2 anh chồng không bỏ tiền nhưng trách tôi cho mẹ ăn khổ
Kêu mẹ ăn khổ, thế mà các anh chồng không ai chịu góp tiền để cải thiện bữa ăn cho bà.
Tôi tự nhận thấy bản thân là người có số khổ. Lúc nhỏ thì bố mất sớm, cưới nhau 7 năm mới có con, mang bầu đứa thứ 2 thì chồng qua đời. Con mới sinh được 3 tháng, tôi phải nhờ bà ngoại trông giúp để đi làm.
Suốt thời gian con tôi còn nhỏ, mẹ chồng bận rộn chăm sóc các con của 2 anh chồng, không đoái hoài đến mẹ con tôi. Đến lúc sức khỏe bà giảm sút, không thể phục vụ được gia đình nào nữa thì các anh chị đẩy bà về quê.
Tôi làm công nhân, lương tháng chỉ đủ nuôi con, chẳng bao giờ có dư. Lúc đầu mẹ chồng cũng ăn riêng nhưng thấy vất vả quá nên góp gạo nấu cơm chung với tôi.
Từ ngày ăn cùng với mẹ chồng, tôi khó chịu mệt mỏi vô cùng, bởi bà rất kỹ tính, hay chê bai những món tôi nấu. Mỗi tháng góp với tôi có chút tiền, thế mà suốt ngày đòi ăn thịt và phải có trái cây tráng miệng như nhà các anh chị. Những hôm nhìn mâm cơm có tép kho, đậu phụ hay trứng là bà thở dài nói ăn uống thế này thì lấy sức đâu mà phòng tránh bệnh tật.
Video đang HOT
Hôm chủ nhật vừa rồi, gia đình các anh chồng về thăm mẹ. Thấy mẹ gầy nên các anh hỏi về chuyện ăn uống thế nào, bà thật thà kể hết những món tôi làm hằng ngày cho ăn.
Nghe xong anh cả tức lắm: “Mẹ góp tiền ăn cho thím mỗi tháng, thế mà để bà ăn uống kham khổ thế sao? Bữa sáng quan trọng nhất mà lại để bà phải ăn cơm nguội vậy?”.
Tôi nói mỗi tháng mẹ góp cho 500 nghìn chỉ đủ tiền đi vài phiên chợ. Với lại buổi sáng bận đi làm, không có thời gian nấu ăn, mẹ con tôi cũng ăn như thế chứ có ăn ngon hơn bà đâu. Nếu các anh muốn mẹ ăn bổ dưỡng nhiều chất thì góp tiền thêm, còn tôi chỉ có thể cho mẹ ăn như thế thôi.
Anh thứ 2 bảo tôi ở trên đất của bố mẹ thì cũng phải bỏ tiền ra nuôi mẹ nữa, sao đẩy hết cho các anh được. Tôi nói đất vẫn đang đứng tên bố mẹ, tôi như là người ăn nhờ ở đậu. Nếu mọi người đòi tiền thuê nhà trọ thì tôi có thể chuyển sang ở nhờ nhà hàng xóm, đầy người cho ở miễn phí.
Các anh chồng có tiền nhưng rất keo kiệt, biết mẹ sống khổ thế mà không ai chịu góp tiền vào phụng dưỡng bà. Tôi rất muốn các anh chị chung tay hỗ trợ tiền nuôi mẹ chồng nhưng tôi không biết nói sao để họ chịu góp tiền nữa? Họ cứ vin vào việc tôi ở trên đất của bà để ép tôi chăm lo cho bà trong khi đồng lương của tôi chi tiêu cho cả gia đình, con cái đi học đã phải tằn tiện hết mức mới đủ.
Chị em dâu nấu trâu thủng nồi
Để có được gia đình đoàn kết, yêu thương nhau, mỗi thành viên đều phải có ý thức vun đắp.
Thế nhưng nàng dâu út lại có lối sống ích kỷ, ảnh hưởng xấu tới các thành viên khác trong gia đình .
Trong lá thư gửi về VOV2, một nữ thính giả viết:
Gia đình chồng tôi có 4 chị em, 2 trai, 2 gái, chồng tôi là con trưởng. Em trai chồng đã lấy vợ được vài năm, do khó khăn về đường con cái, chạy chữa mãi em tôi mới sinh được mụn con gái vào đầu năm ngoái.
Khi mới về nhà chồng, em dâu tôi là người hiền lành, chăm chỉ nên được mọi người yêu quý. Em trai chồng tôi từ khi ra trường tới nay đã hơn chục năm mà chưa trụ vững ở công việc nào cả, mỗi năm chú ấy chuyển việc tới vài lần nên đã 41 tuổi mà sự nghiệp vẫn chẳng đâu vào đâu. Em dâu cũng là người chăm chỉ, chị khó nên giờ cũng là trưởng phòng kế hoạch của một doanh nghiệp có tới hàng ngàn công nhân, thu nhập khá. Có lẽ ỉ vào vợ nên em chồng mới sinh ra thói lười nhác.
Ảnh minh họa.
