19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lỗ lũy kế tới 24.000 tỷ đồng
19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24 nghìn tỷ đồng, riêng Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là 20.687 tỷ đồng.
Báo cáo Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết, các doanh nghiệp khối này có tổng vốn chủ sở hữu là 1.112.445 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2013.
Số vốn góp của Nhà nước tại 15 tổng công ty nhà nước đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2014 là 63.987 tỷ đồng.
Khối tập đoàn có doanh thu lớn
Các con số đều theo báo cáo hợp nhất, năm 2014 tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đạt 1.572.050 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Còn các công ty mẹ, tổng doanh thu đạt 852.212 tỷ đồng, tăng 8%.
Về lỗ lũy kế, sau Vinalines là Tổng công ty Lương thực miền Nam với 1.125 tỷ đồng.
Báo cáo nêu rõ, tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản bình quân là 0,56 lần và tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,41 lần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 2%.
Cụ thể hơn, Chính phủ cho biết mức doanh thu lớn tập trung chủ yếu ở khối tập đoàn.Trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đạt 381.359 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam 209.241 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội đạt 193.003 tỷ đồng.
Doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là 80.205 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng không Việt Nam đạt 70.611 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đạt 68.495 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt 41.234 tỷ đồng và Tổng công ty Viễn thông Mobifone đạt 36.258 tỷ đồng.
Doanh thu tăng trưởng 2% nhưng lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty giảm 2%, đạt 175.569 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 16%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản năm 2014 là 6,3%.
Chính phủ cho biết, sau quá trình tái cơ cấu, bước đầu một số doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp lỗ lũy kế của các năm trước như Tổng công ty Cà phê Việt Nam đạt 80 tỷ đồng; Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện -VTC đạt 77 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 70 tỷ đồng…
Lỗ phát sinh gần 5.000 tỷ
Vẫn theo báo cáo hợp nhất của 10 tập đoàn, tổng công ty (bao gồm số lỗ phát sinh của công ty mẹ và công ty con của tâp đoàn, tổng công ty) là 4.901 tỷ đồng. Còn lỗ phát sinh theo báo cáo của công ty mẹ là 1.753 tỷ đồng.
Có 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng và 10 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.891tỷ đồng, Chính phủ thông tin.
Đứng đầu cả lỗ phát sinh (3.179 tỷ đồng) và lỗ lũy kế (20.687 tỷ đồng) là Vinalines.
Một số doanh nghiệp được nêu trong danh sách lỗ phát sinh là Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực miền Nam 873 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng ông nghiệp 31 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty 15 – Bộ Quốc phòng 181 tỷ đồng; Công ty mẹ – Công ty TNHH một thành viên Haprosimex – Hà Nội 283 tỷ đồng.
Với lỗ lũy kế, sau Vinalines là Tổng công ty Lương thực miền Nam với 1.125 tỷ đồng; Tổng công ty 15 – Bộ Quốc phòng (569 tỷ đồng), Công ty TNHH một thành viên Haprosimex – Hà Nội (500 tỷ đồng), Tổng công ty Sông Đà (413 tỷ đồng)…
Năm 2014, tổng các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước đạt 250.857 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện năm 2013, báo cáo nêu rõ.
Từ các số liệu này, Chính phủ đánh giá, kết quả hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty chưa cao. Có tập đoàn, tổng công ty báo cáo hoạt động của công ty mẹ có lãi, nhưng báo cáo hợp nhất vẫn bị lỗ và lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất đến thời điểm hết năm tài chính 2014 còn cao hơn thời điểm hết năm tài chính 2013.
Phân tích theo lĩnh vực, Chính phủ cho rằng xây dựng, kinh doanh bất động sản còn gặp khó khăn. Hầu hết hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty đều dựa trên vốn vay.
