19 đơn thuốc dùng muối ăn chữa bệnh
Muôi ăn vi măn, tinh han, không đôc, vao ba kinh thân, tâm va vi, co công dung, ta hoa, thanh tâm, lương huyêt, giai đôc, nhuân tao… dùng để chữa nhiều bệnh.
Ảnh minh họa
Muôi ăn gôm hai yêu tô quan trong: natri va clo ma môi chât co môt vai tro quan trong trong sư chuyên hoa tông quat. Vi như, natri co anh hương đên sư duy tri dư trư kiêm, trong khi clo lai gop phân trong viêc sinh tông hơp axit chlorhydric cua da day. Muôi rât cân cho cơ thê, môi ngay nhu câu vê muôi ăn xê dich trong khoang 5-10g. Y hoc hiên đai thương dung muôi dươi dang tinh khiêt đê pha chê dich truyên đăng trương hoăc ưu trương đê tiêm, truyên tinh mach hoăc rưa vêt thương.
19 đơn thuốc dùng muối trị bệnh
Theo y dươc hoc cô truyên, muôi ăn vi măn, tinh han, không đôc, vao ba kinh thân, tâm va vi, co công dung, ta hoa, thanh tâm, lương huyêt, giai đôc, nhuân tao, dân cac thuôc khac vao kinh lac, thương đươc dung đê chưa cac trương hơp nhiêt kêt trong da day va ruôt, trong ngưc co đơm tich, tao bon, đau hong, đau răng, răng lơi xuât huyêt, đau măt đo, gây nôn mưa, chưa ha bô lơ loet, trung đôc căn… Co nhiêu đơn thuôc dung muôi ăn đê chưa bênh như
Họng sưng đau: Cô hong sưng đau dung muôi ca hat ma ngâm, hêt hat nay đên hat khac hoăc dung toi gia nho trôn vơi nươc muôi ma ngâm va suc miêng nhiêu lân.
Đau răng: Răng lơi sưng đau va răng lung lay dung muôi pha vơi nươc chin ngâm nhiêu lân trong ngay.
Đau bụng: Đau bung do lanh dung muôi rang cho nong, boc vao vai chươm rôn va nơi đau.
Ho: Ho do cam dung muôi bo vao mui chanh rôi ngâm cho tan dân.
Chảy nước mắt: Dung muôi pha vơi nươc chin thanh dung dich muôi loang đê rưa măt.
Tụ máu: Bi bâm giâp tu mau dung muôi ăn trôn vơi môt chut dâu khuynh diêp đăp lên tôn thương, môi ngay 2 lân.
Video đang HOT
Viêm họng: Dung muôi ăn pha vơi nươc sôi, đê con âm, suc hong moi ngay 5-7 lân.
Bỏng: Bong nhiêt dung môt it muôi tinh hoa vơi dâu vưng bôi lên nôt phong tao cam giac mat diu, giam đau, tiêu sưng khiên tôn thương mau lanh, môi ngay bôi 2-3 lân.
Nhức đầu: Nhưc đâu do cam năng dung môt it muôi pha vơi nươc thanh dung dich muôi nhat như nươc canh, uông vai hơp đân dân cho đên hêt. Mũi chảy máu: Chay mau mui dung bong gon nhung nươc muôi nhet vao lô mui, rôi uông thêm môt ly nươc muôi loang.
Tóc rụng: Rung toc do nâm toc va nâm da đâu dung nươc muôi gôi đâu, xa lai băng nươc sach, sau môt thơi gian se đơ.
Tao bon: Sang sơm khi bung đoi uông môt ly nươc muôi loang âm, dung thương xuyên rât tôt cho đương ruôt va tao bon kinh niên.
Tai ù: Dung muôi rang nong cho vao tui vai âp lên quanh vung tai trong 10 phut, môi ngay lam 2 lân.
Hôi nách: Dung muôi rang nong cho vao tui vai cha vao nach đên khi nguôi, môi ngay 2 lân.
