ quá lâu vì sẽ làm bánh dễ xẹp, bị chua, có mùi men quá đậm và khiến đường rạch bị nhăn, không sắc nét.Khi cho bột nghỉ, cần dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để tránh bột khô.Cách nhận biết bột đã đạt: dẻo mịn, có thể kéo dãn, không dính tay.Khi cán bột, có thể rắc 1 ít bột mì lên bề mặt đặt bột để chống dính. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều bột áo, bột có thể bị cứng, khô, khó nở, dễ nứt khi nướng.
Khi cho bột nghỉ hay khi chưa sử dụng bột ngay, cần dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại
Khi tạo hình bánh hay rạch trên lưng bánh nên làm thật nhanh tay vì bột rất mau khô.Nên dùng khay nướng bánh mì chuyên dụng có rãnh và lỗ vì sẽ giúp bánh giòn hơn.Không xếp nhiều bánh vào lò vì nhiệt không đều sẽ làm bánh nở không đều.Việc cho thêm ca nước vào lò giúp tạo độ ẩm cho bánh và thêm nhiệt độ cho lửa dưới.Chỉ xịt nước trong 7 phút đầu cho bánh dễ bung cánh. Khi vỏ đã bung và khô thì không xịt nữa vì dễ làm bánh bị xẹp.Nếu không có bình xịt, có thể dùng chổi quét nước, nhưng như vậy bánh dễ bị xẹp.Nếu làm bánh để dành ăn dần thì không nên nướng bánh vàng nhiều. Vì khi ăn, bạn phải nướng lại cho vàng, giòn thì sẽ ngon hơn.Bảo quản bánh bằng cách cho vào túi zip hay túi kín giúp bánh không bị ỉu. Chỉ nên ăn trong vòng 2 – 3 ngày, nếu để lâu hơn bánh sẽ bị cứng, không còn giòn ngon nữa.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được 2 công thức cách làm bánh mì vỏ giòn, ruột thơm mềm để chiêu đãi gia đình rồi. Để mua được bột mì và các loại gia vị tạo nên chiếc bánh thơm ngon, hãy tải ứng dụng VinID để đặt hàng từ hệ thống cửa hàng VinMart gần nhất nhé.
Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu vỏ giòn, ruột xốp không thua cửa hàng
Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu ngày nay rất được các chị em nội trợ ưa chuộng vì khá nhanh và tiện lợi
Bánh mì là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới và là niềm tự hào của người Việt Nam. Mặc dù có mặt khắp nơi trên mọi miền đất nước nhưng một số chị em vẫn muốn tự tay làm ra ổ bánh mì thơm ngon, giòn rụm. Ngoài việc sử dụng lò nướng thì chiếc nồi chiên không dầu cũng có thể giúp bạn tạo ra chiếc bánh mì ngon không khác cửa hàng.
Dưới đây Emdep.vn chia sẻ bạn cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu vỏ giòn, ruột xốp và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Bánh mì là món ăn sáng phổ biến của người Việt Nam
Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Nguyên liệu
- Bột mì: 250 gr (nên dùng bột mì số 13)
- Đường: 20 gr
- Muối: 2 gr
- Bơ: 15 gr
- Men khô: 5 gr
- Sữa tươi không đường: 160 ml
Các bước làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Bước 1: Trộn bột
- Cho đường, men, sữa tươi đun ấm 45 - 50C vào bát khuấy đều. Để men nghỉ khoảng 10 phút, nở phồng lên là đạt.
- Làm bơ tan chảy bằng lò vi sóng khoảng 1-2 phút hoặc đun cách thủy.
- Cho bột mì, muối vào thau lớn rồi trộn đều. Sau đó, dùng tay tạo khoảng trống giữa thau, cho từ từ hỗn hợp men nở, bơ, sữa vào trộn đều.
Trộn bột
Bước 2: Nhào bột
Khi bột mì và các nguyên liệu khác đã hòa quyện với nhau thành một khối bột. Bắt đầu nhào bột nhiều lần cho tới khi bột dẻo, sờ thấy mịn, không gồ ghề là đạt.
Nhào bột
Bước 3: Ủ bột
- Cho bột đã nhào kỹ vào thau, dùng vải hoặc màng bọc thực phẩm bọc lại và để yên trong 1 giờ.
