1N1Đ trải nghiệm trọn vẹn A Lưới – Điểm du lịch sinh thái mới nổi của Thừa Thiên Huế
Đi Huế đã nhiều lần những bạn đã từng ghé thăm A Lưới, nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” của vùng đất Cố đô chưa?
A Lưới là một huyện miền núi trực thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 70km về phía Tây. A Lưới nằm trên tuyến quốc lộ 49, nối liền tuyến đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A. Huế vẫn luôn nổi tiếng với những công trình kinh thành – lăng tẩm và thiên nhiên thơ mộng, gần đây, dân tình còn “rỉ tai” nhau về lịch trình khám phá A Lưới – vùng đất hoang sơ, dân dã của xứ Huế.
Ghé thăm A Lưới, bạn có thể tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như: du lịch sinh thái, thưởng thức ẩm thực miền núi, tham quan di tích lịch sử, khám phá văn hóa sinh hoạt đồng bào dân tộc thiểu số,… Cùng tham khảo chuyến đi A Lưới 1N1Đ chi tiết của bạn Trân Ơi dưới đây nhé:
Lịch trình chi tiết du lịch A Lưới 1N1Đ
14h tụi mình xách xe chạy lên A Lưới theo hướng đường Minh Mạng. Giữa đường tụi mình có ghé đổ xăng, xin nước sôi để pha trà.
Đến thị trấn A Lưới khoảng 17h, tụi mình cuốc bộ đi tìm quán gội đầu, sau 30 phút thì ơn giời cũng gội được cái đầu, nhẹ cả người. Mình cố tình không gội ở TP để lên đây coi có gì khác nhau, ai dè A Lưới còn xịn hơn Huế.
Video đang HOT
Vừa đi bộ vừa xuýt xoa vì cảnh ở đây đẹp quá trời!
Tiếp đến là đi ăn, đồ ăn rất ngon và ngọt, vị cay xè giữa cái thời tiết lạnh giá nó phê gì đâu. 4 người chúng mình ăn no nê hết gần 400k, bao rẻ đúng không cả nhà? Lúc đầu, mặt chị phục vụ hơi lạnh lùng nên khi xin thêm rau ăn lẩu mình có phần sợ sệt. Sau thanh toán, 1 đĩa rau to đùng có giá có 5k thui. Đồ ăn ở đây người ta nấu tươi làm tươi, không như nhà hàng dịch vụ ở thành phố cho nên sẽ phải chờ khá lâu đó.
Khi đã đẫy đà cái bụng, mình cùng hội bạn dựng lều trước sân nhà người dân ở khu vực đó. Các bạn nhớ phải xin phép họ trước nha. Mọi người đến A Lưới nếu ở qua đêm cũng sẽ chọn cách này nên có rất nhiều lều gần nhau, vui đến nỗi người dân xung quanh còn tưởng chúng tớ dựng rạp đám cưới. Ở đây cũng có những cơ sở lưu trú khác cho bạn lựa chọn như nhà cộng đồng, nhà nghỉ giá dao động từ 100-200k/phòng.
Dựng xong lều, tụi mình chuyển sang phần ăn uống party buổi tối ngay trước lều. Mình có đặt trước nên được bà chủ nhà chuẩn bị từ khâu mua đồ ăn, vặt lông, ướp gia vị, đốt than,… chúng mình chỉ có việc nướng rồi nhào vô ăn. Được cái gà ngon “nhức nách” các bác ơi, trên này đồ ăn cái gì cũng ngon, cũng rẻ, cũng bổ dưỡng. Lúc tàn tiệc cũng đã gần 11h khuya rồi.
Sáng hôm sau, chúng mình dậy sớm để đi chợ quê, mua rau mua giá, mua măng mua cà, mua mật ong và búp chuối rừng đặc sẳn ở đây. Vì đi bộ hơi xa nên đói lả người, chúng mình lao nhanh đi ăn bún bò leo dốc, thịt ở đây siêu chất lượng.
Tiếp theo, chúng mình di chuyển đến đồi thông Cội Nguồn, nơi cỏ cây non mướt, view rừng thông thì cứ gọi là “sống ảo tung chảo”.
Mình chụp bất chợp cảnh các cô chú đang thu gom lá thông, nhặt củi mà trông cực nên thơ, bình yên nha!
Cuối cùng là thác A Lin. Nước ở đây vừa xanh vừa lạnh, lên ảnh đẹp mê ly. Tắm ở đây có lẽ là trải nghiệm có 1-0-2 mất, mình nhúng ngón tay xuống nước thôi cũng đã rùng mình vì buốt rồi.
Kiếm được người bạn chụp ảnh có tâm cùng đến A Lưới là chuẩn bài!
Đến 14h thì chúng mình xách xe trở về. Nói chung là A Lưới đẹp lắm cả nhà, đi Huế nhất định phải xếp lịch đến đây khám phá nhé!
Hồ Ghềnh Chè - điểm đến ấn tượng
Năm 2023, hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn, TP. Sông Công) được UBND tỉnh công nhận là một điểm du lịch cộng đồng và giao cho Hợp tác xã (HTX) Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè tổ chức quản lý, khai thác.