Đau nhức chân tay: Chân tay đau nhưc do tê thâp dung muôi ăn xoa xat chô đau nhưc cho âm lên, lam trươc khi đi ngu trong 5-10 ngay.
Ngứa da: Ngưa da ngươi gia dung muôi ăn co đô măn cao, gia nhuyên, xoa xat môi ngay 1 lân trươc khi ngu tôi.
Ngộ độc: Dung 1 muông canh muôi ăn pha trong 1 ly nươc cơ 100 ml, cho uông 1-2 lân, sau đo ngoay hong cho nôn hêt thưc ăn trong da day ra, rôi tuy theo mưc đô va loai ngô đôc khân trương đưa đên cac cơ sơ y tê gân nhât đê tiêp tuc chưa tri…
Đau xương khớp: Cac chưng đau cô, đau vai, đau lưng, đau thân kinh toa…dung muôi sao nong vơi ngai cưu chươn vao vung đau 1-2 lân trong ngay.
Mất ngủ: Dung nươc muôi nong ngâm chân trong 15-20 phut trươc khi ngu tôi.
BS Khánh Hiển (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)
13 động tác siêu đơn giản giúp bạn tránh xa bệnh tật
Con người ngày càng mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Để phòng ngừa bệnh tật, chuyên gia sức khỏe kiến nghị mọi người thực hiện 13 động tác đơn giản dưới đây.
1. Gõ răng: là chỉ hai hàm răng trên dưới gõ vào nhau ở mức độ vừa phải, có nhịp, tạo ra âm thanh, làm liên tục trong khoảng 100 đến 1000 lần, sau đó cuốn đầu lưỡi lên rồi đưa sâu vào trong cổ họng, sẽ kích thích làm cho nước bọt trong khoang miệng phân tiết ra nhiều, khi đã đầy miệng thì từ từ nuốt xuống. Hành động này có lợi trong việc sửa chữa răng, giúp tiêu hóa, nuôi dưỡng thận và điều chỉnh năm cơ quan nội tạng.
2. Kéo dái tai: Vùng dái tai hoặc viền vành tai được xem là nơi có các huyệt vị kết nối với đầu, não và khuôn mặt, có sự liên quan chặt chẽ đến phần đầu. Thường xuyên kéo dái tai có tác dụng làm đẹp, dưỡng nhan, tăng cường thính giác, ngăn ngừa suy nhược thần kinh, đau đầu. Mồi lần kéo dái tai từ 30- 50 lần.
3. Xoa mắt: Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt), xoa 50-100 lần theo chiều kim đồng hồ, tiếp đó xoa 50-100 lần ngược chiều kim đồng hồ, sau đó uốn nhẹ ngón trỏ và nhẹ nhàng gõ vào hốc mắt khoảng 10 ~ 20 lần. Hành động này có thể thúc đẩy lưu thông máu quanh mắt, tăng cường thị lực và tỉnh táo.
4. Xoa mũi: Đặt đầu ngón tay trỏ của cả hai bàn tay vào huyệt Nghinh Hương (huyệt nằm ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm (nên cười để làm hiện rõ rãnh này), ấn massage khoảng 50-100 lần. Hành động này có thể giúp giảm nghẹt mũi, thông mũi và giảm đau răng.
5. Xoa mặt: Xoa nóng hai lòng bàn tay vào nhau, sau đó dùng hai tay vuốt dọc từ mũi lên trán, đụng đến chân tóc rồi vòng qua hai bên mặt, làm khoảng từ 20- 40 lần. Động tác này có thể làm cho da mặt mềm mại và mịn màng, tăng cường khả năng chống gió và lạnh, ngăn ngừa tê liệt dây thần kinh mặt, viêm nướu và hạ huyết áp, giúp tinh thần tỉnh táo.