- Sau đó, mang bột ra nhào tiếp. Trước khi nhào, rắc bột lên bàn để bột không dính vào mặt bàn. Nhào khoảng 5 phút, tiếp tục cho vào thau ủ tiếp 1 tiếng nữa. Việc ủ bột giúp tạo độ phồng cho bánh khi nướng.
Ủ bột
Bước 4: Cách tạo hình bánh mì
- Lấy bột đã ủ ra khỏi thau. Chia bột thành 2 phần đều nhau và tạo hình cho bánh. Tạo hình theo sở thích, có thể dài hoặc tròn, nhớ chú ý đến kích cỡ của nồi chiên không dầu mà tạo hình phù hợp.
- Sau đó dùng thìa hoặc dao nhọn khứa lên mặt bánh mì 1-2 kía. Việc này giúp bánh giòn, xốp khi nướng và không bị nứt bề mặt.
Tạo hình bánh mì
Bước 5: Nướng bánh
- Làm ẩm vỏ bánh cách dùng tay rẩy nước hoặc bình phun sương.
- Cho hết bánh vào nồi chiên không dầu, bật nhiệt độ 150-170 C. Nướng khoảng 10 phút, lấy bánh ra tiếp tục làm ẩm vỏ bánh
- Tiếp tục cho bánh vào nướng tiếp 15 phút và để nhiệt độ 150 C.
Nướng bánh mì
Bánh mì sau khi nướng. Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu thật đơn giản phải không bạn?
Một vài lưu ý khi làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
- Có thể dùng máy nhào bột hoặc máy làm bánh mì ở khâu trộn bột sẽ nhanh và đều hơn khi trộn bột bằng tay.
- Bánh mì đạt tiêu chuẩn khi vỏ giòn, ruột xốp, thơm mùi bơ sữa và thấy được thớ bánh.
- Có thể thay thế bột mì bằng bột mì đen, có thể cho thêm hạt ngũ cốc vào ruột bánh mì.
Mẹo bảo quản bánh mì giòn lâu, không dùng chất bảo quản
- Dùng túi giấy, giấy báo: Bánh mì vừa ra lò có thể giữ được độ giòn từ 7-8 giờ nên trong thời gian này có thể dùng túi giấy, giấy báo gói kỹ lại và bảo quản qua đêm.
- Dùng túi zip, giấy bạc: bọc bánh mì bằng giấy bạc, khi ăn chỉ cần bỏ vào lò nướng 5-7 phút hoặc nướng trực tiếp trên bếp. Nếu dùng túi zip bảo quản, bạn nên cắt bánh mì thành lát, để ở nhiệt độ phòng và nơi thoáng mát. Cách này cũng giúp bảo quản qua đêm.
- Bọc kín và để vào ngăn đông của tủ lạnh: với cách này có thể bảo quản được 1 tuần. Khi ăn chỉ cần rã đông và nướng lại khoảng 5-7 phút
- Dùng rau cần tây: Cho một ít rau cần tây vào túi zip đã để sẵn bánh mì cắt lát, có thể bảo quản qua đêm. Cách này chỉ áp dụng khi bánh mì đã nguội và vẫn còn giòn.
- Dùng đường bảo quản bánh mì: Cho bánh mì vào túi, cho 2-3 viên đường hoặc cho 1-2 thìa cà phê đường vào có thể bảo quản qua đêm. Dùng đường nâu, đường cát và tránh dùng đường phèn, đường thốt nốt.
Có thể dùng cần tây để bảo quản bánh mì
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu cũng như cách bảo quản bánh mì được lâu hơn.
Mách bạn cách làm bánh mì vỏ giòn đặc ruột ngay tại nhà Không cần sử dụng máy nhồi bột, bạn vẫn có thể làm bánh mì vỏ giòn ruột đặc thơm ngon cho bữa sáng của gia đình Với công thức sau đây, bạn sẽ làm bành mì dễ dàng, giúp mình có mẻ bánh nóng hổi thơm phức. Đặc biệt, không cần sử dụng máy nhồi bột, chỉ dùng lò nướng nhưng vẫn đảm...