Song thông qua giải pháp hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tín dụng cho vay mua nhà đã giảm thiểu chi phí tài chính, chi phí lãi vay cho doanh nghiệp hỗ trợ thị trường bất động sản hồi phục tích cực và có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đối với lĩnh vực dầu khí, báo cáo cho biết, giá dầu suy giảm mạnh từ tháng 10/2014 nên tình hình thu ngân sách gặp khó khăn. Tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch tất cả các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính và sản xuất, kinh doanh năm 2014 với sản lượng khai thác quy dầu tăng 4,3% so với năm 2013.
Nhưng xét theo số liệu báo cáo hợp nhất của toàn tập đoàn các chỉ tiêu đều giảm nhẹ. Cụ thể, doanh thu giảm 6%, lợi nhuận trước thuế giảm 4%, số phát sinh phải nộp ngân sách giảm 1% so với thực hiện năm 2013./.
Theo VnEconomy
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Cổ phiếu đầu cơ trở lại
Tuần qua (từ ngày 9-13/11), sau những phiên điều chỉnh đầu tuần, thị trường đã lấy lại đà tăng ở những phiên cuối tuần khiến hai chỉ số không có nhiều biến động. Bên cạnh sự phân hóa của nhóm cổ phiếu bluechip, các mã đầu cơ hấp thụ các tin tốt đã bước vào trường đua khá tốt.
Cụ thể, ấn tượng trên sàn HOSE tuần qua là OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương.
Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên tăng trần vào đầu tuần đã đẩy giá OGC từ 2.600 đồng/Cp lên 3.200 đồng/Cp, tương ứng tăng hơn 23% đứng ở vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần.
Bên cạnh đà tăng mạnh về giá, thanh khoản của OGC cũng khá đột biến, với những phiên khớp lệnh lên đến hơn chục triệu đơn vị cùng lượng dư mua trần chất đống hơn chục triệu đơn vị. Cả tuần, thanh khoản của OGC đạt 55,71 triệu đơn vị, tương ứng trung bình đạt 11,14 triệu đơn vị/phiên.
Nguyên nhân giúp OGC có những bứt phá ngoạn mục trong tuần qua chính là thông tin khả quan về kết quả kinh doanh quý III/2015. Cụ thể, nhờ việc bán dự án Blue Star, OGC đã báo lãi ròng hơn 1.500 tỷ đồng trong quý III và lũy kế 9 tháng lãi ròng 1.432 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đề ra cả năm.
Bên cạnh OGC, bảng xếp hạng còn có sự góp mặt của cổ phiếu thị trường khác với những đóng góp lớn cho thanh khoản thị trường là FLC của CTCP Tập đoàn FLC.
Tuy không được như kỳ vọng của nhà đầu tư, nhưng với thông điệp Chủ tịch HĐQT FLC Trịnh Văn Quyết đưa ra đã giúp cổ phiếu này tăng khá mạnh.
Với 4 phiên tăng, trong đó phiên đầu tuần tăng trần và duy nhất phiên giữa tuần ngày 11/11 giảm điểm đã kéo giá cổ phiếu FLC từ 7.000 đồng/Cp lên 8.100 đồng/Cp, tương ứng mức tăng trưởng 15,71% và đứng ở vị trí thứ 6 của bảng xếp hạng. Đồng thời, thanh khoản của FLC cũng tăng mạnh với khối lượng khớp lệnh cả tuần lên tới hơn 81 triệu đơn vị, tương ứng trung bình đạt hơn 16,2 triệu đơn vị/phiên.
Tuy nhiên, TNT của CTCP Tài nguyên là quán quân của tuần với mức biến động 32,62% khi có 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó 3 phiên cuối tuần tăng trần.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HOSE
Mã
Ngày 13/11
Ngày 6/11
Biến động (%)
TNT
18.7
14.1
32,62
COM
52
Video đang HOT
40
30
OGC
3.2
2.6
23,08
HTL
163
134
21,64
VLF
1.4
1.2
16,67
DAG
13.8
11.9
15,97
FLC
8.1
7
15,71
SHI
15.9
13.8
15,22
SVC
33.7
29.4
14,63
CTD
140
123
13,82
Ở chiều ngược lại, AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Trải qua 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 2 phiên giảm sàn khiến giá cổ phiếu AGM lùi về mức 8.100 đồng/Cp, với mức biến động giảm 17,35%.
