2-3 tháng có kinh một lần, vợ trẻ bàng hoàng khi bị chẩn đoán hiếm muộn
Nhiều chị em gặp tình trạng kinh nguyệt không đều có khi là 2-3 tháng mới có kinh. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Rối loạn rụng trứng gây vô sinh
Đã lập gia đình hơn một năm, chị M.T.T., 26 tuổi, sống tại Gia Lâm, Hà Nội vẫn chưa có con. Chị T. chia sẻ, 2 năm nay kinh nguyệt của chị không đều, cứ 2-3 tháng mới có kinh một lần.
Tuy nhiên, cơ thể không cảm thấy đau hay dấu hiệu của bệnh tật nên chị không đi khám, cứ nghĩ rằng mình có kinh thì sẽ có cơ hội có con bình thường. Tuy nhiên, sau hơn một năm kết hôn vẫn chưa có thai, bố mẹ 2 bên đều sốt ruột nên chị quyết định đi khám.
Trực tiếp thăm khám cho chị T., ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương kết luận: “Bệnh nhân bị hiếm muộn do rối loạn rụng trứng”.
Vì sao kinh nguyệt không đều lại khó có con?
BS Thành cho biết, chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản và tương lai sinh sản của người phụ nữ. Người bình thường mỗi tháng sẽ có một chu kỳ kinh, đồng nghĩa mỗi tháng sẽ có một quả trứng chín rồi rụng. Như vậy một năm, những người phụ nữ sức khỏe sinh sản tốt, kinh nguyệt đều sẽ có 10 – 12 quả trứng chín.
“Ngược lại những chị em mắc chứng rối loạn rụng trứng, 2-3 tháng, thậm chí là 6 tháng mới có kinh một lần. Có nghĩa là một năm họ có số lượng trứng chín ít đi, chỉ từ 2 – 6 quả trứng chín/năm. Khi đó, khả năng mang thai ở những bệnh nhân có rối loạn rụng trứng cũng thấp hơn rất nhiều lần. Nếu để tự nhiên có thể phải mất nhiều năm mới có được cơ hội thụ thai do số lượng trứng chín quá ít”, Bs Thành phân tích.
Mặt khác, ngoài vấn đề số lượng trứng chín ít, vấn đề chất lượng trứng cũng vô cùng quan trọng. Ở những bệnh nhân buồng trứng đa nang, rối loạn rụng trứng, tỷ lệ noãn và trứng bất thường cao hơn hẳn so với chị em phụ nữ khỏe mạnh.
Ngay cả khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tỷ lệ phôi bất thường cũng cao hơn.
BS Thành chia sẻ thêm: “Khi có rối loạn rụng trứng thì chất lượng của nang hoàng thể (“bát canh” dinh dưỡng để nuôi phôi thai sau khi trứng rụng) cũng kém hơn so với bình thường. Do đó, tiết ra được ít nội tiết tố để nuôi dưỡng phôi thai hơn. Những nguyên nhân trên khiến chị em kinh nguyệt không đều thường chậm con, khó mang thai, nếu có đậu thai thì nguy cơ sảy, lưu thai và thai nhi bất thường cao hơn.
Nguyên nhân của chứng rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng là hiện tượng noãn không được phóng ra theo chu kỳ nhất định, rụng không đều đặn từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nữ.
Theo BS Thành, có 3 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn rụng trứng:
- Tại não bộ: Vùng dưới đồi, tuyến yên là cơ quan tiết ra các chất nội tiết kiểm soát việc kích thích nang trứng phát triển và chín rụng. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất các chất hormon kích thích nang trứng phát triển ở vùng này như: các bệnh lý u tuyến yên, các tổn thương ở vùng dưới đồi. Bên cạnh đó các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm đều gây ức chế vùng não bộ làm ảnh hưởng đến trứng rụng.
- Tại buồng trứng: Cơ quan sản xuất nang trứng dưới tác động của các hormon kích trứng trong não bộ từ vùng dưới đồi, tuyến yên. Do đó, mọi vấn đề ở buồng trứng từ việc có quá nhiều nang trứng (bệnh lý buồng trứng đa nang), cho đến có quá ít nang trứng (bệnh lý suy buồng trứng sớm) đều có thể là nguyên nhân của vô sinh hiếm muộn.
Video đang HOT
- Quá trình kích thích nang trứng phát triển chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các bệnh lý toàn thân. Các bệnh như rối loạn chuyển hóa, béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… đều ảnh hưởng mạnh đến số lượng và chất lượng nang trứng.
“Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Do đó khi chị em có bất thường về chu kỳ kinh nguyệt thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm, để phát hiện và điều trị các vấn đề sinh sản, cũng như dự phòng cho các bệnh lý toàn thân khác”, BS Thành khuyến cáo
Các phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn và những tai biến có thể gặp phải
Trong y khoa, tỷ lệ tai biến có thể xảy ra. Điều trị vô sinh, hiếm muộn cũng nằm trong quy luật này. Những người mong con nên hiểu đúng và đầy đủ về các phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là những thông tin của GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế về vấn đề các phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn.
