2 bệnh nhân cầm dao bấm ‘giết chết’ nhau trong Viện pháp y tâm thần
Trong lúc dùng bữa sáng thì hai bệnh nhân đã xảy ra mâu thuẫn, sau đó họ dùng dao bấm lao vào đâm nhau. Hậu quả cả 2 người cùng tử vong.
Chiều ngày 9/5 các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai vẫn đang phối hợp để tiến hành xác minh, điều tra làm rõ vụ đánh nhau đến mất mạng xảy ra vào sáng cùng ngày tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (đóng tại P.Tân Phong, TP.Biên Hòa, Đồng Nai).
Hai bệnh nhân dùng dao đâm nhau chết (Hình minh họa).
Theo tin tức mới nhất, vào khoảng 5h sáng cùng ngày, nhân viên của bệnh viện đưa cháo vào khoa điều trị bắt buộc (nằm bên trong khuôn viên của viện pháp y) cho các bệnh nhân dùng bữa.
Trong lúc cùng nhau dùng bữa sáng thì giữa các bệnh nhân gồm Nguyễn Hải Long (28 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu) và Nguyễn Thế Minh (34 tuổi, ngụ quận 4, TP.Hồ Chí Minh) có xảy ra mâu thuẫn.
Cuộc cãi vã một lúc càng gay gắt hơn và lúc này cả 2 dùng dao bấm tấn công nhau. Hậu quả Minh chết tại chỗ còn Long được đưa đi cấp cứu nhưng cũng đã tử vong.
Đại diện Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa cho biết là Minh và Long đều liên quan đến một số vụ án hình sự và được công an đưa đến khám và điều trị bắt buộc tại đây do có biểu hiện về tâm thần.
Cụ thể thì Long nhập viện điều trị từ ngày 1/2 còn bệnh nhân Nguyễn Thế Minh nhập viện vào ngày 20/7/2013.
Và cho đế thời điểm này thì việc xem xét về trách nhiệm của những cản bộ quản lý bệnh nhân vẫn chưa diễn ra. Theo vị đại diện cho biết hiện họ vẫn chờ kết quả điều tra.
Video đang HOT
Hiện vụ việc đang được công an điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
"Trại T25" - nơi ghi dấu niềm vui lẫn nỗi buồn
"Trại T25", không phải là nơi giam giữ tù nhân mà là khu nhà chờ thông tin bệnh nhân của BV Chợ Rẫy. Nơi đây, người nhà bệnh nhân chờ đón cả tin vui và kể cả tin buồn của người thân.
Niềm vui, nụ cười hạnh phúc xen lẫn với nỗi buồn cùng tiếng khóc hòa quyện trong không gian 200 m2 khiến ai đến đây lần đầu tiên cũng không khỏi bùi ngùi, xúc động...
Thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người từ thân nhân cũng trở thành bệnh nhân. Ảnh: Linh Bùi
T25 - nơi không muốn đến
Phòng chờ thông tin T25 xin gọi tắt là căn nhà tạm bởi nó chỉ rộng khoảng 200 m2được dựng lên bởi mái lợp tôn sơ xài, một dãy ghế đá và một dãy giường dành cho những người nhà chờ thông tin có người thân phải phẫu thuật hoặc nằm ở khoa Hồi sức cấp cứu nghỉ ngơi.
Bệnh nhân khi vào đây đều là bệnh nặng, trải qua những ca đại phẫu với chi phí khác nhau, có khi lên hàng trăm triệu đồng. Cũng có những gia đình điều kiện kinh tế ổn định nhưng phần nhiều đều là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Họ vừa lo "chạy tiền" để trả viện phí vừa chạy ăn từng bữa.
Đêm là khoảng thời gian khiến nhiều người đợi chờ lo lắng trong lòng thấp thỏm nhất là khi nghe: "Xin mời người nhà của bệnh nhân...". Cứ nghe đến tên ai là người đó lại như giật bắn cả người. Tiếng mời giữa đêm khuya khoắt thường là tin báo chẳng lành.
Tuy bệnh viện đã bố trí thêm những chiếc quạt nhằm tạo không khí thông thoáng nhưng lượng người chờ ngày càng đông, thời tiết nắng nóng, ngột ngạt. Mọi người ví phòng chờ T25 là lò thiêu tập thể. Cứ vài phút là phòng thông tin lại nhắc nhở mọi người rằng không được trải chiếu nằm ở lối đi. Đến đêm, mọi người lại ùa ra xếp chiếu nằm dài chắn cả một lối đi. Họ chỉ muốn tìm một chỗ để ngả lưng, chợp mắt dăm ba phút nhưng lo âu phập phồng giật mình tỉnh giấc để lắng nghe loa phát thanh có gọi... tên.
Bước ra khỏi T25, một là bệnh nhân đã chiến thắng thần chết, người nhà chuyển bệnh nhân qua khu chăm sóc khác và chờ ngày ra viện, còn lại thân nhân lặng lẽ thu dọn đồ đạc về và chuẩn bị an táng cho người thân. Tuy ở bất kỳ hoàn cảnh nào nhưng họ luôn chờ đợi trong trạng thái hy vọng "ngày mai trời lại sáng"...
Bác Minh, bảo vệ tại BV Chợ Rẫy, chia sẻ nhiều đêm đang thiu thiu ngủ thì bỗng nghe tiếng khóc ré lên từ một người nào đó thì biết ngay rằng gia đình họ đã gặp chuyện không may, có lẽ người nhà đã không qua khỏi.
