2 bé H’Mông cặm cụi cuốc đất, gieo hạt phụ bố mẹ và nụ cười khiến bao người “tan chảy”
Dẫu vẫn còn đó những thiếu thốn, nhọc nhằn vì phải lao động vất vả, hai em bé vùng cao vẫn cần mẫn làm việc phụ giúp gia đình. Nụ cười hồn nhiên của các em được một chàng nhiếp ảnh thu trọn trong bộ ảnh chụp hoàn toàn ngẫu hứng.
Một vùng Hà Giang gian khó…
Đó là câu chuyện được Lê Quang Long (27 tuổi, trú huyện Thăng Bình, Quảng Nam) kể bằng loạt ảnh mà hai em bé người H’Mông là nhân vật chính.
Vốn đam mê nhiếp ảnh, khao khát lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống qua lăng kính, Quang Long đã quyết định bỏ 3 năm đại học để theo đuổi ước mơ. Và trên suốt hành trình ấy, Quang Long sống trọn với ước mơ khi được đi và thực hiện nhiều bộ ảnh ghi lại cuộc sống bình yên trên khắp mọi miền của dải đất hình chữ S.
Mới đây, chàng nhiếp ảnh xứ Quảng đã chia sẻ câu chuyện về hai em bé H’Mông ở huyện vùng cao Hà Giang, gây chú ý trong cộng đồng mạng.
Quang Long tình cờ gặp Xì và Cho trong một lần rong ruổi nơi cao nguyên đá Hà Giang.
Câu chuyện được Quang Long kể bằng loạt ảnh chụp ngẫu nhiên, trong một lần tình cờ anh chàng ghé thăm huyện vùng cao và bắt gặp hai em bé đang làm vườn phụ giúp gia đình.
Quang Long kể lại: “ Đó là một ngày trời mưa phùn tại Hà Giang, sương ngập lối đi và mặt trời cứ ló rồi lại tắt, không gian đẫm buồn và lạnh tái.
Từ thị trấn Đồng Văn, tôi men theo con đường núi vào tận bản ở Thài Phìn Tủng. Trên con đường mưa ướt trơn trượt, phóng tầm nhìn ra xa, từ trên cao xuống tôi bắt gặp hai bạn nhỏ đang chăm chỉ làm việc giữa bao la núi đồi.
Tôi quay xe và đi thẳng xuống chỗ hai bạn, đường gập ghềnh sỏi đá, dốc núi thẳng đứng. Nhìn thấy tôi, hai bạn bối rối và cứ cúi đầu làm tiếp, tôi tiến lại gần và bắt chuyện.
Hai bạn dường như biết rất ít tiếng Kinh nên việc trò chuyện khá khó khăn, tôi chỉ biết dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả. Xì và Cho là hai cái tên được tôi viết lại theo tiếng Kinh, Xì là bạn nam và Cho là bạn nữ. Hai bạn người H’Mông, sinh ra và lớn lên tại vùng cao nguyên đá Hà Giang.”
Được biết, hai em bé vùng cao ban đầu tỏ ra khá e dè khi gặp người lạ. Quang Long quyết định xắn tay cùng phụ giúp hai em làm đồng và đã dần làm thân được với hai người bạn nhỏ.
Video đang HOT
Thấy người lạ, hai em tỏ ra khá e dè, cúi dầu làm tiếp công việc của mình
Dù Xì năm nay 8 tuổi, còn Cho chỉ mới 7 tuổi, nhưng hai em đã làm những công việc tay chân nặng nhọc của người lớn như cuốc đất, gieo hạt, trồng ngô, bón tro, nhổ củ cải…
Thời điểm ấy ở vùng cao nguyên khá rét, nhưng mỗi em chỉ mặc độc một lớp áo khoác mỏng, để đầu trần. Công việc nặng nhọc, thời tiết khắc nghiệt, vậy mà hai em bé vẫn cần mẫn làm việc, thỉnh thoảng trêu đùa nhau và nụ cười tươi hồn nhiên vẫn thường trực trên đôi môi nhỏ xinh.
Khoảnh khắc ấy khiến Quang Long không thể không cầm máy ảnh lên và bấm, bộ ảnh hoàn toàn ngẫu hứng, sinh động, khiến dân mạng “tan chảy”.
“Mọi thứ trong tầm mắt tôi trở nên thật đẹp, những bông hoa cải vàng rực giữa một khung cảnh bao la núi đồi, hai bên sườn núi trập trùng, thấp thoáng sương bay. Hôm đó Hà Giang trở trời lạnh đến tê tái, tôi mặc những 2 chiếc áo ấm, ngoài khoác thêm bộ áo mưa, cảm giác vẫn cứ tê buốt.
Nhưng nhìn lại hai bạn, đầu trần và trên người chỉ có lớp áo khoác, cảm giác cứ thương thương làm sao ấy…
Tôi ngồi ở đó suốt 4 giờ đồng hồ, ban đầu chỉ đứng nhìn các bạn làm, nhìn thấy cô bé Cho gồng cả người để khiêng chiến gùi chứa đầy tro, lòng cứ như nghẹn lại một cách nhiều xót xa.” – Quang Long kể.