6. Chải tóc: Hơi xòe năm ngón tay, gập cong ngón tay giống như chiếc lược, tập trung vào ngón giữa, chải ngược từ trán ra sau đầu, thực hiện 30 - 50 lần liên tiếp. Động tác này có thể giúp tăng cường trí nhớ, tăng tốc lưu thông máu và cải thiện việc cung cấp oxy máu cho các tế bào não.
7. Bài tập cổ: Cách đơn giản nhất để phòng và chữa bệnh là hãy tập xoay cổ hàng ngày. Bạn nên từ từ ngửa cổ ra sau hết cỡ, sau đó lại cúi đầu xuống hết cỡ. Nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện việc này trong 3-5 phút sẽ vô cùng hiệu quả. Thực hiện bài tập với tốc độ chậm, mỗi thao tác từ 8-10 lần. Toàn bộ các động tác có thể giúp loại bỏ sự mệt mỏi của cột sống cổ và vai, cải thiện lưu thông máu ở cổ và vai, và giữ cho đầu óc minh mẫn.
8. Vặn hông, xoay người giúp xương chậu ổn định: Nhiều người bị đau vùng lưng, thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh liên quan ở vùng chậu. Trong trường hợp này, thực hiện động tác vặn và xoay hông có thể giúp xương chậu ổn định.
Thực hiện động tác vặn hông này rất đơn giản, chỉ cần đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai, xoay đánh hông sang phải rồi lại sang trái, quay tròn, giúp cho vùng thân giữa được kích hoạt, khí huyết và kinh mạch lưu thông dễ dàng. Thực hiện khoảng 10 lần. Người trẻ có thể làm tốc độ nhanh, người cao tuổi nên làm chậm hơn. Không nên thực hiện khi vừa ăn no.
9. Massage rốn: Đặt tay lên bụng dưới lấy rốn làm trung tâm. Xoay theo chiều kim đồng hồ trước rồi xoay ngược chiều kim đồng hồ khoảng 300 lần. Động tác này có dụng tốt đối với người bị táo bón mãn tính và khó tiêu.
10. Masage gáy: Dùng tay chà gáy từ trái qua phải và ngược lại, làm động tác này khoảng 50 lần. Thường xuyên thực hiện động tác để khí huyết được lưu thông lên não một cách dễ dàng.
11. Vuốt cổ: Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt từ xương quai hàm xuôi xuống cổ. Lưu ý không vuốt ngược lại. Có tác dụng làm thông vùng khí quản, chống viêm họng, ho, không vướng đờm.
12. Nâng chân: Cách thực hiện đơn giản, bạn ngồi và giơ thẳng chân lên, giữ trong vòng 5-10 giây rồi hạ xuống. Giơ từng chân một, sau đó giơ cả 2 chân cùng lúc. Khí huyết và kinh mạch vùng chân sẽ được chăm sóc và lưu thông dễ dàng hơn. Động tác này giúp thư giãn cơ bắp, hạn chế chuột rút, tốt cho vùng cơ bụng, giảm mỡ bụng, thon gọn vòng 2, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa cục máu đông.
13. Kiễng gót chân: Cách đơn giản nhất để thực hiện động tác này là đứng thẳng, kiễng gót chân lên xuống theo nhịp đều đặn. Thả lỏng vai và cánh tay, nhẹ nhàng thực hiện việc nhón chân trong ít phút, tùy theo thời gian rảnh rỗi của bạn. Kiễng chân có thể kích thích các cơ bắp gót chân, bàn chân, bắp chân, cải thiện chứng đau gót chân và khó chịu vùng chân. Tập dài hạn cũng giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, tăng cường chức năng tiểu não.
Hà Vũ (Dịch theo aboluowang)
Theo vietnamnet
Những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh tim Nhiều bệnh nhân tim mạch thường thấy xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường của cơ thể nhưng dễ chủ quan bỏ qua các triệu chứng ban đầu nhưng rất quan trọng này. Ảnh minh họa: Internet Mắt Trong lòng trắng của mắt nếu có sự xuất hiện của các đốm đen hoặc màu sắc khác, là do khí huyết trong cơ...