Tuy mới được công nhận nhưng đây đã trở thành một điểm đến mang lại cho du khách nhiều ấn tượng tốt đẹp.
Đi thuyền trên hồ Ghềnh Chè. |
Ngược dòng thời gian, quay trở lại dấu mốc năm 1986, hàng trăm cán bộ, công nhân thuộc Công ty Gỗ trụ mỏ Đông Bắc (Bộ Công nghiệp cũ) đã về đây, với máy xúc, máy ủi, xe cơ giới làm nhiệm vụ ngăn đập, xây hồ. Hồ Ghềnh chè có tên trên bản đồ từ đó. Hồ có diện tích mặt nước rộng 80ha, ở thời điểm lũ tối đa đạt 90ha. Thời điểm cường lũ tối đa, hồ đạt dung tích toàn bộ khoảng 2,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích đạt trên 2 triệu mét khối. Hồ có khả năng cung cấp nước cho 350ha đất nông nghiệp 2 vụ của xã Bình Sơn.
Hồ Ghềnh Chè không chỉ là một công trình thuỷ lợi lớn của tỉnh, mà từ lâu còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế. Bình quân hằng năm, Điểm du lịch hồ Ghềnh Chè đón hơn 20.000 du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Ông Lê Văn Hiệp, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè, cho biết: Các tuyến đường vào hồ Ghềnh Chè đã được nhân dân địa phương hiến đất, mở rộng, Nhà nước hỗ trợ làm đường bê tông nên việc đi lại của người dân, du khách càng thuận lợi.
Tháng 9-2019, HTX Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè được thành lập, với 19 thành viên, trong đó có 10 thành viên chính thức tham gia làm du lịch cộng đồng. HTX kinh doanh các nhóm dịch vụ, gồm: tổ chức tour du lịch, dịch vụ hỗ trợ quảng bá, lưu trú, vận tải đường thủy nội địa... Bằng cách làm: "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", các thành viên HTX đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách.
Nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách, HTX huy động vốn xây dựng các công trình, hạng mục như: Khu đón tiếp, bãi đỗ xe, nhà hàng ẩm thực, lưu trú cộng đồng, bến tàu đưa đón khách tham quan... ngày càng hoàn thiện. Ngoài phát triển du lịch, HTX chủ động đầu tư mở rộng quy mô, mô hình nuôi trồng thủy sản, với các loại cá: trắm, chép, diêu hồng và nhân giống cá cảnh.
|
Du khách trải nghiệm hái chè cùng nông dân xã Bình Sơn (TP. Sông Công). |
Điều hấp dẫn du khách khi đến tham quan hồ Ghềnh Chè là trải nghiệm ngồi trên tàu, thuyền ngắm hồ vào buổi sớm hoặc lúc chiều buông hoàng hôn. Áo phao cài đai chắc chắn, du khách thỏa thuê ngắm màu nước xanh ngọc bích bao ôm lấy những bờ đảo xanh rì màu cây lá. Nhiều bạn trẻ đang yêu chọn thuê thuyền Sup, cùng chèo một con thuyền nhỏ với giấc mơ đi đến bến bờ hạnh phúc.
Trôi trên gợn sóng lăn tăn xô mạn thuyền, du khách chọn cập bờ một hòn đảo nhỏ có cây phủ thành rừng, hoặc một đảo chè, đảo cây ăn quả để dựng trại, câu cá, nấu ăn. Đông vui nhất là vào kỳ nghỉ cuối tuần, hoặc các kỳ nghỉ lễ trong năm. Khách ta, khách Tây tìm về tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các món ẩm thực địa phương.
Ẩm thực tại đây có nhiều món ngon độc lạ như cá quả kéo lên từ lòng hồ được tẩm bột chiên giòn; cá bống nấu canh chua; tôm sông chao giòn; thịt chân giò nộm; hoa ban nộm; thịt hấp lá tre ăn kèm với lá trà; thịt lợn rừng quay; thơm nhức mũi khiến người gặp bữa "tứa nước miếng" là món gà nướng Bình Sơn. Món gà nướng đạt chứng nhận tại hội thi "Tinh hoa văn hóa ẩm thực" do tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuối năm 2022. Độc lạ, hấp dẫn vì các món ẩm thực không chỉ mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương, mà hầu hết nguyên liệu chế biến được người dân bản địa nuôi trồng, không sử dụng hóa chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một ngày đến hồ Ghềnh Chè, cảnh ấy, nụ cười ấy theo về cả trong giấc ngủ. Để một sớm mai thức dậy, lòng luyến nhớ vị ngọt lành bát chè tươi của sơn nữ bên hồ. Nhớ hương vị các món ẩm thực độc đáo của Bình Sơn - một Đà Lạt thu nhỏ của TP. Sông Công, với hồ nước mộng mơ và một rừng thông từng có nhiều bạn trẻ hẹn hò.
Đoàn Famtrip tham quan, trải nghiệm du lịch tại Đồng Tháp Ngày 17/5, Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp tổ chức Famtrip Tour du lịch trải nghiệm sen cho 50 đại biểu là các đơn vị lữ hành đến từ TP Hồ Chí Minh; các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm một số điểm du lịch cộng đồng trên...