Dẫu chuyến đi cách đây khá lâu, nhưng trong lòng chàng nhiếp ảnh vẫn còn nguyên vẹn sự bâng khuâng khó tả thành lời dành cho hai em bé H’Mông. Cảm xúc ấy lan tỏa đến cộng đồng mạng qua câu chuyện và bộ ảnh mà Quang Long chia sẻ.
Chuyện chàng nhiếp ảnh bỏ Đại học giữa chừng, dành 9 năm rong ruổi với 3 lần xuyên Việt
Để sống trọn vẹn với đam mê nhiếp ảnh, Quang Long đã dành 9 năm rong ruổi dọc đất nước. Đi đến đâu, Quang Long cố gắng quan sát để lưu lại những bức ảnh chân thật, trọn vẹn các hoạt động cuộc sống nhưng mang màu sắc rất riêng qua lăng kính của mình.
Có thể thấy, hình ảnh trẻ em vùng cao, vùng sâu vùng xa luôn có sức hút đặc biệt với nhiếp ảnh gia xứ Quảng. Bên cạnh đó là khoảnh khắc lao động sản xuất, nét đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống cũng dễ dàng bắt gặp qua ống kính của Quang Long
Quang Long cùng bạn đồng hành là chiếc máy ảnh, rong ruổi trên dọc dải đất hình chữ S.
Quang Long đã có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trên những chặng đường đã qua. Đó là nhung lan ngủ ngoài đuong khi đi phuot, roi có lan xin o nho nhà nguoi dân để hiểu thêm về các phong tục tập quán vùng miền.
Nhưng có lẽ kỷ niệm khó quên nhất chính là 6 lần đến điểm trường vùng sâu Tắk Pổ, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). 9x Quảng Nam cũng đang xây dung một nhóm thiẹn nguyẹn mang tên “Nhung buoc chân xanh” huong đen nguoi lao đọng và trẻ em vùng cao.
Thông qua bộ ảnh chụp hai em bé H’Mông, Quang Long tâm sự: “Thực sự hy vọng cho dù có thế nào, hai bạn sẽ không bao giờ quên ước mơ và quên phấn đấu để thực hiện, để thoát khỏi cái nghèo, cái khốn khó đã khiến tuổi thơ của hai bạn quá nhiều nhọc nhằn vất vả.
Cũng cầu mong cho mọi trẻ em trên đất nước này, ở một độ tuổi lẽ ra còn được hồn nhiên thảnh thơi vui đùa thì sẽ không bao giờ bị tước mất sự hồn nhiên thảnh thơi đó.
Tất cả rồi sẽ lớn, nhưng mong rằng ai cũng được lớn lên một cách bình yên, đơn giản và ít vất vả, ít nhọc nhằn nhất có thể”
Cùng ngắm loạt ảnh 2 bé Hà Giang:
Đúng là "thần tiên tỷ tỷ": Xem Lý Tử Thất mang vỏ dưa hấu đi làm được hẳn 5 món đây này!
Quả thật, lần nào Lý Tử Thất nấu ăn là các tín đồ ăn uống sẽ phải trầm trồ lần đấy.
Thường xuyên xuất hiện với hình ảnh cuộc sống ở nông thôn, Lý Tử Thất gây ấn tượng với người xem bởi một cô gái nhỏ bé, xinh đẹp có thể làm được đủ loại công việc, từ trồng cây, xây nhà cho đến nấu ăn... Trong số đó, có lẽ những món ăn đặc sắc và vô cùng hấp dẫn của cô đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của các tín đồ ăn uống.
Đặc biệt hơn cả, không chỉ là nấu ăn ngon đơn thuần, Lý Tử Thất còn làm ra những món rất đặc sắc, điển hình như việc dùng vỏ dưa hấu để chế biến ra đủ các món ăn trong clip mới đây.
Dưa hấu này được Lý Tử Thất tự tay gieo hạt rồi mang đi trồng, chăm sóc tới ngày kết quả. Sau khi tất cả mọi người đã thưởng thức dưa, cô nàng giữa hết lại phần cùi và vỏ để nấu ăn. Và hãy xem cô nàng biến hoá thế nào này!
Phần vỏ dưa được nạo mỏng ra, đem phơi khô. Phần này Lý Tử Thất dùng để pha trà.
Một phần cùi dưa được thái mỏng, ướp muối, sau đó cho vào xào với một số nguyên liệu khác.
Cùi dưa hấu thái miếng rồi hầm với đủ loại gia vị, nguyên liệu. Nhìn vô cùng ngon mắt đấy chứ nhỉ!
Một phần cùi dưa khác thái mỏng, ướp muối, ăn cùng với thịt đông và nấm nấu sốt.
Cũng là cùi dưa hấu nhưng băm nhỏ, trộn với trứng rán tán nhỏ để làm nhân há cảo.
Thế là 2 bà cháu Lý Tử Thất và ekip đã có được một bữa tiệc vô cùng hấp dẫn với các món chính được làm từ vỏ dưa hấu rồi!
Sống chung, sống riêng Cha mẹ có tuổi nên sống chung con cái để tiện được chăm sóc khi ốm đau bệnh tật, hay nên sống riêng để thoải mái không phát sinh những mâu thuẫn bởi khác quan điểm sống giữa nhiều thế hệ trong một mái nhà? Ảnh minh họa. Bố mẹ tôi sinh được 3 người con, hai trai, một gái. Tuổi trẻ họ...