2 bô lão Mỹ dâng 8 kế sách giúp dẹp yên căng thẳng Mỹ Nga
Vì khủng hoảng Ukraine khiến nước Mỹ đau đầu vì họ không biết có nên leo thang với Nga hay không. Càng leo thang, Mỹ càng cảm thấy bất an khi họ có quá nhiều vấn đề phải lo. Hai bô lão trong chính trường Mỹ là cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski đã đề xuất các bước để dẹp yên căng thẳng.
Nga Mỹ đang rất căng thẳng
- Ông Kissinger đề nghị việc cho Nga tiếp quản Crimea một cách hợp pháp nếu chiến thắng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý lại với sự góp mặt của các quan sát viên quốc tế. Đây là bước tiên quyết việc dẹp yên căng thẳng giữa các bên.
Sau đó, ông và Brzezinski còn đề ra các bước tiếp theo như sau:
Video đang HOT
- Sau khi trưng cầu dân ý ở Crimea, Nga sẽ đồng ý triệt thoái quân tình nguyện ở miền đông Ukraine một cách thật sự (hiện phương Tây cho rằng Nga duy trì quân ở miền đông Ukraine trong khi Nga bác bỏ) và không hậu thuẫn cho phe ly khai dưới bất kỳ hình thức nào.
- Sau khi có Crimea hay không, Nga sẽ cam kết vĩnh viễn việc duy trì an ninh lãnh thổ của Ukraine, như đã hứa trong Biên bản ghi nhớ năm 1994 tại Budapest bao gồm phi hạt nhân hóa của Ukraine và các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ.
- Ukraine và Mỹ sẽ đồng ý rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, dù là hiện tại hay trong tương lai.
- Một cấu trúc an ninh châu Âu mới, xây dựng dựa trên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ được thành lập với tầm nhìn hướng tới việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Âu. Hiệp hội này đòi hỏi Moscow quan hệ đối tác bình đẳng và hiệp hội có thể bao gồm các thành viên NATO và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
- NATO vẫn duy trì số thành viên hiện tại. Nhưng vì các thỏa thuận an ninh mới, NATO tránh mở rộng thêm và chỉ nên đóng vai phụ trong an ninh châu Âu, tái tập trung vào các nhiệm vụ bên ngoài châu Âu.
- Liên minh châu Âu sẽ làm việc với Nga khi thực hiện bất kỳ mối quan hệ Ukraine trong tương lai, kể cả việc kết nạp làm thành viên EU, cũng như việc Ukraine tham gia vào dự án Liên minh Kinh tế Á-Âu của Nga.
- Giỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga từng bước dẫn đến hoàn toàn tùy theo tốc độ các cam kết của chương trình này được thực hiện.
Theo Một Thế Giới
EU, Nga và Ukraine nối lại đàm phán khí đốt vào đầu năm 2015
Cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu.
Theo nguồn tin từ TASS, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu kiêm Cao uỷ về năng lượng, ông Maros Sefcovic, cho biết sau cuộc họp các bộ trưởng năng lượng EU, Ủy ban châu Âu đã khẳng định ý định nối lại các cuộc đàm phán về khí đốt giữa Liên minh châu Âu, Nga và Ukraine vào đầu năm 2015.
Ông cũng nói thêm, ông hy vọng EU nối lại đàm phán với Ukraine và Nga về việc bình thường hóa quan hệ năng lượng, và các cuộc đàm phán sẽ trở thành một phần trong những nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ Moscow-Kiev bằng cách giảm bớt căng thẳng và khôi phục mối quan hệ hợp tác.
Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Italia, ông Claudio De Vincenti, cũng thể hiện quan điểm cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu.
Trong vòng đàm phán năng lượng ba bên trước đây, được tổ chức hồi tháng Mười, Nga và Ukraine đã đạt được thoả thuận đồng ý về giá khí đốt cho Kiev, đồng thời Kiev đã trả một phần nợ mua khí đốt của Moscow và trả trước cho nguồn cung cấp khí đốt của mình qua mùa đông này. Một thỏa thuận mới đã được ký kết trong đó tập đoàn khổng lồ Gazprom đồng ý cung cấp khí đốt cho Ukraine cho đến khi kết thúc mùa đông.
Theo Infonet
Mỹ chứ không phải Nga đang thắng ở Ukraine? Theo tờ Kiev Post, nhiều người nhận định, Tổng thống Mỹ Obama đang bất lực trước những hành động mạnh mẽ của Tổng thống Nga Putin, nhưng sự thật, ông Obama mới là người đang thắng ở Ukraine Theo tờ Kiev Post, gần đây, ông Obama liên tục bị chỉ trích vì không có chính sách hiệu quả để giải quyết tình hình...