GS.TS Nguyễn Viết Tiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
1. Vô sinh là gì?
Vô sinh được định nghĩa là không có thai sau 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên mà không sử dụng biện pháp tránh thai. Nếu người bệnh lớn hơn 35 tuổi và chưa có thai sau khi quan hệ 6 tháng mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì nên thực hiện đánh giá vô sinh. Nếu người bệnh đã hơn 40 tuổi và chưa có thai trong vòng 6 tháng sau khi quan hệ mà không sử dụng biện pháp tránh thai, nên thực hiện đánh giá vô sinh trước khi đạt mốc 6 tháng.
2. Nguyên nhân gây vô sinh
Nguyên nhân vô sinh do cả nam và nữ với tỷ lệ ngang bằng nhau. Vô sinh do nữ chiếm khoảng hơn 40%, vô sinh do nam giới chiếm khoảng hơn 40% còn 20% còn lại vô sinh do cả nam và nữ.
2.1 Nguyên nhân gây vô sinh đối với nữ giới
Tuổi tác là một yếu tố chính yếu trong vô sinh. Đối với các cặp vợ chồng khỏe mạnh ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30, khả năng người phụ nữ mang thai là khoảng 25 - 30% trong bất kỳ chu kỳ kinh nguyệt nào. Ở tuổi 40, cơ hội mang thai của phụ nữ giảm xuống dưới 10% ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Khả năng sinh sản của một người đàn ông cũng suy giảm theo tuổi tác, nhưng không có mức dự đoán cố định.
Ở nữ, nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh là do thiếu hoặc rụng trứng không đều. Các yếu tố liên quan đến lối sống cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong vô sinh. Ở phụ nữ, thiếu cân, thừa cân hoặc tập thể dục quá nhiều có thể liên quan đến vô sinh. Ở cả nam và nữ, uống rượu ở mức độ trung bình hoặc nghiện có thể là một yếu tố gây vô sinh.
2.2 Nguyên nhân gây vô sinh đối với nam giới
Nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nam là do các vấn đề tinh hoàn, ảnh hưởng đến việc tạo ra tinh trùng hoặc cách hoạt động của tinh hoàn. Một vấn đề phổ biến dẫn đến vô sinh nam là giãn tĩnh mạch ở bìu. Tình trạng này có thể được điều trị bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị vô sinh ở nữ giới
3. Các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn
Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh của người bệnh. Thay đổi lối sống, thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp khác được khuyến nghị. Một số phương pháp điều trị có thể được kết hợp lại để cải thiện kết quả. Vô sinh có thể được điều trị thành công ngay cả khi không tìm thấy nguyên nhân.
Duy trì cân nặng hợp lý và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh rất hữu ích cho cả nam và nữ bị vô sinh. Nếu vợ hoặc chồng hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc uống rượu thì nên dừng lại.
3.1 Phương pháp phẫu thuật
Ở phụ nữ, phẫu thuật có thể giúp sửa chữa ống dẫn trứng bị tắc hoặc bị hỏng. Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung có liên quan đến vô sinh. Phụ nữ có polyp hoặc u xơ trong tử cung cũng có thể tiến hành phẫu thuật.
3.2 Điều trị vấn đề liên quan đến hormone ở phụ nữ
Nồng độ hormone bất thường có thể gây rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng. Chuyên gia y tế có thể kiểm tra nồng độ của một số hormone. Nếu tìm thấy vấn đề về hormone sẽ đưa ra hướng điều trị để khắc phục. Điều trị này giúp cải thiện cơ hội mang thai ở phụ nữ.
Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng ở nữ giới
3.3 Kích thích rụng trứng
Kích thích rụng trứng là việc sử dụng thuốc để giúp buồng trứng của nữ giới phóng thích trứng, sử dụng khi người phụ nữ rụng trứng không đều hoặc hoàn toàn không xảy ra rụng trứng khi các nguyên nhân khác đã được loại trừ. Kích thích rụng trứng có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị vô sinh khác.
Thuốc uống dùng để gây rụng trứng bao gồm Clomiphene Citrate, thuốc ức chế aromatase và thuốc hạ Insulin. Khi dùng các loại thuốc này, nữ giới sẽ được theo dõi để giám sát khi nào rụng trứng xảy ra. Điều này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng dụng cụ dự đoán rụng trứng (xét nghiệm nước tiểu tại nhà). Phụ nữ có thể được yêu cầu đến bác sĩ để kiểm tra máu hoặc siêu âm để xác định trứng rụng.
