19 triệu người có nguy cơ bị thiếu đói và suy dinh dưỡng do xung đột ở Sudan
Ngày 5/5, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, ông Farhan Haq, cảnh báo cuộc xung đột ở Sudan có thể gây ra nạn đói và suy dinh dưỡng cho 19 triệu người trong những tháng tới, trích dẫn số liệu của Chương trình Lương thực Thế giới (WPF).
Người dân Sudan sơ tán tránh xung đột giữa quân đội và lực lượng bán quân sự RSF, tại thủ đô Khartoum, ngày 19/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Farhan Haq, WFP “dự đoán rằng số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở Sudan sẽ tăng từ 2 đến 2,5 triệu người… nâng tổng số người bị mất an ninh lương thực lên 19 triệu người trong vòng 3 đến 6 tháng tới nếu cuộc xung đột tiếp diễn”.
Cùng ngày, Hội đồng Nhân quyền LHQ thông báo sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt về tình hình xung đột tại Sudan vào ngày 11/5 tới. Hội đồng cho hay cuộc họp “nhằm giải quyết tác động của cuộc xung đột đang diễn ra đối với các quyền con người” sẽ được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), sau yêu cầu của Anh, Đức, Mỹ và Na Uy. Cho đến nay, 52 quốc gia đã ủng hộ việc tổ chức phiên họp này.
Trong khi đó, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã kêu gọi các nước cho phép thường dân chạy trốn khỏi Sudan vào lãnh thổ của họ và không đưa họ trở lại đất nước bị xung đột tàn phá này.
Quan chức UNHCR, bà Elizabeth Tan, cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo các chính phủ không nên đưa người dân trở lại Sudan vì xung đột đang diễn ra ở đó và cũng khuyến cáo đây là một làn sóng tị nạn…”.
Trước đó, giới chức Sudan cho biết xung đột vũ trang từ ngày 15/4 giữa Các Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã cướp đi sinh mạng của hơn 550 người, làm hơn 4.900 người khác bị thương và khiến ít nhất 334.000 người phải đi sơ tán ở trong nước. Theo các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 860.000 người sẽ được sơ tán đến các quốc gia láng giềng, bao gồm Ai Cập, Saudi Arabia, Chad, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Ethiopia.
WHO cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa sinh học tại Sudan
WHO cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra thảm họa sinh học tại thủ đô Khartoum sau khi một trong những bên tham gia giao tranh tại Sudan chiếm quyền kiểm soát Phòng thí nghiệm y tế quốc gia.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại thủ đô Khartoum, Sudan ngày 24/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Giao tranh tại Sudan đã hạ nhiệt vào tối 25/4 khi quân đội Suddan và lực lượng bán quân sự đối lập nhất trí ngừng bắn 3 ngày, cho phép người dân Sudan nhanh chóng sơ tán lánh nạn và nhiều nước sơ tán công dân. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra thảm họa sinh học tại thủ đô Khartoum sau khi một trong những bên tham gia giao tranh tại nước này chiếm quyền kiểm soát Phòng thí nghiệm y tế quốc gia - nơi lưu giữ mầm bệnh sởi và bệnh tả.
Chia sẻ với báo giới tại Geneva qua video kết nối từ Sudan, ông Nima Saeed Abid, quan chức của WHO cho biết toàn bộ nhân viên kỹ thuật đã bị đuổi khỏi phòng thí nghiệm.
Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là việc đảm bảo các vật liệu sinh học và vật chất sẵn có trong phòng thí nghiệm được cất giữ an toàn. Ông từ chối cho biết lực lượng nào chiếm giữ phòng thí nghiệm.
Giao tranh giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) nổ ra từ ngày 15/4 đến nay đã khiến nhiều khu vực dân cư thành vùng chiến sự, cướp đi sinh mạng của ít nhất 459 người và trên 4.000 người bị thương. Cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nhiều khu vực trầm trọng hơn do cuộc sống ở những nơi này thường phụ thuộc vào hàng viện trợ, thì nay còn không có cả điện, nước sinh hoạt.
Nhiều nước đã nhanh chóng sơ tán nhân viên đại sứ quán ra khỏi thủ đô Khartoum. Ngày 25/4, Anh đã tiến hành một cuộc sơ tán công dân quy mô lớn, sử dụng các chuyến bay quân sự từ một sân bay phía Bắc Khartoum. Pháp và Đức cho biết mỗi nước đã sơ tán trên 500 công dân nhiều nước khác nhau. Người dân địa phương cũng đã tranh thủ thời gian giao tranh tạm lắng để chạy khỏi nhà sau hơn một tuần bị kẹt lại. Họ lo ngại giao tranh tại Sudan sẽ trầm trọng hơn sau khi người nước ngoài rời đi.
Ấn Độ quan ngại G20 chệch ưu tiên giải quyết nạn đói nghèo Điều phối viên của Ấn Độ nhấn mạnh 200 triệu người trên thế giới đang sống dưới mức nghèo khổ, song cuộc xung đột ở Ukraine khiến thế giới bế tắc trong giải quyết tình trạng nghèo đói, nợ toàn cầu. Trẻ em xếp hàng nhận bữa ăn do Chương trình Lương thực Thế giới tài trợ tại Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo...