2 án tử trong “đại án” tham nhũng hơn 530 tỷ đồng
Sau nhiều ngày đưa ra xét xử, HĐXX đã tuyên hai án tử hình cùng nhiều năm tù đối với 11 bị cáo trong vụ “đại án” tham nhũng tại Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II, thuộc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Agibank).
“Đại án” tham nhũng liên quan tới 11 bị cáo bị Viện KSND Tối cáo truy tố về các tội “tham ô tài sản”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “lợi dùng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “cố ý làm trái với quy định nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hai án tử hình được HĐXX tuyên phạt đối với Vũ Quốc Hảo – nguyên Tổng giám đốc Công ty ALC II và Đặng Văn Hai – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quang Vinh. Các bị cáo còn lại chịu mức án từ 3 năm đến 14 năm tù giam.
Theo đó, Vũ Quốc Hảo, người cầm đầu trong vụ án này, bị tuyên phạt tử hình về tội “tham ô tài sản”, 15 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 20 năm tù về tội “cố ý làm trái các quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hình phạt là tử hình.
Đặng Văn Hai bị tuyên tử hình về tội “tham ô tài sản”, tù chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 15 năm tù về tội “cố ý làm trái các quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hình phạt là tử hình.
Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án.
Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án từ 3 năm tù đến 14 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “cố ý làm trái các quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, năm 2008, Vũ Quốc Hảo (SN 1955, ngụ quận 7, TP.HCM) vay 60 tỉ đồng của một đối tác để đầu tư vào dự án khu căn hộ Trường An (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) và mua đất tại quận 7, TP.HCM.
Đến đầu năm 2009, nhiều lần bị đối tác đòi nợ nhưng Hảo không có khả năng trả (cả gốc lẫn lãi lên đến 75 tỉ đồng). Hảo đã bàn với Đặng Văn Hai ký hợp đồng khống về thuê tài chính và mua bán tài sản là máy cẩu thủy lực bánh xích để rút tiền của ALC II.
Ngày 2/3/2009, Hảo đã chỉ đạo ông Nguyễn Văn Tài (SN 1959) đứng ra ký hợp đồng thuê tài chính, còn Hảo trực tiếp ký hợp đồng mua bán với Công ty Quang Vinh. Sau đó, Hảo duyệt chi và chuyển cho Công ty Quang Vinh 120 tỉ đồng.
Khi được giải ngân, Hảo yêu cầu Hai chuyển cho đối tác của mình 75 tỉ đồng trả nợ và 950 triệu đồng chi phí huy động vốn.
Ngoài ra, Hảo thông qua việc ký kết hợp đồng thuê tài chính với Doanh nghiệp tư nhân Anh Phương để tham ô 4,9 tỉ đồng của ALC II. Số tiền này Hảo dùng để trả nợ cho việc đầu tư mua đất của một công ty tại Tiền Giang.
Riêng Đặng Văn Hai, qua quen biết với Hảo đã có hành vi sửa chữa làm giả hồ sơ, tài liệu, chỉ đạo ký hợp đồng kinh tế cung ứng tài sản với Công ty ALC II để chiếm đoạt gần 70 tỷ đồng. Tổng thiệt hại mà các bị cáo gây ra là hơn 530 tỷ đồng.
Theo Khampha
TGĐ "thổi" giá thiết bị gấp 1.300 lần để ăn chia
Mua lại thiết bị lặn với giá 100 triệu đồng song Tổng giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II (thuộc Agribank) Vũ Quốc Hảo cùng các tòng phạm đã "thổi" lên thành 130 tỉ đồng, gấp 1.300 lần, để chia chác.
Trụ sở ALCII tại TP HCM - Ảnh: TTO
Nguồn tin ngày 23/10 cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra vụ án hình sự về hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty Cho thuê Tài chính II (ALCII thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank); Công ty cổ phần Cát Long Hải và một số đơn vị liên quan.
Đồng thời cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 10 bị can, trong đó có nguyên Tổng giám đốc công ty ALCII Vũ Quốc Hảo cùng 4 người nguyên là phó tổng giám đốc, trưởng, phó phòng thuộc công ty ALCII.
Các bị can còn lại gồm: Hoàng Lộc, Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định Việt Nam (Vivaco); Lê Phúc Đức, Trưởng phòng giám định kỹ thuật Vivaco; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xuân Việt; Vũ Đức Hoà và Lê Thị Minh Huệ, Giám đốc và Kế toán trưởng công ty Cát Long Hải.
Trong số này có 4 bị can đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố trong vụ án tham nhũng tại ALCII gây thiệt hại hơn 531 tỉ đồng, riêng bị can Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt 88 tỉ đồng
Theo kết luận điều tra, năm 2003, Vũ Quốc Hảo đã chỉ đạo thành lập công ty Cát Long Hải, phân công Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Hoà làm Giám đốc để kinh doanh.
Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành công ty ALCII. Trong thời gian này tình hình kinh doanh của các công ty khó khăn để phát sinh thua lỗ, nợ khó đòi, nợ xấu lớn.
Với mục đích để làm chủ sở hữu gần 89,5 ngàn m2 đất Trạm dừng chân Miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và có tiền thanh toán nợ xấu cho các công ty sân sau của mình, Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Phạm Minh Tuấn thực hiện việc hợp pháp hoá nguồn gốc thiết bị lặn Tinro 2 là tài sản do một doanh nhân người Nhật giao cho công ty Cát Long Hải sử dụng.
Các bị can đã vận chuyển thiết bị lặn này ra Hải Phòng và cố tình để Hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng.
Sau khi hợp pháp hoá được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám đốc công ty Vivaco, để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỉ đồng.
Đồng thời, Vũ Quốc Hảo đưa ra chủ trương, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ, cán bộ dưới quyền bỏ qua việc thực hiện các quy định của ngành ngân hàng trong hoạt động cho thuê tài chính để lập thủ tục và trực tiếp kỹ, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nhằm giải ngân 130 tỉ đồng đảo nợ, mua đất đứng tên công ty Cát Long Hải. Như vậy giá trị của thiết bị lặn Tinro2 đã bị nâng giá lên đến 1.300 lần.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên tài sản gồm 39 triệu đồng công ty Vivaco nộp khắc phục hậu quả, thiết bị lặn Tinro2 trị giá hơn 2,5 tỉ đồng, 2 lô đất tại tỉnh Tiền Giang trị giá trên 107 tỉ đồng.
1 trong 10 "đại án" tham nhũng Theo Viện KSND tối cao, vụ án xảy ra tại ALCII là một trong 10 "đại án" tham nhũng. Ngoài ALCII, 9 "đại án" tham nhũng còn lại xảy ra tại: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP HCM; Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank; Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng ACB liên quan đến "bầu" Kiên; Chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank; và Tập đoàn Vinashin.
Theo Nguyễn Quyết
Tử hình 2 giám đốc làm thất thoát 530 tỷ đồng Tòa quyết định tử hình đối với Hảo và Hai. Bên cạnh đó, các bị cáo khác đều được nhận mức án ngang bằng hoặc thấp hơn đề nghị của viện kiểm sát. Hảo bật khóc khi biết mình bị tuyên án tử Tội trạng nghiêm trọng Chiều 15/11, TAND TP.HCM sau hai ngày nghị án đã có quyết định cuối cùng. Theo...