Trong quá trình kích thích rụng trứng, nguy cơ mang đa thai cao hơn khi sử dụng gonadotropin. 5 - 8% phụ nữ được điều trị bằng thuốc Clomiphene Citrate và thuốc ức chế aromatase có thể mang thai đôi. Có tới 30% trường hợp mang đa thai khi sử dụng gonadotropin. Nếu quá nhiều trứng phát triển, chuyên gia y tế có thể can thiệp hoãn chu kỳ để giảm khả năng mang đa thai.
Mô phỏng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Khi kết quả kiểm tra cho thấy các nang trứng đã đạt đến một kích thước nhất định, một loại thuốc khác có thể được đưa vào cơ thể kích thích nang trứng giải phóng trứng trưởng thành. Phụ nữ trải qua quá trình rụng trứng cần được theo dõi tình trạng quá kích buồng trứng
Việc kích trứng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, đây là một thai kỳ bắt đầu phát triển ở một nơi khác ngoài tử cung, thường là ở một trong các ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Sử dụng thuốc gonadotropin có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung
3.4 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nghĩa là tinh trùng khỏe mạnh được bơm vào buồng tử cung ở thời điểm càng gần thời điểm rụng trứng càng tốt. IUI có thể được sử dụng kết hợp với kích thích rụng trứng. Tinh trùng có thể lấy của người chồng hoặc từ nguồn tinh trùng hiến tặng được thu thập hoặc đông lạnh trước đó.
Tuy nhiên, nếu thuốc kích thích rụng trứng được sử dụng cùng với phương pháp IUI, hiện tượng đa thai có thể xảy ra. Nếu có quá nhiều trứng đang phát triển tại thời điểm thụ tinh, việc thụ tinh có thể bị hoãn lại.
IVF là phương pháp tinh trùng được kết hợp với trứng trong phòng thí nghiệm và sau đó phôi được chuyển đến tử cung.
3.5 Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
IVF là phương pháp tinh trùng được kết hợp với trứng trong phòng thí nghiệm và sau đó phôi được chuyển đến tử cung. IVF được thực hiện với những người có nguyên nhân gây vô sinh sau đây:
Hư hỏng hoặc tắc ống dẫn trứng không thể điều trị bằng phẫu thuật Một số yếu tố vô sinh nam Lạc nội mạc tử cung nặng Suy buồng trứng sớm Vô sinh không rõ nguyên nhân
IVF được thực hiện theo chu kỳ. Có thể mất nhiều hơn một chu kỳ để thành công. Bước đầu tiên trong IVF là kích trứng, trứng cũng có thể được lấy từ một nguồn hiến tặng hay đông lạnh trước đó.
Khi trứng đã sẵn sàng, một quy trình được thực hiện để lấy trứng trưởng thành khỏi buồng trứng. Việc thụ tinh trứng với tinh trùng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm theo hai cách:
Cách 1: Tinh trùng có thể được kết hợp với trứng.Cách 2: Một tinh trùng có thể được tiêm vào mỗi trứng.
Trứng được kiểm tra vào ngày hôm sau để xem chúng đã được thụ tinh chưa. Vài ngày sau, một hoặc nhiều phôi được đặt vào tử cung. Bước này được gọi là chuyển phôi. Phôi cũng có thể đến từ một nguồn hiến tặng. Phôi khỏe mạnh không được chuyển vào tử cung có thể được đông lạnh và lưu trữ để sử dụng sau.
Thụ tinh trong ống nghiệm
Những rủi ro khi thực hiện IVF
Khi thực hiện IVF, phụ nữ có nguy cơ mang đa thai. Một số giải pháp có thể được thực hiện để giúp ngăn ngừa hiện tượng đa thai. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có quá nhiều trứng đang phát triển, mũi tiêm kích thích rụng trứng có thể bị trì hoãn hoặc không được tiêm. Chuyên gia y tế của cũng có thể giới hạn số lượng phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ.
Một số nghiên cứu cho thấy IVF có thể liên quan đến nguy cơ tăng nhẹ sự xuất hiện của các dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy sự gia tăng này có thể liên quan đến nguyên nhân cơ bản gây vô sinh hoặc đến tuổi tác của một số cặp vợ chồng vô sinh. Nếu lo lắng về dị tật bẩm sinh, nữ giới có thể theo dõi siêu âm để tìm kiếm các vấn đề có thể xảy ra với thai kỳ.
Căn bệnh giấu mặt này hoàn toàn có thể khiến chị em vô sinh, nếu có 5 triệu chứng nghi ngờ đừng ngại ngần tìm đến bác sĩ Trầm cảm và vô sinh dường như ít có liên quan với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng có thể ảnh hưởng đến nhau và đưa lại những kết quả không mong muốn. Theo nhiều báo cáo nghiên cứu, tỷ lệ bị trầm cảm trên bệnh nhân vô sinh tương đối cao có thể lên đến 54%. Ở chiều hướng...