Bác Minh cho biết thêm: "Có người chỉ mới vào đây hai tiếng đồng hồ, bệnh viện đã gọi lên và trả người thân về nhà do không thể tiếp tục cứu chữa. Cứ như vậy thậm chí họ còn chẳng có cơ hội để hy vọng...".
Anh Tuấn (quê Long An) ngồi lặng lẽ một góc ở khu nhà tạm T25, đã 2 giờ sáng anh vẫn cố gắng thức không dám ngủ. Anh có mẹ phải mổ não và thở ống khí hơn hai tháng nay. Cả gia đình anh cũng đã sống trong khu nhà tạm T25 này từng ấy thời gian, bán đất bán nhà để chạy chữa lo cho mẹ. Căng thẳng, mệt mỏi làm anh cáu gắt nên không ít lần anh Tuấn đã cãi vã với các cô y tá.
Một góc trại T25 được chính các thân nhân ví như trại "tị nạn". Ảnh: Linh Bùi
T25 - Tình thương, niềm tin và hy vọng
Tuy những người có hoàn cảnh khó khăn ở đây chiếm đa số nhưng họ luôn đùm bọc chia sẻ nhau từng bữa cơm, nước uống thậm chí là cả chỗ ngủ. Từ xa lạ bỗng chốc trở thành thân quen, có lẽ họ đồng cảm cùng chung cảnh ngộ, đợi chờ giây phút sinh tử của người thân.
Mọi người ở đây hằng ngày vẫn sinh hoạt cùng nhau mặc cho kẻ tới trước người đến sau. Có người chỉ đến ở thoáng qua một, hai ngày nhưng lại có người chờ người thân đến tận 10 ngày, nửa tháng vẫn chưa nhận được thông tin.
Đặc biệt, T25 hằng ngày luôn có hai cử bữa cơm từ thiện. Một bà cụ 60 tuổi quê ở Lâm Đồng chờ con mổ, chia sẻ: "Bà tuy ở đây suốt, cũng khó khăn nhưng rất ít khi nhận cơm từ thiện vì mình muốn để phần, nhường cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn được nhận. Ở đây số lượng người rất đông mà cơm thì luôn có giới hạn nên mình coi như giúp họ. Ban đêm nhiều người tới sau không có chỗ ngủ mình cũng chủ động chia sẻ chỗ ngủ cho họ".
Không hề có tiếng khóc than, vẻ mặt u ám hay lời than vãn lúc chờ đợi thông tin người thân, họ luôn mang một vẻ mặt bình tĩnh đến lạ kỳ. Họ hy vọng, đặt niềm tin vào bản thân rằng người thân của họ đang đấu tranh sinh tử và nhất định sẽ chiến thắng thần chết, trở về sum họp với gia đình.
Cả gia đình ba người nhà chị Mỹ (49 tuổi, quê Cà Mau) đều nằm trên chiếc chiếu dài chỉ hơn 1 m chỉ đủ cho một người nằm. Khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt sâu thất thần, chị nhớ như in lần đầu đến đây, tôi không thể nào quên buổi tối hôm ấy, khi đang nằm ngủ nhận được cuộc điện thoại báo tin con trai mình bị tai nạn, bị dập phổi. Con được BV tỉnh Cà Mau chuyển lên BV Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng được tiên đoán rất xấu, cần được mổ gấp.
Từ hôm đó đến nay đã một tuần, gia đình chị vẫn túc trực tại trại T25 để đợi thông tin từ bệnh viện, tuy nhiên mỗi ngày chị vẫn được gọi lên thăm con. Hoàn cảnh gia đình khó khăn cộng thêm chi phí phải trả hằng ngày ở bệnh viện vượt quá khả năng, đến tiền ăn một dĩa cơm bình dân bên ngoài giá 50.000 đồng nên hằng ngày chị vẫn phải xếp hàng chen chúc nhận từng bữa cơm từ thiện. Cơm chỉ có rau và đậu hũ nhưng gia đình chị không dám ra ngoài ăn vì sợ bị chặt chém.
Người nằm ngủ trải dài hơn hàng chục mét kín lối đi vào khu nhà tạm. Ảnh: Linh Bùi
Những người sau khi được gọi tên thăm người thân xong đều mang mỗi tâm trạng khác nhau. Người thì vui sướng vì bệnh tình người nhà có tiến triển tốt, người thì vẫn bình thường vì người nhà của họ chẳng có chuyển biến. Nhưng lại có người như muốn sụp đổ khi thấy được cái chết đang dần cận kề người thân của họ.
Cuộc sống vẫn biết là vô thường nhưng trong mỗi con người ai ai cũng luôn muốn đấu tranh sinh tồn cho bản thân và người nhà của mình. Tuy phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, họ vẫn sẵn sàng đánh đổi tất cả để quyết giành lại sự sống...
LINH BÙI
Theo_PLO
Vụ tai nạn ở Đắk Nông: 14 nạn nhân đang điều trị đặc biệt Trong số 21 nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn kinh hoàng ở Đắk Nông hôm 2/5, 14 bệnh nhân hiện vẫn đang tiếp tục được điều trị đặc biệt. Theo VOV, ngay trong tối 2/5, công tác cứu chữa nạn nhân, khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra trên Quốc lộ 14 đoạn qua địa...