Thanh khoản của AGM cũng không có nhiều biến động khi tình trạng ảm đạm vẫn tiếp diễn. Các phiên chỉ khớp lệnh vài trăm đơn vị. Cả tuần, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 2.540 đơn vị.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2015, AGM đạt 453,42 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 14,71% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 7 triệu đồng, giảm tới 99,35% so với cùng kỳ.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE
Mã
Ngày 13/11
Ngày 6/11
Biến động (%)
AGM
8.1
9.8
-17,35
LDG
13.5
16.3
-17,18
ELC
22
26
-15,39
VSI
13.5
15.8
-14,56
PNC
11.5
13.3
-13,53
TNA
33
38.1
-13,39
DTA
4.3
4.9
-12,25
LGC
21.7
24.5
-11,43
DHM
4.7
5.3
-11,32
DIG
10.5
11.6
-9,48
Trên sàn HNX, L43 của CTCP Lilama 45.3 là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Với 5 phiên tăng liên tiếp đã kéo giá cổ phiếu L43 từ mức 4.800 đồng/Cp lên 6.600 đồng/CP, tương ứng tăng 37,5%.
Tuy nhiên, thanh khoản của L43 vẫn duy trì trạng thái èo oạt. Tất cả các phiên giao dịch trong tuần chỉ chuyển nhượng thành công 100 đơn vị.
Nguyên nhân giúp giá cổ phiếu L43 tăng đột biến là không có. Trong hơn nửa tháng qua, Công ty không đón nhận thêm thông tin mới nào.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2015, L43 đạt doanh thu 51,4 tỷ đồng, giảm 18,4%; lợi nhuận sau thuế chỉ gần 52 triệu đồng, giảm 40,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, L43 ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế hơn 130 triệu đồng, giảm gần 49% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, cũng góp công tô điểm vẻ đẹp cho nhóm cổ phiếu thị trường, trong bảng xếp hạng này đã đón nhận cổ phiếu SHN của CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội. Cổ phiếu này cũng đã liên tiếp tăng 4 phiên đầu tuần và đứng giá phiên cuối tuần với mức biến động tăng 14,42% và đứng ở vị trí thứ 9 của bảng.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HNX
Mã
Ngày 13/11
Ngày 6/11
Biến động (%)
Cụ thể, SJC đã đứng giá 2 phiên và 3 phiên giảm, trong đó có 2 phiên giảm sàn đã kéo giá cổ phiếu này từ mức 5.100 đồng/Cp xuống mức 3.900 đồng/CP, tương ứng giảm 23,53%. Thanh khoản của SJC cũng nhỏ giọt khi hầu hết chỉ khớp 100 đơn vị, đặc biệt phiên sôi động nhất vào cuối tuần chỉ đạt 1.800 đơn vị.
Theo báo cáo tài chính quý III/2015 vừa công bố, Công ty đạt doanh thu thuần xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái, hơn 2,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 263 triệu đồng, giảm 11,7% so với cùng kỳ.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HNX
Mã
Ngày 13/11
Ngày 6/11
Biến động (%)
SJC
3.9
5.1
-23,53
TNG
21.1
27.2
-22,43
HGM
36
44.1
-18,37
B82
8.2
9.9
-17,17
SGC
34.9
42
-16,91
PTS
5
6
-16,67
DC4
5.8
6.9
-15,94
TTZ
6.5
7.6
-14,47
HJS
13.7
16
-14,38
KHL
1.4
1.6
-12,5
Thanh Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/11 Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/11 của các công ty chứng khoán. CMG: Khuyến nghị theo dõi CTCK BIDV (BSC) Trong 6 tháng năm tài chính 2015 - 2016, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG - sàn HOSE) đạt doanh thu thuần 1.641,9 tỷ đồng ( 10,91% so với...