Từ trước tới nay, mỗi tháng chú thím ấy chỉ góp cho ông bà 1 triệu đồng để lo mọi thứ, từ ăn sáng, ăn tối tới điện, nước.... ngày hè, tiền điện cả vài triệu đồng nhưng chưa bao giờ các em ngỏ ý đưa thêm hoặc mua thêm thức ăn.... Bố mẹ chồng tôi mỗi người chỉ có vài ba triệu tiền lương hưu, chi cho gia đình đông người như "muối bỏ bể" nên mỗi tháng, chúng tôi phải gửi ông bà 20 triệu nữa mới đủ chi phí cho 6 người lớn và 3 trẻ nhỏ trong nhà. Chính vì thế, khi chú ấy ăn riêng, ai cũng mừng và nghĩ, khi khó khăn, chú ấy sẽ chú tâm vào công việc, không "đứng núi này, trông núi khác". Thế nhưng sự việc lại không như vậy. Mang tiếng ăn riêng mà từ gạo, nước đến tiền ga, tiền điện.... vẫn dùng chung và vẫn không có ý thức đóng góp. Điều chướng tai, gai mắt ở chỗ, vào bữa ăn, khi bố mẹ, anh chị trải chiếu ngồi ở dưới thì vợ chồng em lại chễm chệ ngồi trên bàn ghế, ngay sát mâm cơm của cả nhà, rồi có những lúc vô ý lại còn quay lưng vào mâm cơm của bố mẹ. Đã nhiều lần tôi nói với chồng và ông bà nên góp ý với chú út nhưng ông bà lại bảo, để vợ chồng em tự nhiên, ăn ở đâu cũng được, góp ý lại gây mất lòng. Nói thật, tôi thấy ấm ức lắm, các em thật thiếu tinh tế, nếu hàng xóm nhìn vào, họ sẽ nói sao?
Nhà 60m xây 3 tầng, ông bà phân chia mỗi đôi 1 tầng, vậy mà vừa rồi thím ấy về quê mang lên 3 con chó, nhưng lại không chăm sóc cẩn thận khiến nhà cửa lúc nào cũng mất vệ sinh, chất thải vương khắp nơi. Cả nhà góp ý, thím ấy còn tỏ vẻ khó chịu và còn đánh tiếng với hàng xóm, nếu vợ chồng tôi không thích thì xây nhà mà ở riêng rồi đón ông bà ra mà ở cùng cho thoải mái. Trước thái độ này của dâu út, tôi phải làm gì đây?
Sau khi chương trình được phát sóng, nhiều người đã gọi điện đến chương trình bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân góp ý với nhân vật. Và BTV cũng có vài lời với thính giả của chương trình như thế này:
Tình cảm gia đình là thứ vô cùng thiêng liêng, có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư của mỗi thành viên. Bất cứ ai, dù là ruột thịt hay dâu rể làm ảnh hưởng tình cảm đặc biệt này đều tạo nên không khí căng thẳng khi gia đình không đoàn kết.
Quan hệ chị em dâu ở nhiều gia đình luôn có khoảng cách, thậm chí có thể "bùng cháy" bất cứ lúc nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự việc này, do sự khác biệt về địa vị xã hội, lợi ích kinh tế, giáo dục con cái, phân công công việc trong gia đình... rồi mỗi người có cách sống riêng, tính cách, sở thích riêng..... Không chỉ sống chung mới xảy ra mâu thuẫn giữa chị em dâu, mà ngay cả khi sống riêng, rất nhiều nàng dâu cũng xảy ra xung đột do vẫn có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan từ mối quan hệ với nhà chồng và sự không đồng điệu trong suy nghĩ.
Như người suy nghĩ, do em dâu có lối sống ích kỷ, tôi nghĩ điều này có phần đúng nhưng chưa đủ, bởi ngay cả chú út cũng rất ích kỷ với mọi người, chỉ biết sống cho bản thân. Chính vì chỉ thích "nhàn thân" nên chú ấy đã không vươn lên, không chịu được áp lực công việc sẵn sàng bỏ và đi tìm công việc khác. Thậm chí chưa hiểu kỹ về công việc đã lại bỏ ngang khiến không có chỗ đứng vững vàng trong sự nghiệp, ảnh hưởng tới thu nhập, đổ dồn sự khó khăn đó lên đôi vai người thân. Cũng chính vì sự "bất tài" của em chồng là nguyên nhân cốt lõi khiến vợ coi thường chồng, dần dần không được uốn nắm lại khinh thường cả gia đình nhà chồng và dẫn tới một loạt những hành xử sau này không đúng mực.
Nhìn nhận sự việc, cũng có người lại cho rằng, do chị khắt khe, hẹp hòi với em dâu, điều này không hẳn đã sai. Bởi người có đôi mắt khôn ngoan, chỉ nhìn tập trung vào điểm mạnh của người khác. Nếu chị cứ nhìn vào điểm xấu của dâu út, chị sẽ không bao giờ nhìn thấy cô ấy có những điểm mạnh - điều này ai cũng có. Chính vì vậy, thay vì tìm điểm xấu để bắt lỗi, chị hãy luôn vui vẻ, nghĩ tốt về họ, gạt bỏ cái "tôi" cá nhân để chủ động chia sẻ niềm vui trong cuộc sống. Chị em dâu vui vẻ ắt sẽ mang lại nhiều năng lượng tích cực cho gia đình. Nếu tình chị em rạn nứt, bạn có lợi gì không?
Mỗi người hãy cố gắng một chút, gia đình lớn sẽ đầm ấm, đoàn kết, là cái nôi cho con cháu trưởng thành, bạn nhé./.
Mới đẻ đã bị chồng đuổi, mẹ chồng bê cơm cữ vào để quyển sổ đỏ chót trên mâm khiến tôi ôm mặt khóc Ngày tôi sinh, chồng cũng chẳng vào viện đoái hoài đến vợ con. Anh bảo sinh nở và đẻ đái là việc của đàn bà, đàn ông không nên đến gần chỉ mang xui xẻo. Tôi và chồng đến với nhau do mai mối mà chẳng có tình yêu. Anh trước đó đã có rất nhiều mối tình còn với tôi, anh là...